Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Download "Sát thủ đầu mưng mủ"

Mình thấy thật dở hơi khi cấm phát hành "Sát thủ đầu mưng mủ". Đọc cuốn sách này thấy có vấn đề gì nghiêm trọng lắm đâu, xả tress cũng thú vị. Chắc là do mấy tên nhà báo ngồi lê đôi mách, rửng mỡ chê bai.
Nếu đã cấm phát hành "Sát thủ đầu mưng mủ" thì cũng nên cấm mấy chương trình hài, gala cười trên ti vi (chẳng hạn như: Vitamin Cười trên HTV2, Thư giãn cuối tuần, Hỏi xoáy đáp xoay trên VTV3, ...). Mấy chương trình đó tôi thấy cũng sử dụng mấy câu nói kiểu như trong "Sát thủ đầu mưng mủ".
Vì vậy mình up link lên đây cho ai thấy thích thì download về đọc chơi. Truyện đọc xả tress, vui vui chứ không có gì bậy bạ hay phản cảm, phản động gì cả nên mọi người không việc gì phải lo lắng cả, thậm chí trẻ em từ 10 đến 15 tuổi đọc cũng được, tụi nó càng khoái.
Đây là link download trên mediafire.com:     Sát thủ đầu mưng mủ

Nam quốc sơn hà không phải của Lý Thường Kiệt?

(Đọc được bài trên hacao.net khá thú vị. Trước đây cũng nhờ internet mà mình biết được nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là giả, giờ biết thêm sự thật nữa về Nam quốc sơn hà không phải của Lý Thường Kiệt. Bài của  nhà thơ Trần Nhuận Minh).

“Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao…”

Quả thật chúng ta đã nói dối quá nhiều, viết dối quá nhiều. Bản thân tôi cũng đã từng nói dối, đã từng viết dối. Cứ nhớ đến là lại xấu hổ. Đã đến lúc phải nói thật, viết thật. Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, là khẩu hiệu của đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là phương châm hành động của những người Cộng sản chân chính Việt Nam.
Chính tôi đã trực tiếp nghe từ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu khuyến khích các nhà văn nói thật, viết thật, và yêu cầu các nhà văn lấy đó làm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình.
Có một thời kì khá dài, chúng ta nghĩ rằng: cái gì có lợi cho cách mạng, dù cái đó không diễn ra, vẫn là sự thật. Còn cái gì không có lợi cho cách mạng, dù cái đó có diễn ra ngay trước mắt, cũng không phải là sự thật. Quan niệm này, theo tôi, xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: “Cái gì có lợi cho cách mạng thì cái đó là chân lí”, mà Nguyễn Đình Thi thuật lại, trong ghi chép của Hà Minh Đức. Cũng theo Nguyễn Đình Thi, trong bài nói chuyện về văn nghệ ở Diên An năm 1942, “Mao Trạch Đông phủ nhận tính người, đề cao tính giai cấp và thực dụng của văn học”. (Nguyễn Đình Thi – Chim phượng bay từ núi, của Hà Minh Đức, nhà xuất bản Văn học, 2010).
Chúng ta lại phải đánh giặc, hai lần kháng chiến trường kì, vô cùng gian khổ và ác liệt, cần phải chiến thắng bằng mọi giá, để giải phóng đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc, kể cả đốt cháy giải Trường Sơn, nếu cần, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Trong binh pháp cuả mọi thời, mọi quốc gia, ai cũng biết có thuật nghi binh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta cũng dùng thuật nghi binh, làm lạc hướng chú ý của đối phương để tạo ra chiến thắng áp đảo ngay từ trận đầu… Nhưng áp dụng nó trong văn chương và học thuật lại là vấn đề khác, có khi tạo ra những sai lầm vài thế kỉ… Ví như bài thơ Phóng cuồng ca rất nổi tiếng của Trần Tung, Bồi tụng Bùi Huy Bích thời Lê ghi là của Trần Quốc Tảng, 200 năm sau, cho đến tận bây giờ, sai lầm này của ông Bùi vẫn không sửa hết được.

