Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Copy & Paste

ÔI GIÀN THIÊN LÝ
Khi xưa ta trẻ ta nghèo
Giờ tiền rủng rỉnh nó teo mất rồi
Vợ ta lo đứng lo ngồi
Chạy tìm phương thuốc phục hồi chức năng
“Thôi em đừng có lăng xăng
Qua cô hang xóm nó “căng” tức thì….”
Vợ ta chép miệng “hèn chi”
Mấy cha hang xóm (cứ) lì lì… qua đây !
Lời bình:
Tưởng giàn thiên lý rất xa
Ngờ đâu thiên lý rất là…. cạnh bên.
Ông diễm châu (*) khi sống bảo:
-chết là hết!
Tôi thì rụt rè phát biểu:
-chết vì ăn
-là cái chết băn khoăn!
Chết vì tình
-là cái chết thình lình!
Chết vì ngu
-là cái chết ruồi bu!
Chết vì no
-là cái chết trời cho!
Chết vì đói
-là cái chết tươi rói!
Chết vì ngoan
-là cái chết rất oan!
Chết vì tiền
-là cái chết thật phiền
Chết vì “đồn”
-là cái chết rất ồn
Chết vì "ồn " (tự ý đục bỏ một mẫu tự)
-là cái chết rất khôn!

(*) thi sĩ,dịch giả
Trên bàn thờ nhà tôi
Có mấy cha lạ hoắc
Tôi chẳng biết là ai
Cũng không thèm thắc mắc
Lớn lên tôi hỏi mẹ
“chàng …bố của con đâu?”
Mẹ cười rưng nước mắt
Không nói chỉ xoa đầu
Bây giờ tôi thắc mắc
Mấy thằng cha lạ hoắc
Có phải bố tôi đâu
Sao nó ngồi chễm chệ
Khoe hói với khoe râu
Nó biết tôi là ai?
Da vàng mũi thì tẹt
Tôi biết nó là ai?
ở đâu đến bốc phét
mẹ tôi đã mất rồi
bàn thờ thì chật chỗ
tôi "dẹp mẹ" mấy thằng
nó đâu phải là bố
con mời mẹ lên đây
ngồi ngay vào chính giữa
chỉ có mẹ được thờ
giữa mùi thơm hoa huệ
mấy thằng lạ hoắc kia
không oán cũng không thù
gửi nhà thờ nghe kinh
gửi vào chùa nghe kệ
(giỗ mẹ lần thứ 17- 2005)
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên…(có bão chăng?)
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên….(áp thấp chăng?)
Đêm nay ta vẫn một mình nhớ con…( có thể có thêm cái chai )
Đêm nay ta lại một mình…
Nhớ con vội vàng trong nắng trưa …(trễ bus,trễ metro.)
Áo phơi trời đổ cơn mưa…( đi học sao lấy đồ vào được)
Bâng khuâng thương con không còn nhỏ…(21 rồi, lấy vợ dư sức)
Học xong khối đứa đón đưa…( bảnh giai thế kia)
Nhớ con giọt mồ hôi tóc mai…(để đầu đinh không tóc mai)
Gió sương huề cả hai vai…( vai 21 khó mòn)
Thương con mênh mông chân trời lạ (chỉ hồi mới qua thôi,giờ phố đèn đỏ chắc cũng biết)
lơ ngơ chốn xa xôi…( không chắc. giờ có khi đã có con quốc tịch Tây Tàu biết đâu chừng)
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên…(kệ nó!)
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên…(cũng kệ nó!)
Đêm nay ta vẫn một mình nhớ con…(nhiều người cũng thế!)
Đêm nay ta lại một mình…( với cái chai.lai rai...)
( Nhạc: Thanh Tùng- lời phụ chú: Thanh Kwan )
(Lượm lặt trên blog cũ của dotrungquan blog )

