Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Bộ Y tế ơi !

Dư luận xã hội và cư dân mạng xôn xao, thán phục và kính trọng cả về đạo đức, tài năng của Lương y Võ Hoàng Yên. Chỉ bằng mấy phút bấm huyệt, khai thông huyệt mạch, có thể giúp một người câm nói được, người bại liệt đi được…Sự thật đó không còn là lời đồn, mà trở thành sự thật khi chính các công chức, quan chức nhà nước đến thường dân, báo chí đều chứng kiến với sự ngưỡng mộ và thán phục sâu sắc.
Bao nhiêu người đang lâm vào cảnh khổ sở này, nằm liệt giường, câm điếc, chạy chữa tốn kém đến sạt nghiệp, lê lết qua biết bao bệnh viện vẫn không khỏi, nay mong chờ từng phút giây được gặp lương y Võ Hoàng Yên.
Bộ y tế biết chưa?
Chắc chắn biết.
Sao không mời Lương y Võ Hoàng Yên gặp mặt, chứng kiến, thẩm định và ngay lập tức triển khai lớp tập huấn cho các lương y toàn quốc để cứu người? Một số đệ tử tình nguyện đi theo lương y, cũng đã học được cách chữa trị.
Người dân mù thông tin, không làm sao liên lạc để gặp được thầy.
Cu Vinh suốt ba ngày qua tìm mọi cách liên lạc, qua những số điện thoại của lương y nhưng cũng chưa liên lạc được.
Lịch khám bệnh miễn phí của thầy có thông tin nhưng với lượng người đông như vậy, làm sao tới lượt, làm sao bệnh nhân nặng có thể chịu đựng sự chờ đợi có khi là cả tuần lễ.
Một con người phúc hậu và tài năng như vậy, chỉ bằng đôi bàn tay đã cứu sống, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho hàng ngàn bệnh nhân, đa số là những bệnh nhân mà các bệnh viện bó tay, tại sao Bộ y tế không tìm đến để mời ông?
Vì con người, Bộ y tế cần phải vào cuộc, hãy tổ chức một địa điểm tốt, có chỗ cho bệnh nhân nghỉ ngơi, có cơ sở tốt để lương y Võ Hoàng Yên có điều kiện phục vụ cho hàng ngàn bệnh nhân đang khao khát được gặp thầy.
Các tổ chức từ thiện hãy ra tay giúp sức cùng lương y Yên, đưa đón bệnh nhân nặng, lên lịch khám chữa bệnh, với mục đích cứu được càng nhiều càng tốt. Lương y Võ Hoàng Yên vẫn đang hành động một cách tự phát bằng tấm lòng, trong khi có biết bao bệnh nhân đang mong ngóng được chữa trị.
Và hỡi Bộ y tế? Phải làm gì cho chúng tôi đi chứ?
Thông tin về lương y Võ Hoàng Yên mà cu Vinh biết được:
 3 ngày nữa THẦY mới đi Trung Quốc về.
Điện thoại riêng của thầy: 0932628468
Điện thoại của cô Gắng, người đi cùng THẦY: 09239444499
Điện thoại đăng ký khám bệnh với THẦY: 0983530179
 Ngày 17,18 tháng 4 ( âm lịch) thầy khám bệnh ở một ngôi chùa tại xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên
Ngày 19,20 tháng 4 âm lịch thầy khám bệnh ở chùa Thiên Ân thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương
(Từ Blog Nguyễn Quang Vinh)

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Tiếng Anh của Bộ Ngoại Giao VN

Nhân đọc một bài về sự cẩu thả trong tiếng Anh tại cột cờ Lũng Cú, tôi chợt nhớ đến tiếng Anh của Bộ Ngoại giao.  Mấy tháng trước tôi có chỉ ra sự cẩu thả trong spokesman vàspokeswoman, nay thì trang nhà Bộ Ngoại giao đã sửa sai sót đó, nhưng vẫn còn đầy rẩy những sai sót khác. Những sai sót này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và thể diện quốc gia. 