Gần đây là bài thơ Nam quốc sơn hà… không phải của Lí Thường Kiệt. Giáo sư Bùi Duy Tân, người thày dạy tôi ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đang điều trị ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện Hữu Nghị, nhờ con chở đến và xin đăng kí phát biểu trong hội thảo thơ tại nhà Thái Miếu trong Ngày thơ Việt Nam, chiều Rằm tháng Giêng năm Kỉ Sửu ( 2009), do nhà thơ Vũ Quần Phương, chủ tịch hội đồng Thơ chủ trì và tôi là ủy viên hội đồng, được phân công cùng với nhà thơ Vũ Quần Phương, thực hiện cuộc hội thảo này.
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt thường được biểu diễn trong màn múa hát dàn dựng theo phong cách sử thi rất hoàng tráng với giáo mác oai hùng tại sân khấu chính của Ngày thơ Việt Nam. Giáo sư nói với chúng tôi rằng: đây là lời phát biểu cuối cùng của ông, vì ông không biết sẽ “đi” ngày nào. Chúng tôi đã dành cho ông 45 phút, trong khi những người khác, chỉ có 15 phút. Tại đây, trong không khí linh thiêng của nhà Thái Miếu, có đốt hương trầm khi hội thảo khai mạc, giáo sư đã chính thức báo cáo rằng, bài thơ ấy khuyết danh, giáo sư là người đầu tiên gán cho Lí Thường Kiệt và sau đó, ông cùng những cộng sự của ông và những học trò của ông nữa, đã viết vào tất cả các loại sách giáo khoa, từ cấp tiểu học đến trên đại học. Và bây giờ, trong hương khói linh thiêng của Thái Miếu – Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, ông chính thức xin lỗi các thế hệ thày giáo và các thế hệ học trò…
Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao… Thực ra, không có ý kiến chính thức của giáo sư, bất cứ ai có chút am hiểu về lịch sử và thơ văn thời Lí, cũng đều biết bài thơ ấy khuyết danh, chỉ là tục truyền, mà ngay tục truyền cũng không ghi: “tục truyền rằng bài thơ ấy là của Lí Thường Kiệt”, như sau này ghi tục truyền rằng: những bài thơ Nôm ấy (ám chỉ âm vật và chuyện buồng the) là của Hồ Xuân Hương (mà không phải của Hồ Xuân Hương).
Tôi tra trong Đại Việt sử kí toàn thư (1479) tập I, chương Nhân Tông hoàng đế nhà Lí, năm Bính Thân (1076), vua sai Lí Thường Kiệt đánh Tống trên sông Như Nguyệt. Sau khi ghi xong cuộc chiến, với thắng lợi lớn rồi, sử gia mới ghi thêm trong ngoặc đơn (…), nguyên văn như sau (“Tục truyền rằng, Thường Kiệt đắp luỹ làm rào ở dọc sông để cố giữ. Một đêm các quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân, có tiếng ngâm to rằng: Nam quốc sơn hà nam đế cư…) Sử gia ghi hết bài thơ 4 câu rồi viết sang việc khác ngay, không ghi bài thơ đó tục truyền là của ai và kết quả bài thơ ấy trong trận đánh là như thế nào.
Bây giờ, trên các diễn đàn và trên các sách báo, vẫn có người nói và viết về bài thơ này của Lí Thường Kiệt… Dù vài năm nay, sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông trong nhà trường, bài thơ ấy đã đề khuyết danh rồi. Và một bạn tôi cho hay, bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ thiếp chữ vàng đề tên Lí Thường Kiệt trong bảo tàng lịch sử nay cũng không đề tên tác giả nữa. Như thế là sự thật đã được khôi phục theo đúng tinh thần đại hội VI của Đảng.
Ví như Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, một Hồ Xuân Hương dân gian, cũng như một Đoàn Thị Điểm dân gian trong truyện Trạng Quỳnh, mà tôi đã trình bày lại khá căn kẽ trong các bài đã đăng báo trước đây…Tôi nhớ giáo sư Hoàng Xuân Hãn hoặc giáo sư Trần Thanh Mại, một trong hai ông, đã kêu to lên rằng: “mồ cha không khóc đi khóc đám mối”. “Mồ cha” là Lưu Hương kí , tác phẩm do Hồ Xuân Hương thật sáng tác. “Đám mối” là Thơ truyền tụng…, sáng tác dân gian gán cho Hồ Xuân Hương. Nó vẫn nguyên giá trị nếu xét trong phạm trù văn học dân gian, chứ không phải văn chương thành văn, văn chương bác học của một tác giả có thật. Vậy mà “đám mối” ấy, có trong tất cả các sách giáo khoa dạy sự trung thực văn hóa cho học trò ở mọi cấp học trong nước, chưa kể ở nước ngoài…