RẮM

Hồi mình còn nhỏ, mẹ hay đùa: rắm là một chất nổ không gây chết người mà lại giải tán được cả đám đông.
Rắm theo cách gọi của người miền Bắc, miền Nam gọi là địt (hay địch gì đó do cách phát âm), còn gọi một cách lịch sự, sạch sẽ là trung tiện. Thực ra rắm cũng chỉ là một phần của cơ quan tiêu hóa. Đánh rắm là để giải quyết nhu cầu đầy hơi, no bụng, dư chất mà thôi.
Nhà mình thì còn có cách gọi rắm khác nữa, mỗi lần mình đánh rắm, gấu mẹ vĩ đại nhà mình gọi là đánh tô-ma-hốc. Mình thì đếch biết tên tô-ma-hốc này bắt nguồn từ đâu. Nghe gấu nhà mình nói là do mẹ vợ mình phát ngôn đầu tiên và được lưu truyền tới bây giờ, thời gian phát ngôn thì chịu.
Nhà mình mà nói về khả năng rắm rít có lẽ mình vô địch, hiện chưa có đối thủ. Khả năng này không phải tự nhiên mà có mà là phải do luyện tập và cũng là do truyền thống gia đình. Ông gìa mình mà thả bom thì thôi rồi, cứ gọi là vô địch, nghe rất đã tai, nổ vang và giòn giã, tiếng nào chắc tiếng nấy. Đặc biệt là không hề có mùi. Cứ gọi là trong suốt, không màu, không mùi, không vị (giống nước tinh khiết vậy trời).
Mình cũng được thừa hưởng khả năng đó của ông cụ nhưng có vẻ biến hóa đa dạng và phong phú hơn. Mình mà thả bom thì khỏi chê, chất lượng còn có phần nhỉnh hơn ông cụ. Âm thanh vang dội, lúc trầm lúc bổng, lúc chắc nịch khi thì nhẹ nhàng, nói chung là khá đặc biệt (con hơn cha là nhà có phúc mà). Ngoài âm thanh tuyệt hảo còn kết hợp với hương thơm khá là quyến rũ và đặc trưng (đấy là vợ mình bảo thế, chứ mình biết đéo gì về hương thơm này chứ). Không phải lúc nào cũng có hương thơm, lúc thì trong suốt tinh khiết, khi thì thơm lừng trứng quốc (thế mới hay). Vui thì mình có thể thả cả đàn, buồn thì có thể từng đôi chim bay đi, phấn khởi thì có thể bắn tiểu liên cho vui cửa, vui nhà. Đặc biệt là mình có thể điều chỉnh được âm thanh (còn gọi là volume) một cách linh hoạt.
Vợ mình cứ hay đùa là hay anh mở trung tâm đào tạo oánh rắm, tổ chức thi cử, cấp giấy chứng nhận, tổ chức sân chơi giải thưởng nhắn tin bình chọn qua tổng đài giống mấy gameshow trên ti vi để kiếm thêm thu nhập, cũng muốn lắm nhưng không sắp xếp được thời gian, đành hẹn khi khác vậy (ke ke).
Vợ mình thì cái khoản rắm rít này rất kém, thà khỏi oánh thì thôi, âm thanh chất lượng rất tệ, miễn bàn.
Cu Bi nhà mình thì rất khá, mới có 16 tháng tuổi mà khả năng rắm rít có vẻ sau này tiến rất xa. Mới 3 tháng tuổi cu đã biết oánh rắm theo kiểu tiểu liên, 6 tháng tuổi cu đã biết bắn theo kiểu đại bác mà tốc độ nổ của nó cứ gọi là thần tốc giống kiểu Quang Trung đại phá quân Thanh (kinh chưa). Cứ cái đà này không khéo thời gian ngắn nữa thôi cu cậu vượt mình cũng nên (haiz …).
Cuối tuần lan man, vớ vẩn nói chuyện linh tinh cho vui.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

MẶN NỒNG ĂN CHAY

  • Anh hay lang thang đọc blog, nay đọc được bài tuy đã cũ nhưng thấy cũng hay trên blog Nói thật nên copy về đây.


Dạo này có nhiều người rủ đi ăn chay quá. Hôm nay cũng vậy, nhằm ngày mùng một, sáng sớm mở mắt ra có người gọi điện hỏi “Ăn sáng đồ chay nhé?’. 11 giờ trưa việc còn đang ngổn ngang, đã nghe điện thoại réo rắt “Cơm chay không?’. Chay thì chay, làm cái gì mà mặn nồng lên thế?
Sài Gòn vậy mà không tìm ra được chỗ ăn chay nào lý thú. Việt Chay trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm thoáng đẹp, chỗ ngồi dễ chịu, là “máy chém” dân nhà giàu a dua, không hề dấu giếm, ông chủ nói thế. Mai mốt, nghe nói, sẽ có seri nhà hàng chay Cung Đình, chém còn kinh hơn. Mấy quán chay trên đường Võ Thị Sáu, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đình Chiểu đông dã man, ngồi vào đó ăn chay mà chen vai thích cánh va cùi chỏ trong cái nóng trưa Sài Gòn ngùn ngụt, vớ vẩn không khéo lại thành ra nhen lửa sân hận, thiêu rụi cả rừng công đức (mới trồng).
Thấy cái sự ăn chay càng ngày càng không đơn giản. Có bà nấu nướng đồ mặn cho chồng con đàng hoàng, riêng mình lại mang vào bàn ăn một chén muối vừng rang mặn hoặc hai, ba mảnh đậu phụ nhạt lách, kèm vẻ mặt thoát trần uy nghi, khiến chồng con gắp miếng thịt lên mà ăn với một cõi lòng dằn vặt. Lại có người nghĩ ăn chay là cách mang lại phước lộc, lòng dạt dào hy vọng khi chan chan gắp gắp món canh rau nấu muối không màu không mùi không vị. Có người lên lịch ăn chay nghiêm cẩn như một thứ nghi lễ tu tập, lỡ phải cùng khách ăn mặn trúng lịch ăn chay, bèn lấy làm buồn khổ như thể thầy tu phá giới, vô tình oán thán vị khách mặn. Lại có người tiện dịp thì chay, không thì mặn, chẳng lấy đó làm điều…
Tôi đọc trong Đạo gì? của thầy Thích Trí Siêu (hoặc là Hòa thượng, Giáo sư, gọi tùy người), thấy cái mạch ý sáng rõ, đơn giản này về ăn chay, ăn mặn.
” Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”.
Một dịp khác, có một thầy Việt Nam đi cùng Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật”. Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”. Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: “Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay” thì họ bẻ lại ngay: “Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?”.
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi, phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác.
Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.
Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân đầu Lô Phả La Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.
“Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối”. Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.
Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.
Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).
Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.
Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:
1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.
Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.
Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”.
Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.
Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).
Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: “Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?”. Thrangou Rinpoché trả lời:”Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?”.
Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau mà dành phần thắng về mình.
Như vậy ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu “bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ tại nghiệp. Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.
Thức ăn tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v… Ăn quá no cũng được xem là tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v… Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.
Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v…
Người ăn chay nên ăn những thức ăn sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.”
Thế. Mai cứ rủ tôi đi ăn nữa nhé. Chay hay mặn đều ok.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Nhố nhăng

