Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Vấn đề kinh điển !

Gần đây dư luận đang ồn ào chuyện xây dựng tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng dự toán hết hơn 400 tỷ, trùng tu chùa Một cột hết 30 tỷ... Tôi thấy bản chất đây là vấn đề kinh điển của người Việt Nam.

Tôi thấy thực chất có 3 vấn đề khác nhau, chồng chập lên nhau và dư luận không bóc tách ra được. Vấn đề thứ nhất là dự toán có đúng không. Vấn đề thứ hai là giá trị thẩm mỹ có đạt không. Vấn đề thứ ba là có nên làm không.

Vấn đề thứ nhất là số tiền bỏ ra lớn như vậy có hợp lý không, có bị thất thoát không. Rõ ràng vấn đề này không liên quan tới hai vấn đề còn lại. Nếu đã quyết làm, nếu đã thấy giá trị thẩm mỹ đạt thì vấn đề thứ nhất này chỉ là vấn đề quản lý và giám sát để tránh thất thoát. Tôi không nghĩ đây là vấn đề quá khó để giải quyết mặc dù trên thực tế đã có tiền lệ xảy ra như vụ tượng đài ở Điện Biên Phủ.

Vấn đề thứ hai là về tính thẩm mỹ. Đáng lẽ đây mới là vấn đề cần bàn luận nhiều vì ít ra gu thẩm mỹ mỗi người mỗi khác. Nhưng tôi không thấy dư luận bàn gì về vấn đề này. Do vậy mà tôi nghĩ rằng đa số cho rằng tính thẩm mỹ là đạt.

Vấn đề cuối cùng là có nên làm không, hay số tiền đấy đề làm những việc khác, có thể là cấp thiết hơn trong quan điểm của người này hay người khác. Những vấn đề như vậy từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam như chuyện xây Cửu Trùng đài, xây chùa Báo ân. Nguyễn Huy Tưởng từng viết trong lời đề từ cho vở kịch Vũ Như Tô của ông:

Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?
Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!
Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn
Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi?

Nguyễn Đăng Giai khi cho xây chùa Báo Ân cũng bị phê phán:

Phúc đức gì mày bố đĩ Giai
Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài
Kìa gương Vũ Đế còn soi đó
Ngạ tử Đài thành Phật cứu ai?

Kết cục của lịch sử là ngày nay chúng ta không có Cửu Trùng đài để chiêm ngưỡng và sánh vai các bè bạn năm châu. Vũ Như Tô bị chém ở chợ, dân chúng nhổ nước bọt vào ông. Nguyễn Đăng Giai và chùa Báo Ân may mắn hơn. Chùa xây thành, Nguyễn Đăng Giai công danh khánh hội. Nhưng có lẽ không tạo được duyên lành mà lại lâm vào nghiệp chướng mà năm cuối đời, Nguyễn Đăng Giai thất bại, bị tước quan chức 4 cấp và sau đấy ốm chết, còn chùa Báo Ân về sau bị Pháp phá, giờ chỉ còn trơ lại mỗi cái tháp Hòa Phong lẻ loi ven hồ Hoàn Kiếm. Có lẽ những chuyện như vậy là bản chất của người Việt và văn hóa Việt. Không thể xây được một cái gì kỳ vĩ để lại cho muôn đời sau.

Nguyễn Huy Tưởng viết xong vở kịch Vũ Như Tô cũng chỉ biết thở dài:

Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải
Ta chẳng biết!
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm

Ngày nay tuyệt chẳng còn thấy ai như Nguyễn Huy Tưởng, cùng một bệnh với Đan Thiềm nữa!
(Nhặt từ blog cụ  Đông A)

ĐÀN BÀ !

- Ở lứa tuổi từ 18-22 giống như Châu Phi, một nửa đã được khám phá, và một nửa còn hoang vu nên nhiều kẻ phiêu lưu luôn muốm tìm tòi.

- Sang lứa tuổi 23-30 giống như Bắc Mỹ, đã được khám phá hoàn toàn và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, luôn là mơ ước của bao gã đàn ông đang tìm việc.

- Ở lứa tuổi 31-40 giống như vùng nhiệt đới, nóng bỏng, xinh đẹp và đầy huyền bí, làm cho bao nhà thông thái ngã ngửa vì không thể giải thích nổi!

- Bước sang lứa tuổi 41-50 giống như Âu Châu, một nửa đã tàn phá sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rất thu hút và không kém phần hấp dẫn, khiến bao người muốn đến một lần cho biết…

- Ở lứa tuổi 51-60 giống như Úc Châu, rất rộng nhưng đa phần là sa mạc, rất yên tĩnh, an phận sống dưới sự bảo hộ của Anh Quốc, “Miệt Dưới”…ít kẻ muốn quấy rầy.

- Ở lứa tuổi ngoài 60 giống như Nam Cực, ai cũng biết tới nơi này, nhưng chẳng ai buồn tới !

(Nhặt từ blog   thuyenlatre )