Được biết có thời kì, chúng ta còn định làm hồ sơ để UNESCO công nhận Hồ Xuân Hương ( nhân vật dân gian) là thi hào dân tộc như Hội đồng hòa bình thế giới đã từng công nhận thi hào dân tộc Nguyễn Du. Xuân Diệu đã có tập sách Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Hãy chỉ nói hai vấn đề rất lớn và rất nhỡn tiền trong văn chương, chưa kể trong các loại khoa học đòi hỏi sự chính xác khác. Ví như nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, sách giáo khoa sử học, ở tất cả các cấp, hàng vài chục năm, đã viết, do Mai Thúc Loan cùng nông dân Nghệ Tĩnh phải gánh vải cống sang Trung Hoa cho Dương Quí Phi ăn… mà nổi dậy chống quân nhà Đường. Khi tra vào tiểu sử Dương Quí Phi thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm 713, năm ấy, bố mẹ Dương Quí Phi còn chưa lấy nhau.
Năm 719, nghĩa là 6 năm sau, Dương Ngọc Hoàn mới sinh ra, năm 736 mới vào cung, năm 739 mới làm phi cho vua Đường Minh Hoàng và được gọi là Dương Quí Phi… (chưa kể việc gánh vải vài chục năm sau ấy, ở Quảng Châu , Trung Hoa, chứ không phải ở Việt Nam) . Rồi em bé Đuốc sống Lê Văn Tám. Tôi đã có 7 năm dạy học ( 1962 – 1969) và 22 năm làm bí thư chi đoàn và bí thư đoàn, (1962 – 1974), thường nêu cao tấm gương anh hùng hiếm có của anh.
Nhưng chỉ một lần, đến thăm kho xăng ở Hà Khẩu, thị xã Hồng Gai, một kho xăng loại nhỏ, sau khi nghe thuyết trình về hệ thống cấu trúc, bảo ôn, và nguyên tắc bảo vệ của các kho xăng, tôi đã nghi ngờ chuyện Lê Văn Tám là bịa rồi…Biết bao trường học, con đường. công viên… hiện vẫn còn mang tên Lê Văn Tám… Gần đây, giáo sư Phan Huy Lê, một nhà sử học đầu ngành và là chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã công bố công khai trên báo chí và trên Đài Truyền hình Việt Nam, ý kiến của giáo sư Trần Huy Liệu, trước khi mất (cũng giống như giáo sư Bùi Duy Tân) về việc ông, khi làm Bộ trưởng tuyên truyền, đã tạo ra hình tượng anh hùng này, chỉ để tuyên truyền trong kháng chiến chống Pháp, thì tôi tin ngay và càng thêm kính trọng nhân cách hai vị giáo sư.
Rồi cành đào Thăng Long mà vua Quang Trung gửi tặng Ngọc Hân công chuá đang ở Phú Xuân (Huế) là do một nhà viết chèo bịa ra, sau này được sử dụng trong nhiều cuốn sách như một tư liệu chính thức về mối tình cao đẹp của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Gần đây, tôi được biết tại nhà thờ danh nhân văn hóa Chu Văn An (Chu An) tại Chí Linh, Hải Dương có dòng chữ sơn son thiếp vàng lớn để thờ: “Ta chưa thấy nước nào coi thường sự học mà khá lên được”. Dưới câu đại tự đó đề CHU VĂN AN, như một câu danh ngôn “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…” của Thân Nhân Trung vậy. Ai cũng ngạc nhiên vì chưa từng thấy Chu An nói thế, viết thế bao giờ. Sau hỏi ra mới biết đó là lời thoại trên sân khấu của nhân vật Chu An trong một vở kịch chèo. Vậy đó là lời của nhà viết chèo hôm nay đấy chứ. Chao ôi, cái nước mình nó thế (lời nhà văn Hoàng Ngọc Hiến) các nhà sử học chân chính, các nhà văn hoá thứ thiệt đi đâu cả rồi…
Ấy là chưa kể “phát minh khoa học” lạ lùng: “ăn ngô bổ hơn ăn gạo” …vân vân và vân vân…
Tôi có câu thơ: Ngày vĩ đại là ngày không nói dối… Bởi tôi biết “không nói dối” là một điều rất khó tránh và không ít trường hợp, ta dùng nó như một phương tiện hành xử. Vì những lời nói dối, dễ được nghe hơn những lời nói thật, nhất là với đàn bà, trẻ con và các cấp trên.
Ví như tôi thường kể cho các cháu ngoại nghe về lòng tốt đến không thể nào có, của các bà tiên, ông bụt, trong các chuyện cổ, mà đương nhiên là tôi vẫn biết đó là những điều bịa tạc giả dối.
Ngay từ lúc lọt lòng, mình đã dạy thế hệ sau sự giả dối rồi…Vậy thì còn biết trách ai đây ?…