 Đọc bài phỏng vấn em Ngọc trinh này, đọc xong cười bể bụng mất. Người phỏng vấn thì chợ búa ác ý, người trả lời thì thật thà ngô ngê


Mình thì vẫn nghĩ "khôn ngoan chẳng lọ thật thà", ngu mà cứ cố làm ra vẻ nguy hiểm thì còn tệ hơn. Đọc xong thấy Ngọc Trinh cũng đáng yêu, ít nhất là hơn hẳn cái bạn đi phỏng vấn mà cài người ta để lấy chuyện giật gân bán báo. Thấy quá thương phận hồng nhan ở VN. Xinh đẹp ít chữ ở nước ngoài đã dễ chuân chuyên, ở VN thì càng lành ít dữ nhiều
Bài phỏng vấn này dài, trích lại vài đoạn thú vị ....
........

Ngọc Trinh xuất hiện trước cửa Le Club Bar (Sofitel Metropole, Hà Nội) trong chiếc áo ba lỗ đơn giản tới mức phô diễn trọn vẹn vòng một gợi cảm, chiếc juýp xanh ôm sát hông uyển chuyển lắc theo những bước đi của cô. Không hẹn mà hàng trăm con mắt của mọi giới trong phòng đổ về phía cô.
Trinh đi thẳng đến trước mặt tôi, nở một nụ cười còn xém vị ngô nghê, (thế đếch nào là cười xém vị ngô ngê, đúng là bình phẩm ba vạ !!)  giọng nói cất lên đặc sệt vùng Trà Vinh khi cô phàn nàn về giao thông Hà Nội.
Cô ngắc ngứ, bật khóc trước một câu hỏi rất dễ của tôi. Chừng 15 phút chỉ ngồi khóc do … khớp ấy, Trinh mới dần đi vào câu chuyện. Thế nhưng, nước mắt lại mặn bờ môi trong lời tâm sự của cô.
 - Tại sao cô lại chọn cho mình một con đường riêng biệt, đầy rẫy thị phi và hình ảnh … (xin lỗi) có phần rẻ mạt?
- Tôi thấy rất tự tin về body của mình. Tôi cũng nhìn dáng của những người mẫu rồi, không phải ai cũng được nuột nà như tôi. Ví dụ khi mặc đồ kín thì 2 cô người mẫu đều đẹp như nhau, nhưng khi cởi đồ chỉ còn đồ lót thì sẽ có 1 cô đẹp còn 1 cô xấu.
 (đúng ra Ngọc Trinh nên đứng lên và đi ngay từ câu hỏi này, khổ thân cho bé không ngửi được ra vị (thối) của người đối diện mình)

Bản thân nhiều cô người mẫu da trắng nhưng trắng không đều, cho dù họ có đi tắm trắng hay dưỡng da như tôi. Còn riêng tôi lại trắng đều từ trên xuống dưới, từ trước ra sau chỗ nào cũng một mầu da như vậy hết, ngay cả vòng 3 là nơi dễ nứt hay nhăn da nhất thì cơ thể tôi vẫn rất ổn định. Tôi tự tin nhất với vòng mông và eo của mình, còn ngực thì bây giờ nhiều người có, hoặc họ làm lại nên mình cũng thấy nhiều.
 




Nhớ lại gia đình chỉ thấy nghèo là nghèo, những bữa cơm ăn không đủ no, ngủ mà trời mưa phải lấy thau hứng tùm lum, ba mẹ cứ phải bắc thang lên luồn những bọc ni-lông để cho khỏi nhiễu (mưa dột)

- Tỉ lệ phụ nữ tỉnh Trà Vinh làm gái mại dâm, kết hôn với người nước Đài Loan, Hàn Quốc khá cao, bản thân chị có những suy nghĩ “tặc lưỡi” … trả hiếu ba mẹ không?
(câu hỏi này cực bố láo, nếu mình là Ngọc Trinh thì cho bạn phỏng vấn này cái guốc vào mặt ngay, đèo mịa )

- Không!  Mấy người bạn cũng rủ tôi lên Sài Gòn làm gái massage, nhưng tôi không làm. Lúc đó gia đình tôi rất nghèo, với ba mẹ của những người khác thì bắt con mình đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc nhưng ba mẹ tôi không hề.

Chuyện con gái quê tôi lấy chồng nước ngoài chỉ khi ba mẹ muốn, ba mẹ họ khóc lóc trước mặt, nói: “Con lấy đi, ba mẹ khổ quá rồi” thì họ phải lấy thôi. Nhưng ba mẹ tôi nói: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm. Ba mẹ cực khổ mấy cũng được.”


 - Có bao giờ chị tự hỏi, tại sao mình không bị “sảy chân” … làm gái không?