Từ tiếng Anh tại cột cờ Lũng Cú  
Trong entry về tiếng Anh tại cột cờ Lũng Cú, blogger Mai Thanh Hải chỉ ra rằng chữ “Tỉnh Hà Giang” bị dịch sang tiếng Anh là “Ha Giang Provine” (đúng ra là Ha Giang Province, hay theo tôi thì trang trọng hơn là Province of Ha Giang). Nhưng đọc kĩ dòng chữ khắc trên chân cột cờ tôi còn phát hiện vài điều bất bình thường khác.  Xin “vạch lá tìm sâu” vài điểm đó:


Sai chính tả ngay trên tấm bia khẳng định chủ quyền
Một là thiếu nhất quán giữa tiếng Việt và tiếng Anh.  Trong phần tiếng Việt, tâm bia viết là “Huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang” (huyện trước, tỉnh sau), nhưng trong phần tiếng Anh người ta đảo ngược thứ thự, với tỉnh trước, huyện sau:Ha Giang Provine, Dong Van District.  Đó là một sự thiếu nhất quán.
Hai là chữ “NATIONAL FLAG-POLE”.  Theo chuẩn tiếng Anh, flag và pole là hai từ riêng lẻ, nhưng có thể viết liền (flagpole), hoặc viết rời (flag pole).  Không ai viết với cái gạch như cách viết của Việt Nam cả.  Thật ra, tôi nghĩ từNational (trong National Flag-Pole) không cần thiết.  Cột cờ quốc gia có nghĩa là gì?  Đó là cái sai thứ hai, một lần nữa thể hiện tính thiếu cẩn thận.
Thứ ba là thông tin về vị trí.  Trong khi các thông tin khác thì viết tiếng Việt và tiếng Anh, nhưng đến thông tin về kinh độ, vĩ độ, và độ cao thì chỉ viết bằng tiếng Việt!  Như thế là thiếu nhất quán.  Ngay cả viết tiếng Việt cũng khó hiểu.  Tôi tự hỏi có bao nhiêu người biết Đ đằng sau con số kinh độ, hay B đằng sau con số vĩ độ.  Tại sao không viết thẳng làĐông và Bắc cho người ta hiểu?  
Ở đây, cũng nên nhớ rằng qui ước chung là viết đơn vị đo lường và số cách nhau một khoảng trống. Không nên viết “1488,73m” mà phải viết đúng là “1488,73 m”. Một lần nữa, cẩu thả.
Còn chữ “Well come to Dong Van” thì … miễn bàn :-).  Sai sót quá hiển nhiên.
Cần nói thêm rằng hôm nọ, tôi cũng phát hiện một sai sót tiếng Anh khác trong bia cây số đường Trường Sơn. Nay đến sai sót này. Tôi nghĩ bất cứ cái gì khắc trên bia đá thì phải rất cẩn thận. Bia đá là những cấu trúc có giá trị lâu dài (giống như bia tiến sĩ). Chúng ta cần phải tỏ ra có đầu tư thời gian để làm cho tốt. Cẩn thận trong suy nghĩ và thực hành. Cách thiết kế, phông/kiểu chữ, màu, và nhất là từ ngữ trong bia phải được chọn cẩn thận. Nhưng trong thực tế thì chúng ta thấy sai hết chỗ này đến chỗ khác. Thật đáng tiếc!
đến tiếng Anh của Bộ Ngoại giao 
Nhưng sai sót tiếng Anh tại một tỉnh lẻ thì có thể thông cảm được, còn sai sót tiếng Anh của một bộ như Bộ Ngoại giao thì mới đáng trách.  Cách đây vài tháng, tôi có chỉ ra một sai sót hiển nhiên trong trang nhà của Bộ Ngoại giao về chữ spokesman khi đề cập đến bà Nguyễn Phương Nga.  Tôi có đề nghị nên viết trịnh trọng là “Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam”. Hôm nay, tôi ghé qua trang nhà thì thấy các đồng chí đã sửa lại.  Hoan hô Bộ Ngoại giao!
Nhưng đọc qua một vài chỗ tôi lại phát hiện nhiều sai sót khác.  Một số điểm cũng không hẳn là sai sót, mà chỉ là cách hành văn không đúng chuẩn mực tiếng Anh mà thôi.  Ở đây, tôi chỉ ra vài sai sót đáng chú ý như sau:
Cần chú ý đến cách viết tên nước.  Chúng ta viết “Việt Nam” bằng tiếng Việt, nhưng còn tiếng Anh thì hình như chưa có qui định chung.  Có lẽ chính vì thế mà có khi chúng ta viết Vietnam, nhưng có khi lại Viet Nam, Viet nam, hay thậm chí Việt Nam. Tôi chưa biết cách viết nào đúng nhất, nhưng cá nhân tôi vẫn hay viết Vietnam.  Nhìn qua trang nhà, tôi thấy các đồng chí trong Bộ chưa nghiêm chỉnh khi viết tên nước.  Điển hình là có lúc họ viết
lại có khi
và ngay dưới đó thì lại viết
Cách viết tắt VN chỉ có người Việt mới hiểu, chứ có bao nhiêu người nước ngoài hiểu.  Bộ Ngoại giao mà viết tên nước tùy tiện như thế là rất đáng trách.  Tên quốc gia mà viết còn không nghiêm chỉnh tức là mình không tôn trọng mình, vậy thì hỏi ai tôn trọng mình?  Không chấp nhận được.
Sai văn phạm.  Chắc ai cũng đồng ý rằng Bộ Ngoại giao của một nước 87 triệu dân mà viết văn phạm tiếng Anh là rất ... khó coi.  Có rất nhiều chỗ sai văn phạm trong trang nhà của Bộ Ngoại giao, không thể nào kể ra đầy đủ ở đây.  Nhưng có thể lấy vài ví dụ ra để minh chứng. Ngay từ trang đầu của website, cò dòng chữ nhảy nhót “ACHIEVEMENT IN THE PROTECTION AND THE PROMOTION OF HUMAN RIGHTS IN VIETNAM”.  Sai sót ở đây là thừa mạo từ the(trong the promotion).  Ngoài ra, đáng lẽ phải là achievements (số nhiều) chứ không phải achievement.
Không biết các bạn thì sao, nhưng tôi rất ghét những trang nhà có những hình ảnh nhảy nhót.  Những hình ảnh đó chẳng những làm đau mắt người đọc, mà nó còn cho thấy người chủ trang nhà có tính … trẻ con.  Trẻ con hay khoe khoang kĩ xảo làm website bằng những hình ảnh màu mè và gây chú ý.  Trang web của Bộ Ngoại giao không nên màu mè trẻ con như thế.
Cách viết thiếu chuẩn mực.  Có thể tìm hàng trăm câu văn thiếu chuẩn mực tiếng Anh trong trang nhà của Bộ Ngoại giao.
Ngay cả cách viết ngày tháng mà cũng … sai.  Ví dụ như bản tin
Không ai viết ngày tháng tiếng Anh như thế cả.  Cách viết chuẩn là:
April 22, 2011
22nd April 2011
22nd April, 2011
22 April 2011
Thật ra, ngay cả cách dùng chữ “Answer” trong tiêu đề cũng không … ngoại giao chút nào.  Answer cũng có nghĩa là phát biểu mang tính chống trả lại một vu cáo. Nên nhớ rằng chữ answer cũng có khi hiểu là đánh trả. Do đó, dùng chữanswer trong trường hợp của Bộ Ngoại giao là rất dễ gây hiểu lầm.  Ngoài ra, answer on thường dùng trong văn nói, ít ai dùng trong văn viết trịnh trọng.  Tiếng Anh có nhiều chữ trang trọng hơn là văn nói như answer để trình bày quan điểm chính thức của một quốc gia.
Văn chương lòng vòng.  Đọc qua vài văn bản, tôi có thể nói cách viết tiếng Anh của Bộ Ngoại giao rất khó hiểu.  Khó hiểu không phải vì sai văn phạm, hay lệch chuẩn tiếng Anh, mà vì câu văn có khi quá dài dòng.  Câu văn dài có lẽ là do người ta dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, nhưng dịch chưa thoát ý.  Chúng ta thử đọc qua đoạn văn sau đây:
“Implementing the foreign policy line of independence, self-reliance, peace, cooperation and developmentand the foreign policy of openness and diversification and multilateralization of international relations, Viet Nam has established diplomatic relations with 178 countries. For the first time in history, Viet Nam is now entertaining normal relations with all major powers and UN Security Council’s Permanent Members. (Herein the directory, readers can find basic information on Viet Nam’s relations with other countries in the world).”  (Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/en/cn_vakv/#QSlC7kZVDbf7)