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

MỌI NGƯỜI HÃY LÊN TIẾNG - TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM


Mình đang lang thang trên net đọc mấy bài liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam thì đọc được bài này trên  blog haydanhthoigian . Nguồn tin này không biết có chính xác không, nếu đúng như vậy thì thật nguy hiểm. Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng khó giữ đối với anh bạn hàng xóm Tàu khựa.

Bắc Kinh đuổi VTV4 ra khỏi vùng thủ đô Mỹ để thay bằng CCTV9 tuyên truyền về Trường Sa


 khi công luận Mỹ không nghe gì về phía Việt nam, thì họ sẽ yên trí là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của người dân Tàu từ nhiều thế hệ trước ! Lúc ấy thì khó cãi, khó thay đổi những gì quốc tế đã in trí.

bản đồ biển Đông Trung Quốc muốn cho các vị dân cử Mỹ làm quen
Đã vài tháng qua, chương trình truyền hình VTV4 của Hà Nội phát qua các hệ thống cable TV của Mỹ ở vùng Washington DC như Comcast và RCN đã bất ngờ biến mất. Thay đúng vào nơi đó là CCTV9 của Trung quốc, dù Bắc Kinh đã có sẵn một băng tần kế bên từ nhiều năm nay. Như vậy hiện nay Trung Quốc có hai băng truyền hình để tuyên truyền ngay thủ đô Mỹ, bằng cách làm băng tần Việt Nam biến mất.
Điều đáng nói là Bắc Kinh bắt đầu cho chiếu những phim “tài liệu” documentary về những huyện đảo Nam Sa, Trung Sa và Tây Sa (theo cách gọi của họ), trực thuộc tỉnh đảo Hải Nam. Các phim tài liệu đó hoàn toàn khiên cưỡng, đưa ra các chứng cớ lịch sử rất mù mờ, viện dẫn tới những chuyến hải hành thám hiểm hàng ngàn năm trước.
Điều đáng chú ý là động thái này sẽ khiến các vị dân cử Mỹ, công chúng và công luận Mỹ trong vùng Washington DC và toàn nước Mỹ có nhận thức không đúng về nguồn gốc, lịch sử và chủ quyền thật sự của các hòn đảo trên biển Đông của Việt Nam.
Trong khi đó thì tiếng nói của Việt Nam về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa hầu như vắng hẳn trên trường quốc tế. Băng truyền hình duy nhất là VTV4 ở thủ đô nước Mỹ thì nay nhường chỗ cho CCTV9 của Trung Quốc.
Các vị trong sứ quán Việt Nam ở Washington DC như đại sứ, tham tán văn hóa, tham tán quân sự, tham tán báo chí…có trách nhiệm gì về tình thế hiện nay hay không ?
người "tiền sử" Tàu sống trên Hoàng Sa
ảnh quân nhân Tàu Tưởng trấn đóng Hoàng Sa
cư dân Tàu ở Hoàng Sa từ năm 1975 tới nay

Chủ đề 20/11 (tiếp theo)

THẦY 
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...



LỜI CỦA THẦY 
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ


Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!