Ngọc Trinh: - Có chứ! Con gái mới lên Sài Gòn nhiều cạm bẫy lắm nhưng không biết sao tôi lại vậy. Tại sao trong đầu tôi luôn có ý nghĩ là mình phải tốt hơn những đứa bạn ở quê mình, và tôi tin là cuộc đời sẽ đối tốt với tôi, cũng có thể mẹ tôi thiêng, phù hộ cho tôi.

Giờ mỗi lần về quê, mọi người nể tôi lắm. Tôi còn nhỏ không cần phải lấy chồng Đài Loan mà vẫn lo được cho ba mẹ, vẫn xây nhà cho ba mẹ ở nữa.
Yêu tôi tốn kém lắm chứ bộ!

- Hiện giờ chị vẫn giúp đỡ tiền bạc cho gia đình mình?
- Cũng chỉ gửi cho ba mẹ 5 hay 10 triệu thôi, vì mỗi lần người trong gia đình bị bệnh là tôi lo hết rồi, số tiền này chỉ là tiền ba mẹ ăn xài ở dưới quê.

Còn các anh chị mình, tôi tạo cho mỗi người một công việc. Chị ba bán shop đồ, anh tư làm tiếp thị cà phê, anh hai tiếp thị nhớt, nói chung là đủ sống. Nếu con cái anh chị bệnh thì họ tôi cũng phải giúp.

Làm nghề người mẫu cũng thất thường, có khi 1 tháng tôi trúng show chụp hình đồ lót, đi tiệc… thì 1 tháng kiếm được 7, 8 ngàn đô nhưng có tháng thì không. Cũng tại tôi không đi diễn trên sàn catwalk, chỉ chụp hình thôi. Nhưng nói chung, cuộc sống của tôi có bạn trai giúp đỡ.


- Bạn trai chị có giúp chị xây nhà cửa cho ba mẹ chị không?

- Tất nhiên chứ! Bấy giờ tôi làm sao có đủ tài chính để lo được hết tất cả những thứ đó.

- Chị và bạn trai hiện tại yêu nhau lâu chưa?

- Người yêu mới thì khoảng 1 năm nay thôi. Tôi may mắn vì cứ yêu một ai thì họ lại giúp đỡ tôi 1 phần nào đó. Nói chung, những người bạn trai đến với tôi đều đồng cảm với sự thiếu thốn và nghèo khó của gia đình, họ đều giúp đỡ tôi.
Chị quen bạn trai hiện tại như thế nào?


Một lần đi chơi với bạn rồi quen biết nhau, đơn giản lắm. Ảnh cũng hơn bốn mươi tuổi rồi. Khi đó, tụi tôi toàn nhắn tin, không gọi điện vì anh nói gì tôi cũng chỉ “yes or no” thôi.


Tôi có học tiếng Anh ngay từ lúc lên Sài Gòn nhưng lại không có năng khiếu về ngôn ngữ, gặp người lạ là bị khớp, không nói được. Tôi thấy mình nói gì bạn trai cũng hiểu, bạn trai tôi đùa: em nói chắc chỉ có mình anh hiểu chứ không ai hiểu hết. 


- Anh ấy yêu chị vì chị xinh đẹp, chân dài?


- Đó là điều đầu tiên. Tới bây giờ thì anh ấy nói vì tôi đáng yêu, nhìn ngu ngu khờ khờ quá. (hic, còn biết nói là yêu em vì cái gì nữa ?!)   Bạn trai tôi nói anh ấy yêu nhất khi tôi cố diễn đạt điều gì đó mà anh làm như không hiểu, xong rồi tôi cáu, tôi quơ tay chân loạn lên. Còn thì, anh ấy thấy tôi là người giản dị. Tôi không phải là một cô gái lúc nào cũng bắt bạn trai chiều, cái gì tôi làm được thì tự làm, đó là cái anh ấy thích ở tôi.


- Sao chị chọn đúng người đàn ông thành đạt để yêu vậy?


Nghèo chắc không yêu đâu. Nói đùa vậy nhưng đúng là tôi thích những người đàn ông chững chạc, bản lĩnh và thành đạt. Họ hiểu tâm lí và biết chiều. Ngay như những người đàn ông trẻ giầu có tôi cũng không thích vì họ không có chiều sâu.


Bạn bè tôi có bạn trai trẻ tuổi, cũng mua những đồ đắt tiền cho bạn gái nhưng tôi thấy họ chỉ coi bạn gái như một bình hoa, trang sức mà thôi. Họ chỉ thích tụ tập những nơi ồn ào, náo nhiệt như bar, vũ trường… Tôi thích 1 người tình cảm, thực sự thương tôi, hiểu, lo lắng cho gia đình tôi.


Có khi nào chị nghĩ những người đàn ông chững chạc kia cũng chỉ lợi dụng thoả mãn sắc đẹp của chị thôi không?


- Con gái đẹp bây giờ rất nhiều, nếu họ muốn chuyện đó thì chỉ cần bỏ tiền chút đỉnh ra là được mà. Yêu tôi tốn kém lắm chứ bộ, (câu này hơi ... bị ngu) nhưng tôi là người yêu ai thì yêu sâu đậm đàng hoàng, ai lo cho tôi thứ gì tôi đều biết ơn vì điều đó, chứ tôi không vì có một người đàn ông khác giầu có hơn, lo lắng cho mình tốt hơn thì mình lại bỏ họ. Tôi không phải là người đứng núi này trông núi khác. Tôi chỉ chia tay khi mối quan hệ tình cảm có vấn đề mà thôi.