Đoạn văn này chỉ có 2 câu văn.  Câu thứ nhất có 34 từ.  Câu thứ hai có 41 từ.  Câu văn dài như thế là “đại kị” trong viết tiếng Anh.  Câu văn dài rất phức tạp và làm cho người đọc khó hiểu.  Thật vậy, câu văn đầu có đến 4 liên từ and!  Cách viết này chứng tỏ người viết hoặc là “tham vọng” dồn nhiều ý tưởng trong một câu văn, hoặc là lúng túng không biết mình viết gì.  Khái niệm independence (độc lập) và self-reliance (tự lực) thật ra có khác gì nhiều đâu!  Tôi tưởng rằng international relations thì phải là đa phương rồi, vậy thì từ multilateralization có cần không? Chưa thấy ai viếtentertaining normal relations!  Lưu ý rằng entertaining thường sử dụng trong văn nói (chẳng hạn như tôi hay nói trong hội nghị:Today, I am going to entertain a topic …) chứ ít ai viết trong văn bản ngoại giao.
Trong câu trên, người viết dùng từ herein sai.  Herein có nghĩa tiếng Anh là in here (và tiếg Việt có nghĩa là ở đây, ví dụ: Our analyses suggest that alendronate usage, as herein described …).  Trong bối cảnh câu văn trên herein có nghĩa là trong tài liệu này.  Do đó, viết Herein the directory là thừa – thừa cụm từ the directory. 
Chỉ một câu ngắn như trên mà đã có quá nhiều vấn đề.  Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều văn bản khác cũng được soạn với một văn phong rất bí hiểm, và rất … Việt Nam. Có thể xem đoạn văn dưới đây như là một minh chứng. Theo tôi, toàn bộ những đoạn văn dưới đây cần phải viết lại.
Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.  Vì thế việc vài cá nhân sai sót trong tiếng Anh là chuyện … bình thường.  Ngay cả nhiều người ở ngoài này cả mấy mươi năm, làm việc trong môi trường nói và viết tiếng Anh (như người viết bài này) mà vẫn thỉnh thoảng viết sai tiếng Anh.  Nhân vô thập toàn.  Nhưng một Bộ Ngoại giao đại diện cho một quốc gia 87 triệu dân mà viết sai tiếng Anh thì đó là điều cần bàn.  Ở đây, không phải chỉ sai vài chỗ hay sai sót ngẫu nhiên, mà là sai có hệ thống.  Sai từ những điểm nhỏ nhất như đánh vần, cách viết ngày tháng, cách viết tên nước, đến sai về văn phạm, và quan trọng nhất là văn phong rất thiếu chuẩn mực.  Tại sao Bộ Ngoại giao không mướn hẳn một người ngoại quốc nói tiếng Anh biên tập những văn bản ngoại giao và trang web?  Đài VTV làm được thì không có lí do gì Bộ Ngoại giao không làm được.
Mấy năm gần đây, xuất hiện một "bệnh", tạm gọi là bệnh hời hợt và cẩu thả. Một dự án tốn gần 40 tỉ USD mà chỉ được giải trình trong một tài liệu không đầy 40 trang. Phát biểu về tương lai kinh tế quốc gia mà chỉ dựa vào tính toán trên ... Excel. Còn trong thực tế thì hình như đụng đến đâu cũng có vấn đề ở đó. Đường xá làm mới xong đã có vấn đề. Building mới xây đã nứt. Những hố tử thần ai cũng thấy, nhưng phải chờ đến cả tháng trời mới được khắc phục (sau khi vài người đã bỏ mạng!) Thế mới biết bệnh hời hợt và cẩu thả có ảnh hưởng rất lớn chẳng những đến nền kinh tế, mà còn gây thiệt mạng cho người dân. Nhưnghời hợt và cẩu thả trong văn bản ngoại giao thì có lẽ ảnh hưởng còn lớn hơn: thể diện quốc gia. 
Đây không phải là vấn đề sai về cách chọn hay sử dụng từ, mà còn ảnh hưởng đến ý nghĩa của phát biểu.  Dùng từ sai có thể gây ra hiểu lầm cho người đọc, và nếu đó là văn bản ngoại giao thì hiểu lầm có thể gây ra nhiều hệ quả phiền phức.  Khổng Tử từng nói (và tôi tạm dịch): “Nếu ngôn ngữ không đúng, thì những gì nói ra sẽ không phản ảnh chính xác ý của người nói; nếu ý của người nói không được phản ảnh chính xác, thì những gì cần phải làm sẽ không thực hiện được; và những gì không thực hiện được đạo đức và nghệ thuật sẽ suy đồi.”  Nhìn từ góc độ đó, vấn đề tiếng Anh trong website Bộ Ngoại giao không phải là vấn đề cười được, vì nó ảnh hưởng đến thể diện quốc gia.
NVT
Có thể xem thêm: 
Internet và ngoại giao Việt Nam

Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có 

Về "Concept Paper" của Học viện Ngoại giao 
Viet Nam Foreign Policy
(Extract from The Political Report of The Central Committee - Viet Nam Communist Party, 9th Tenure, at The Party’s 10th National Congress)
Implement consistently the foreign policy line of independence, self-reliance, peace, cooperation and development; the foreign policy of openness and diversification and multilateralization of international relations. Proactively and actively engage in international economic integration while expanding international cooperation in other fields. Viet Nam is a friend and reliable partner of all countries in the international community, actively taking part in international and regional cooperation processes.
The tasks of foreign activity consist of solid preservation of peaceful environment and creation of favorable international conditions for renewal, accelerated socio-economic development, national industrialization and modernization, and construction and defense of the Homeland, while contributing actively to the common struggle of the world people for peace, national independence, democracy and social progress.
Deepen, stabilize and sustain the established international relations. Develop relations with countries and territories in the world and international    organizations in the principles of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other's international affairs; non-use or threat of force; settlement of disagreements and disputes by means of peaceful negotiations; mutual respect, equality and mutual benefit.
Consolidate and strengthen relations with communist, workers' and leftist parties, and national independence, revolutionary and progressive movements in the world. Continue broadening relations with parties in power.
Develop people-to-people external relations under the motto ''proactiveness, flexibility, creativeness and efficiency''. Actively participate in world people's forums and activities, and contribute to the common struggle for peace, equitable and sustainable development, democracy and social progress. Intensify assistance mobilization efforts and raise the quality of cooperation with foreign non-governmental organizations for socio-economic development.
Proactively participate in the common struggle for human rights. Stay ready to hold dialogues with concerned countries and international and regional organizations on human rights issues. Resolutely foil schemes and acts of distortion and abuse of issues of ''democracy'', ''human rights'', ''ethnicity" and "religion" to interfere in our internal affairs and encroach upon Viet-nam's independence, sovereignty, territorial integrity, security and political stability.
Push ahead foreign economic activities, integrate more deeply and fully in global, regional and bilateral economic institutions, with national interests as the highest objective.
Proactively and actively engage in international economic integration following a roadmap in conformity with the national development strategy till 2010 and the 2020 vision. Make proper preparations for the signing of bilateral and multilateral free trade agreements. Promote comprehensive and efficient cooperation with ASEAN and Asia-Pacific countries. Consolidate and develop reliable bilateral cooperation with strategic partners; effectively take advantage of opportunities and minimize challenges and risks following our accession to the World Trade Organization (WTO).
Further innovate economic institutions, review legal documents, amend and improve the legal system with a view to ensuring harmony, consistency, stability and transparency. Improve the investment environment; attract inflows of FDI, ODA, portfolio investment, commercial credit, and other sources of capital. Accurately determine utilization goals and accelerate disbursement of ODA funds, improve management patterns, raise efficiency and have on-time debt service schedules; and keep a reasonable and safe foreign debt ratio.
Promote the role and dynamism of enterprises in all economic sectors as actors in international economic integration. Step up trade and investment promotion, strive for new outlets, products and trademarks. Encourage Vietnamese enterprises to set up cooperative and joint-venture projects with foreign enterprises and boldly invest overseas.
Push forward foreign-bound cultural and information work, thus helping enhance cooperation and friendship between ours and other peoples.
Cater for the training, fostering and forging of a contingent of foreign relations personnel with political steadfastness, proper command of foreign languages, high professional standards, and adequate ethical and moral qualifications.
Intensify research, forecasting and advisory work related to foreign relations, and mobilize the participation and wisdom of research institutions and scientists.
Ensure the Party's unified leadership in and the State's governance over external activities. Closely coordinate external activities of the Party, State and people; external political and external economic relations; foreign relations, national defense and security; and foreign-bound information and home-bound information.
http://www.mofa.gov.vn/en/cs_doingoai/#5wKTJh68cIgq

Nguồn: Nguyenvantuan 

Lượm lặt vui vui...

Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.

Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.

Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu

Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.

Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.

Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.

Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.

Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.

Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình

Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai

Cảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy:
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông:
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Đụng hàng:
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau

Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”

Dao dĩa:
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Tỏ tình:
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”

Ăn sáng:
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Dạ vâng:
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Chào hỏi:
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”

Giàu có:
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Uống bia:
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa

Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Cây xanh:
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến:
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

Chợ tình:
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Xe:
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán

Vá xe:
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

Hồ:
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe’’ em nha.

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.

Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet:
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa:
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn

Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai

Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Gời điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông

Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét

Khen vật gì to:
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.

Về hoa quả:
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom

Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm

Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám

Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc

Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn

Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Hà nội: Gội đầu thư giãn
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ & hớt tóc máy lạnh.
Thực ra vào trong đó thì như nhau

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: quỷ sứ & đồ quỷ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Uống Cafe:
Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu:
Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:
Ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.

Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Ca ve:
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”