Không đề 

Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !

Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .

Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

                                             (Sưu tầm trên net)

Chủ đề 20/11

Sắp đến 20/11 (khoảng 1 tháng nữa, nói "sắp" cho nó có cảm giác gần đến), ngày nhà giáo Việt Nam mình sưu tầm một số bài liên quan đến thầy trò, trường lớp, dạy học đọc vui vui cho có không khí giáo dục:
Sưu tầm mấy bài này trên blog:      hongvan

                                        MỘT GIỜ NGHE CÔ GIẢNG...! 

       Một giờ nghe cô giảng...
Em trở lại ngày xưa
Ngày em còn đi học
Cô lặng lẽ đò đưa!

Một giờ nghe cô giảng...
Thời gian vẫn xuôi dòng
Cuộc đời nhiều khuôn mặt
Hỏi: Đò ơi! Còn không..?

Một giờ nghe cô giảng...
Viên phấn trắng hiền hơn
Em thấy mình bé nhỏ
Chạnh lòng câu: Ghi ơn!

Một giờ nghe cô giảng
Cũng chỉ một giờ thôi
Dòng sông bình lặng chảy
Dòng thời gian...
                       Cuốn trôi!

Muốn được làm viên phấn
Tròn trịa hơn trong đời!
 Cảm xúc dự giờ" Bên kia sông Đuống"Hoàng Cầm- Lớp 12A10
                                    3-11-2000
                                    
                                    HỌP...!
                         Trường ta hội họp thật là vui
                         Chuyện nhỏ, chuyện to, chuyện lúi xùi...!
                         Mọi người mặc kệ: Tranh nhau cãi...
                         Kẻ tức sôi gan, kẻ ngậm ngùi..!

                         Xếp lọai học sinh được đem bàn
                         Nói qua, nói lại, hóa tràn lan
                         Suy đi, ngẫm lại, cùng như vậy
                         Hiểu đúng mà nghe chẳng rõ ràng...

                         Bàn tới, bàn lui đã chín giờ
                         Giật mình cứ tưởng chuyện nằm mơ
                         Ôi thôi ba tiếng thành mây khói
                         Đến lúc ra về vẫn ngẩn ngơ...!?

                                                                       Tháng 4/1987  

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

NGỒI NHẦM LỚP

Bộ GD - ĐT dùng từ kể cũng hay: Ngồi nhầm lớp. Thực ra là nói về những HS mất căn bản về kiến thức, không biết gì cả. Ví dụ như lên lớp 4, lớp 5, thậm chí là học lớp 8, lớp 9 rồi mà vẫn chưa biết đọc, biết viết, không tính được các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia.
Theo tôi nếu có HS ngồi nhầm lớp thì cũng phải có giáo viên dạy nhầm lớp. Mà muốn giải quyết được những HS ngồi nhầm lớp này theo suy nghĩ cá nhân tôi là nên cho nghỉ việc hết những giáo viên trình độ kém, kiến thức hổng. GV kém dạy không được cộng với việc lười sáng tạo, lười tư duy dẫn đến ra đời cả một thế hệ HS kém cỏi.
Kết quả các kì thi tốt nghiệp phổ thông, các kì thi cao đẳng, đại học là minh chứng rõ nhất.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

GIẬT TÍT HOÀNH TRÁNG


Post lại từ blog Mai Thanh Hải

Thư giãn - Trong Ngày hội của các Phóng viên, Biên tập viên Báo chí, Ban Tổ chức nảy ra sáng kiến tổ chức cuộc thi để tìm ra "Thần tượng phóng tin Việt Nam Idol".
Chủ điểm đưa ra là cách thi triển công phu phóng tin, với đầu bài cụ thể: "Từ vụ trọng án trong Văn học xưa: Chí Phèo đâm chết Bá Kiến"...