Một ngày chị chi tiêu bao nhiêu tiền mà chị kêu “yêu chị tốn kém”?


Tiêu thì không nhiều, mỗi lần đi cà phê tôi chỉ đi với Quỳnh Thư và anh Tiệp thôi. Mà đi với anh Tiệp thì anh ấy trả rồi, đi với riêng Quỳnh Thư thì Thư thích share cho vui. Xài lặt vặt thì không nhiều, nhưng tôi có mua đồ.
(đoạn này super, người phỏng vấn chắc cũng có thêm vài nắm muối gia vị vào )
Nhìn vào chị bây giờ, đồ trang sức, quần áo cũng chỉ đến hơn chục ngàn thôi chứ mấy?

- Tôi không thích đeo trang sức nhiều. (Chỉ vào chiếc đồng hồ) đây là bạn trai tôi tặng, cái này có mấy ngàn à, còn chiếc nhẫn là tôi đeo phong thủy vì tôi xài tiền nhiều quá, bà thầy bói nói là đeo để chặn lại, không thì ra hết .

Còn quần áo thì tôi xài đủ dạng, từ hiệu đến đồ thường đều dùng hết. Cái túi Chanel cũng 6.000 đô thôi. Tôi chỉ tốn kém ở sinh nhật mình, mỗi lần sinh nhật là tôi đổi xe hơi. Hiện giờ tôi đang đi xe Audi A4.

Trên đây là đoạn phỏng vấn ... củ chuối nhất mà báo vietnamnet.vn đăng.

Người ta la ó Ngọc Hân, Mai Phương Thúy vì các cô nói dối nhưng người ta cũng không ngần ngại tặng cho Ngọc Trinh những lời lẽ nặng nề, thậm chí có phần phỉ báng chỉ vì cô trót… nói quá thật về mình.

Có thể khẳng định chuyện nói dối của nghệ sĩ Việt đã xưa như diễm, chẳng phải đợi đến sự cố mấy cô Hoa hậu người ta mới hay. Sự kiện Mai Phương Thúy hay Ngọc Hân, xét cho cùng chỉ là giọt nước tràn ly, khi công chúng đã quá bực mình vì bị nghệ sĩ “xỏ mũi”, dắt theo những thông tin đâu đẩu đầu đâu - những thông tin không có thực, họ tự bịa đặt, hoặc tự cải biên đi.

Nghệ sĩ nói dối để “lừa phỉnh” công chúng, hẳn ai cũng biết đó là một hành động coi thường công chúng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nói dối cũng là cách lựa chọn không nên của những người nổi tiếng.

Nói như vậy để thấy, công chúng cần gì ở người nổi tiếng. Đó là sự thật. Họ quan tâm tới đời tư, tới con người người nổi tiếng cũng vì họ muốn biết người ấy sống ra sao, tính cách như thế nào? Chứ chả lẽ chăm chăm đi soi xét chuyện của người khác chỉ để nghe những điều trên mây dưới gió thì thật mất thời gian và mất công sức chờ đợi lắm lắm.

Bởi thế, cái sự nói thật, nó là một điều cần và nên trong showbiz. Đấy, sự thật như thế này. Công chúng có quyền được biết và có quyền được phán xét. Mà cái sự phán xét thì mỗi người một ý, chẳng ai đúng, chẳng ai sai, nhất là khi phán xét về quan niệm sống, về tình cảm của một người khác. Bởi vì tình cảm, hay quan niệm sống, nó không phải là hình vuông để người khác phải cầm kính lúp đi soi xem trong hình vuông ấy có góc nào… lỡ dại chỉ có 89 độ hay không.

Nhân đây nói tới chuyện của Ngọc Trinh với bài phỏng vấn gây xôn xao dư luận mới của cô. Ở đó, người ta thấy một Ngọc Trinh rất thật, nói những điều chưa ai biết về cô (cũng là những điều mà công chúng tưởng sẽ không bao giờ biết về cô). Đôi khi cũng có đoạn "thật" thành "thô", nhưng trên hết vẫn là sự chân thật, có phần ngây thơ (thậm chí còn có thể nói là hơi "tồ") của một cô gái miền Tây chính gốc đang ở độ tuổi 20.

Thì đấy. Phóng viên cũng viết. Ngọc Trinh giờ giàu là thế, đẹp là thế, sang là thế mà vẫn giữ cái giọng miền Tây. Thì hẳn nhiên cái bản tính người miền Tây, thật thà, hỏi gì đáp nấy, chắc cô cũng chẳng cần phải giấu giếm.

Thế nhưng trước cái sự thật thà ấy, người ta lại gọi cô là "não ngắn" (mà cái khái niệm não ngắn khổ nỗi chưa ai đưa ra định mức để mà lấy căn cớ suy xét). Thế thì cứ tạm nôm na hiểu rằng "não ngắn" nghĩa là dại, là khờ đi. Thì Ngọc Trinh đâu có chối. Cô tự nhận mình "ngu ngu, khờ khờ", tự nhận mình không có năng khiếu học tiếng Anh đó thôi. Nhưng xét ra, một cô gái nhà quê, nhà nghèo đến chẳng đủ ăn mà bật lên thành giàu có, xây được nhà cho bố mẹ, kiếm công ăn việc làm và giúp đỡ anh chị em, thì chẳng dại, chẳng khờ là mấy đâu.

Rồi người ta gọi cô là "gái bao" vì cô bảo "Yêu tôi tốn kém lắm" và ngây thơ thừa nhận người yêu giúp cô xây nhà cho ba mẹ. Ô kìa lạ ghê! Một đôi yêu nhau, anh nhà nghèo mua tặng bạn gái cái áo 20 nghìn. Anh khá giả hơn tặng bạn gái cái áo 50.000. Giàu hơn nữa thì một trăm, hai trăm, một triệu… Cũng có anh chả giàu có gì, nhưng khi gia đình người yêu có việc cũng lột sạch tiền túi mà lo. Rồi trong cuộc sống, hàng nghìn những trường hợp tương tự như thế nữa, biết trường hợp nào là gái, trường hợp nào là bình thường nếu người ta không tận mắt chứng kiến. Vả lại, cũng chưa thấy thấy ai quy định việc nhận quà (hay tiền) bao nhiêu thì được quy vào nghề làm gái. Thế nên người ta hồn nhiên bảo Ngọc Trinh là gái bao vì mấy cái chi tiết đơn lẻ ấy, thì có phải là thiếu lý lẽ, thiếu luôn cả sự công bằng và cái tâm hay không ?

Mà thiết nghĩ, trường hợp thừa nhận mình cầm tiền giúp đỡ của đại gia như Ngọc Trinh quả là hiếm thấy trong showbiz. Ấy là chi tiết thật nhưng lại bị người ta phỉ báng. Vậy hẳn là người ta sẽ thích những tuyên ngôn sáo rỗng của các người đẹp kiểu như "Tôi là đại gia của chính mình" lắm lắm. Vậy thì sau này có người đẹp này tuyên bố như thế, công chúng cũng đừng nên bĩu môi mà bảo "nỡm, ai tin".

Rồi nữa, người ta bảo Ngọc Trinh làm bài phỏng vấn ngây ngô giả tạo để PR, hòng lấy lòng công chúng. Khổ nỗi, những người nói thế lại chẳng ai mảy may liên quan đến ekip làm việc của Ngọc Trinh.

Rồi người ta lại bảo cô dở hơi khi đi thừa nhận yêu vòng 3 của mình. Thế thì Ngọc Trinh ơi, lần sau lên báo cô phải nói thế này nhé: "Tôi không tự tin vào nhan sắc của mình đâu. Tôi thấy mình chưa đẹp bằng ai cả". Và lúc ấy, người ta có chửi "không tự tin mà khoe tối ngày" thì cô cũng nên ngậm ngùi mà tiếp thu.

Rồi nữa, người ta bảo cô nói chuyện tiền nong nhẹ như lông hồng. Cái túi 6000$, đổi xe mỗi lần sinh nhật… là sĩ, là khoe khoang. Thế mà giờ cô bảo, tôi không có tiền để mua sắm nên toàn dùng hàng fake để tiết kiệm thì hẳn người ta sẽ nhảy xổ lên liệt cô vào bài viết "Sao Việt dùng hàng nhái" cơ đấy.

Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy sau bài phỏng vấn bị "đập tơi tả" của Ngọc Trinh mới thấy người nổi tiếng khổ thật. Nói dối cũng không xong mà nói thật cũng gắn cho cái mác khờ dại.
Ở bài phỏng vấn trên ta thấy người hỏi thì khiếm nhã, muốn hạ thấp danh dự người khác. Người trả lời thì khiêm tốn không ra khiêm tốn, tự kiêu không ra tự kiêu, trả lời trước sau chẳng ăn nhập gì cả. Có thể nhận thấy là không đủ vốn văn hoá và lòng tự trọng cần thiết để ứng xử với những tình huống khó và bảo vệ chính mình.
Cuối cùng có thể kết luận: cái đứa phỏng vấn "khắm" thật, còn Ngọc Trinh thì ngây ngô, ngu ngờ, khù khờ, tội thật. Cũng phải thông cảm với giới người mẫu xứ mình (đúng là ngực to óc .... trái nho). Còn bọn phóng viên giống như một lũ bồi bút nhố nhăng chốn lầu xanh.
(Bài này lấy ở tamtay.vn có sử dụng một vài comment của bài đó, xào nấu lại một chút).

Eden Center – Một ngày không có tướng Kỳ

Một bài viết thú vị về Nguyễn Cao Kỳ, người vừa mất ngày hôm qua 23/7/2011 trên blog Hiệu Minh .