Hàng loạt các anh tài từ rất nhiều cơ quan Báo chí lớn, có truyền thống đã hồ hởi tranh tài với đúng những sở trường mà mình đang có. Dưới đây là bản tổng hợp kết quả:

1. Chuyện anh Chí đâm chết Bá Kiến, có thể "thi triển" các tựa đề:

 - Kinh hoàng vụ sát hại Trưởng thôn Vũ Đại

- Say rượu, đâm chết cán bộ thôn

- Đã tìm được kẻ giết Trưởng thôn làng Vũ Đại

- Bi kịch làng Vũ Đại: Trưởng thôn bị giết tại nhà

- Kẻ giết Trưởng thôn Bá Kiến là người cùng làng

- Nghi phạm giết Trưởng thôn đã có tiền án

 - Trưởng Công an làng Vũ Đại: Chúng tôi đang tiếp tục điều tra.
 


2. Sau đó, có thể khai thác chuyện anh Chí với chị Nở trong vườn chuối:

- Sốc với hình ảnh giới trẻ công khai tình yêu trong vườn chuối

- Có hay không vụ hiếp dâm trong vườn chuối

- Vừa ra tù, đã phạm tội hiếp dâm

- Đau lòng người đàn bà dở bị cưỡng bức

- Chân dung kẻ đồi bại tại làng Vũ Đại

- Đã xác định được kẻ hiếp dâm chị N.

- Vụ lạm dụng tình dục ở làng Vũ đại – Công an thôn vào cuộc


3. Tiếp tới, chuyển ngay sang các nội dung:

- Phát sốt vì bộ ảnh cực "nóng" của Thị Nở

- Bé Nở "lạ lẫm" trong trang phục tứ thân

- Thị Nở vai trần đi vo gạo

- Thị Nở thổ lộ về mối tình đầu

- Thị Nở e ấp bên người "đặc biệt"

- Thị Nở hot với yếm đào bên bờ sông

- Thị Nở: Anh ấy không phải là đại gia

- Thị Nở: Giữa tôi và anh Chí chỉ là mối quan hệ cùng thôn

- Thị Nở: Còn quá sớm để nói về chuyện yêu

- Lộ ảnh sốc Chí Phèo & Thị Nở trên Facebook

- Chí Phèo: Tôi chỉ coi em Nở như em gái

- Những bóng hồng trong cuộc đời anh Chí

- Rộ tin đồn Bá Kiến là người thứ 3

- Dàn sao nông dân "kute" làng Vũ Đại cùng chúc mừng cho bé Nở

- Xôn xao đoạn ghi âm đêm hẹn hò của chị Nở và anh Chí tại vườn chuối

- Chí Phèo & Thị Nở: đẳng cấp chuyện tình Titanic


4. Nếu "có tầm nhìn" thì đi ngang sang các đề tài:

- Cảnh tỉnh về lối sống buông thả của 1 bộ phận thanh niên nông thôn

- Nói về vấn nạn lạm dụng tình dục ở nông thôn

- Có hay không việc cần thiết đưa giáo dục giới tính về nông thôn

- Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn và các hệ lụy xã hội


5. Hoặc xoáy sang các chủ đề hút khách:

- Rượu, cháo hành (không thịt) và câu chuyện an toàn tình dục

- Rượu và chuối xanh: Thần dược của tình yêu !

- Cháo hành có phải là phương pháp phục hồi hữu hiệu sau khi làm chuyện ấy?


6. Và cuối cùng là "vét máng":

- Làng Vũ Đại ngày ấy và bây giờ

- Lật lại Hồ sơ vụ án Chí giết Kiến

- Những chuyện chưa kể về anh Chí Phèo

- Lương y Phạm Thị Hồng nghi ngờ Chí "còn nguyên": Có hay không chuyện tình Vườn chuối?..

LIÊN HOAN













Địt mẹ thằng đánh rắm !

Có lần mình và thằng bạn cùng đi thang máy lên tầng 12. Lúc đi nửa chừng, mình bấm thang xin dừng tầng 7. Thằng bạn thấy vậy ngạc nhiên, nhưng không nói gì, có lẽ nó nghĩ mình hiếu động, bấm nhầm.

Tới tầng 7, cửa thang máy mở, mình bước nhanh ra.

Cửa thang từ từ khép lại, mình còn nghe tiếng thằng bạn trong đó rú thất thanh:

- Đị...t… mẹ thằng... đánh rắm!



(Truyện mất nết này là của lão thầy bói già:    Đinh Vũ Hoàng Nguyên)

Nguyễn Phú Trọng tên là gì?