Tiểu sử: Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ngày 8/9/1930 tại Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam, từng giữ chức Thủ tướng Chính quyền VNCH trong giai đoạn từ 1965 – 1967 và Phó Tổng thống từ năm 1967 – 1971.
Vào  Quân đội VNCH từ năm 1952, từng kinh qua huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khóa I tại Nam Định và huấn luyện tại Trường không quân Marrakech tại Maroc.
Sau năm 1954, gia nhập Quân lực VNCH trong vai trò phi công và sau đó trở thành một trong các sỹ quan chỉ huy ban đầu của không lực VNCH.
Ông Kỳ được thăng hàm Thiếu tướng và trở thành Tư lệnh không quân, đồng thời nắm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng, không lâu sau diễn biến đảo chính năm 1963 lật đổ cố Tổng thống đệ nhất cộng hòa, ông Ngô Đình Diệm.
Vị tướng hào hoa. Ảnh: AFP
Hôm nay tôi ra Eden Center, một trung tâm thương mại của người Việt ở vùng Virginia, Maryland và cả thủ đô DC, để cắt tóc. Hiệu Hoàng Thơ II lấy 13$/đầu, tip 2-3$, khoảng 15 hay 16$, chỉ cắt, không cạo, không gội.
Trời rất nóng, khoảng 36-38oC, chả khác gì ở Quảng Trị vào trưa hè. Cờ vàng vẫn bay phấp phới. Nhạc đủ loại từ dân ca Nam Bộ đến tân cổ giao duyên, nhạc vàng, nhạc xanh phát ra những chiếc loa của công ty giúp khai thuế, cửa hàng băng đĩa hay bán café làm du khách liên tưởng đang ở giữa Sài gòn. Tiếng dép giầy đi lại loẹt quẹt trên hành lang trải dài, đầy những vết đen của kẹo cao su do khách qua lại nhổ toẹt xuống sàn.

Một bác bán cây cảnh khá đông khách. Cây hoa nhài đơn loại nhỏ bằng vốc tay giá 15$, loại to tăng gấp đôi là 30$. Cây chanh trong chậu nhưa có vài bông hoa giá tới 40$, mua về chỉ lấy lá ăn với thịt gà luộc. Cây bưởi bán 60$. Vài cây ớt giá từ 10 đến 15$. Cuối tuần nào mình ra cũng gặp bác bán ở đó. Kinh tế Hoa Kỳ lao đao nhưng với bác bán cây cảnh này thì tiền bạc thu vào cũng khá.
Mùa này có cây nhài ngoài vườn rất thích, vừa thưởng thức hương thơm, vừa để pha trà, nhớ vị quê hương. Hóa ra với nhiều người tuy sống ở nước người, nhưng tâm hồn lại lênh đênh về với cố hương.
Eden Center có phố, dù phố chỉ dài 20-30m. Có phố mang tên Lê Anh Sơn, anh trai của sếp IT. Nghe nói đại úy Lê Anh Sơn đã tự vẫn khi thấy không bảo vệ được Sài gòn khỏi sự thất thủ năm 1975.
Hồn Việt ở Eden. Ảnh: HM
Tôi tìm mãi chả thấy phố nào có tên Nguyễn Cao Kỳ. Biết tướng Kỳ vừa mất ở Malaysia nên hỏi, sao không thấy treo cờ tang hay tổ chức tưởng niệm vị Phó Tổng thống cuối cùng của VNCH. Tỷ tê với bác thợ cắt tóc thì được biết dân Virginia, Maryland không thích tướng Kỳ vì nhiều lẽ.
Sài Gòn thất thủ năm 1975, ông Kỳ bay trên một chiếc trực thăng ra hạm đội 7 và sau này sang Hoa Kỳ định cư. Khi di tản, gia đình không kịp mang theo gì ngoài ít vật dụng cá nhân như bao người khác trong thời điểm đó.
Theo ông kể, ông đi làm thuê 10 năm đầu khi đặt chân lên miền đất hứa với hai túi rỗng. Nhưng nhiều người giễu cho rằng, làm thế là để che giấu tài sản lớn mà ông có ở nước ngoài.
Từng trong cương vị Phó Tổng thống, Thủ tướng và Thiếu tướng không lực VNCH, ông Kỳ được rất nhiều đàn em mến mộ một vị tướng đàng hoàng, pha chút cao bồi và tính cách anh Hai.
Có lần ông bay ra miền Bắc mà không sợ cao xạ Bắc Việt giống Putin bay vào Chesnia. Tướng dùng cả trực thăng bay sát mái nhà trong xóm nghèo của cô gái mà ông đang tán với mục đích làm le với người đẹp.
Còn nhớ cuốn phim “Việt Nam – thiên lịch sử bằng truyền hình” có ghi lại một phỏng vấn tướng Kỳ trước 30-4-1975. Khi hỏi có ra làm Tổng thống Sài Gòn thay ông Thiệu mới từ chức hay không thì ông cười lớn “Để tôi về hỏi vợ cái đã”.
Ông biết thời thế nên mới đùa như vậy. Đúng là trong đời, vị tướng này luôn biết nhu cương, từng có những câu nổi tiếng như “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
Hoặc nói về cuộc chiến tranh “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”.
Năm 1967 lúc đỉnh điểm của cuộc chiến Việt-Mỹ, ông đòi Mỹ ngưng chiến và hô hào đối thoại với Hà Nội. Theo ông, hai miền cần nói chuyện trực tiếp, “không có những kẻ lạ” (without outsiders) vào một th̀ơi điểm chín muồi.
Thần tượng Kỳ dần bị xóa nhòa sau chuyến thăm Việt Nam năm 2004. Từ một chính khách cao cấp, chống cộng và quyết tử thủ Sài Gòn đến cùng, tướng Kỳ quay về cố hương mang theo thông điệp hòa giải dân tộc. Ông kêu gọi người Việt nên hợp tác cho tương lai của đất nước này.
Tướng Kỳ về VN năm 2004. Ảnh: Getty
Trong một phỏng vấn BBC, ông nói  “Những sự mất mát và đau khổ trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến thì chồng chất nhiều lắm, nhưng cứ quay lại dĩ vãng và uất hận thì chỉ là chuyện của cá nhân mỗi người”.
“Những nỗ lực của cá nhân tôi không phải để giành phiếu, không đi xin tiền, xin chức, lập đảng, lập nhóm với ai cả. Tôi chỉ nói lên cái nhìn của tôi thôi, tâm tư của tôi đối với đất nước. Những lời tôi nói là hoàn toàn vì dân tộc, vì đất nước chứ không phải cho cá nhân tôi”.
Nhưng khi tướng Kỳ về đến Mỹ, và trong một cuộc phỏng vấn khác, cũng nói ”chẳng bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản”, dù ông vẫn đi về VN thường xuyên.
Sau này về VN sống và thỉnh thoảng sang Mỹ nhưng tướng Kỳ không phát biểu với báo chí, truyền thông. Trong nước cũng ít nói về ông, dù ông gặp rất nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam hiện nay.
Hồi hè năm ngoái, mình về Tuần Châu (Hạ Long) với Luck và Bin thì được biết, tướng Kỳ từng có ý định tham gia xây dựng sân golf và đóng góp cổ phần ở đây. Chẳng biết thực hư thế nào.
Chẳng bao giờ gặp ông, chỉ xem DVD Paris by Night có cô MC Kỳ Duyên xinh đẹp và thông minh trong ứng xử, xứng đáng là con nhà danh giá, mà tôi nghe danh tướng Kỳ là bố của MC nổi tiếng đó. Nhìn vào cô, có thể đoán cha mẹ phải có một phông văn hóa Đông Tây nhuần nhuyễn.
Tôi nghe khá nhiều các cuộc phỏng vấn trên đài, tivi. Tướng Kỳ có giọng cuốn hút, thẳng thắn. Khác với rất nhiều chính khách thường dùng phao, với vốn ngoại ngữ Anh, Pháp lầu lầu, không cần phiên dịch, thuốc lá trên miệng phì phèo, đúng kiểu anh Hai Nam Bộ, ông hội đàm với các chính khách quốc tế rất đàng hoàng.
Khi bình luận về phong trào quốc hận, có lần ông bảo đại khái, ngày xưa có cả chính quyền trong tay, được Mỹ ủng hộ với máy bay, tầu chiến, mà chẳng làm gì được cộng sản, nay đã mất hết mà vẫn còn ôm mộng quay về, làm cho dân Việt hải ngoại tức điên.
Đang lan man chuyện tướng Kỳ thì anh thợ cắt tóc nhắc “Xong rồi. Anh xem lại gáy cắt đã được chưa. Xin anh 13$”. May quá, có người nhắc trả tiền và sửa gáy, nếu không sẽ thành nói dài, nói dại. Tôi khen “Chắc anh cắt đẹp, nhưng để hỏi vợ tôi xem đã” khi cố đùa bắt chước tướng Kỳ.
Gặp Tổng thống Johnson năm 1966. Ảnh: internet
Ngoài kia Eden Center vẫn nhộn nhịp mua bán, trao đổi. Trong các quán giải khát đặc kiểu Sài Gòn, nhạc vẫn du dương như chưa từng biết về một nhân vật quan trọng của chế độ Sài Gòn vừa ra đi ở tuổi 81. Không hiểu gót giầy của vị tướng đã nện ở hành lang trong shopping mall này.
Mấy tháng trước là bà Trần Lệ Xuân, nay đến ông Nguyễn Cao Kỳ, và còn nhiều vị khác nữa. Về thế giới bên kia họ mang theo nhiều bí mật của cuộc chiến đau đớn, những bài học lịch sử cho thế hệ sau và cả những giá trị nhân văn cho người Việt, mà đáng ra phải giữ lại bằng mọi cách.
Nếu có cách nhìn khách quan thì cuộc đời họ là những trang sử bi tráng của một dân tộc bị cuốn vào cuộc chiến ý thức hệ và domino cộng sản lầm lẫn.
Ai đó nhắc lại lời tướng Kỳ về VN năm 2004. 30 năm trước ông khóc lần đầu vì rời bỏ quê hương. Trong lần trở về, lần thứ hai trong đời nước mắt lại tuôn ra vì tìm lại được quê hương. Bao nhiêu người sẽ thầm lau nước mắt vào ngày tướng Kỳ được đưa ra nghĩa địa nào đó ở Việt Nam.
Ra khỏi quán cắt tóc, tôi nhìn lên lá cờ vàng ba sọc đỏ bên cạnh lá cờ đầy hoa của Mỹ giữa sân Eden. Quốc kỳ vàng đỏ vẫn bay dù đã là “nguyên” cách đây 36 năm.
Còn ngọn “Kỳ” vang bóng một thời đã đứng lặng bởi mệnh trời, nhưng thông điệp hòa hợp dân tộc của vị tướng gốc Sơn Tây vẫn bay cùng năm tháng.
Xin chia buồn cùng gia quyến của tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Hiệu Minh. 23-07-2011
Eden Center. Ảnh: HM