(Bác Đông A có bài viết khá thú vị nên xin phép bác mang về blog của mình).
Thoạt nghĩ đây là một câu hỏi lẩn thẩn. Nhưng nghĩ lại tôi quả thật không biết ông Trọng tên là gì. Tất nhiên tên của ông Nguyễn Phú Trọng là Trọng. Nhưng "trọng" này có nghĩa là gì? Xem bản tin của truyền thông của Trung Quốc thì thấy viết là 仲, có nghĩa là giữa, em như "trọng xuân" là giữa xuân hay "trọng đệ" là em thứ. Lý Ông Trọng cũng là chữ trọng này. Trọng như vậy có nghĩa là đàn em. Tra Google lại thấy có chỗ viết là 重, có nhiều nghĩa như nặng, tôn trọng, chuộng, quá... Với chữ trọng này "phú trọng" có nghĩa là kẻ lắm tiền, nên quyền thế lớn. Hàn Phi nói rằng đấy là nguồn gốc sinh ra "loạn công". "Đại cục vi trọng" là chữ trọng này.
Tra wiki thấy bản tiếng Nhật gọi học vị của ông Trọng là "chuẩn bác sĩ", còn bản tiếng Trung viết là "phó bác sĩ" [trong các tiếng Trung, Nhật, Triều học vị PhD đều được gọi là "bác sĩ"].
(Theo blog:      donga01)

BỊ LỪA MÀ VẪN SƯỚNG - HA LONG BAY


Tổ chức lừa tiền thế giới

New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ, tên là Bernard Weber.

Đây là Website của một tổ chức tư nhân, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World), chứ không phải của một dự án của một Chính phủ hay Tổ chức uy tín nào trên thế giới.

Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các Ban ngành về tài nguyên thiên nhiên và du lịch ở nhiều nước trên thế giới (nhất là các nước nghèo, có hiểu biết và dân trí thấp).

Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng.

Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các Cty Dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…

Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn.

Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.

Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, Báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng.

Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả. Bạn nào thấy rồi, thì báo cho mình 1 câu với?.

Đẳng cấp chém gió cấp Quốc tế

Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do Tổ chức phát động.”

Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W.

Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau:

New7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ.
Trong khi đó, cùng thời điểm, trang Vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ.

Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ.
Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới.

Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, New7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265).

Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu

Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới...
(Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011).

Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W

Khi được hỏi về N7W, Tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên".

Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học?...

Nagib Amin - Một Chuyên gia Ai Cập về Di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học". Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber (nhà sáng lập NOWC), chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W: "Không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) Quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011
http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/
http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/

Chắc Chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W, nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo

Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W

Tại Việt Nam, từ năm 2007, Chính phủ phát động cả 1 Chiến dịch cấp Quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền Quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”...

Cụ thể:

Từ ngày 22/2/2008, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW.

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Nhiều báo, như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước"), thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này.
Tại Tiền Giang, từ ngày 25/3/2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa Thông tin và Sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm Đoàn viên Thanh niên (ĐVTN) Đoàn Khối Dân Chính Đảng tỉnh Tiền Giang, đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho 3 danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới (trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn).

Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt ĐVTN TP. Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn.

Ngày 14/3, UBND tỉnh Quảng Ninh, Báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố".

Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng), "bá đạo" trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.

Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9/2011 để PR cho N7W.

Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc Vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được "tiếp thêm đạn", các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp, liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí Ttruyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao Chính phủ Việt Nam lại “gà mờ” như thế?.

Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao Chính phủ 1 nước lớn như Việt Nam lại không?.

Phải chăng, Chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên?.

Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam...

Kết luận về N7W:

Các bạn nên nhắn tin Góp đá xây Trường Sa (soạn tin TRUONGSA gửi 1408) thì thiết thực hơn nhiều việc nhắn tin ủng hộ bọn lừa đảo N7W. Vịnh Hạ Long có nhất bảng, thì cũng chả có bố con thằng Tây nào để ý đâu.

Còn Trường Sa được xây dựng kiên cố, thì chúng ta sẽ giữ được mảnh đất hương hoả cha ông...

Blog Phọt Phẹt (Bài trên dienddanlichsuvn của thành viên Champion).