Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

VIẾT NHẢM

Người Việt Nam lạ thật. Luật đưa ra thì không bao giờ chấp hành, nếu có thì cũng chỉ là đối phó. Cụ thể là vấn đề giao thông, người dân chấp hành một cách nửa vời. Nếu có cảnh sát giao thông thì nghiêm chỉnh lắm cứ như là một công dân tốt chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ. Nhưng nếu không có cảnh sát thì mạnh ai nấy chạy, chả có nhường nhịn thằng nào cả, chạy các kiểu theo ý thích rồi vượt đèn đỏ như thường.

Thế nên tai nạn giao thông và số người ngủm củ tỏi vì tai nạn giao thông sẽ không bao giờ giảm cả. Mẹ kiếp, nó không tăng lên là phúc ba đời lắm rồi.


LÀM ĐĨ


Mỗi con đĩ đều có một lý do vào nghề của riêng mình. Một lý do để khóc lóc van xin và nài nỉ mỗi khi sa cơ lỡ bước. Một lý do có thật hoặc một lý do ảo nào đó. 


Đối với nó, làm đĩ, đơn giản chỉ vì tiền. Nó cần tiền và nó biết, khó có cái nghề nào cho nó đủ số tiền nó cần như nghề này. 


Nó coi đó là một nghề, và không hề xấu hổ về cái nghề đang làm. 


Nhưng lý do của nó lại là... 


Gia đình nó có "truyền thống" như vậy! 

Mẹ nó sinh nó ra mà thậm chí bà còn không biết nó là sản phẩm của lần quan hệ với người đàn ông nào. Sinh ra như một sai lầm nghề nghiệp. Sau khi sinh nó ra, mẹ nó không còn sinh nở được nữa. Nếu đối với những người phụ nữ khác thì đó là một sự đau xót, nhưng với mẹ nó thì là một niềm vui. Một mình nó bà ta đã quá đủ ngán ngẩm rồi. Nó lớn lên trong sự thiếu thốn, thiếu cả tình cảm của mẹ, và cả vật chất. Nhưng xui xẻo thay nó vẫn xinh đẹp. Nó không xấu xí. Đàn bà có vốn tự có để bán trinh tiết, thể xác, đàn bà đẹp lại có càng nhiều thứ để mài mòn. Nó chưa từng yêu, 20 tuổi chưa từng hiểu yêu một thằng đàn ông sẽ có mùi vị gì? Hay tất cả chỉ là mùi thể xác hoà lẫn trong cái vị mặn mồ hôi nơi đầu lưỡi mỗi khi quan hệ để được trả tiền. Học hành không đến nơi đến chốn, 15 tuổi đã bỏ học và làm nghề cùng với mẹ. Nó chẳng thể cho mình một cái nghiệp để kiếm tiền dễ hơn! 


Vậy là nó chấp nhận cuộc sống như một dòng sông phẳng lặng chảy xuôi chiều.


5 năm trôi qua, có đủ để một con đĩ an phận phải chấp nhận số phận hay bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời mình? Người ta tự hào khi kế thừa một truyền thống, còn nó, có nên đau xót khi phải đi theo một lối mòn?


Con người có những lựa chọn và nó biết cái nghề nó đang làm không phải là một sự lựa chọn tốt nhất cho một thứ việc làm. Nó chui vào một góc và bắt đầu khóc. Lần đầu tiên nó nức nở về số phận của mình, đã không chèo lái được cuộc đời, mặc nước xuôi chiều cuốn trôi. Phải chăng nó đã sai rồi sao???? Những lần đi khách không phải lần nào cũng dễ dàng, chưa kể công an, bảo kê và bọn dắt mối hành hạ. Chưa kể những khách hàng khiếm nhã. Như người ta vẫn nói, có thằng nào đi "đá phò" là thằng đàn ông tử tế đâu? Nó đôi khi bị khách đánh đập. Những thằng đàn ông vẫn bạo lực như vậy khi làm tình.


Có hôm, nó lết dậy trên giường mà không sao bước đi được, cảm giác thân thể rã rời, phần dưới đau nhức không thể tả... 


Lại một ngày trôi qua của một con phò với tai nạn nghề nghiệp đây mà. Nó cười. Cười lớn dần. Rồi trong tiếng cười vỡ vụn ấy, giọt nước nào đó lăn ra từ hai khoé mi.  Lần đầu tiên trong đời, nó cười mỉa mai cái nghề và cái thói đời này. 


Nó sẽ từ bỏ. 


Nó không muốn chịu cái sự đau đớn trên thân thể thiếu nữ, không muốn chịu cái sự nhục nhã ngày nối ngày thế này nữa.


Nhưng... 


Ai cho nó sự can đảm để bỏ nghề??????? 


Ai???? 


Xã hội này là nơi rất dễ dàng cho sự bắt đầu, nhưng lại quá khó khăn để kết thúc.... 


Nó quyết định đi tìm người đàn ông của mình, một người đàn ông mà như bao phụ nữ trên đời này vẫn có, ít nhất một người. Người đàn ông yêu nó. Yêu nó để nó yêu chứ không phải yêu nó như yêu một con phò.


Nó bắt đầu vẽ ra cái ảo tưởng cho đời mình. Một điểm sáng le lói có thể bước tới từ đâu đó ở phía những người đàn ông tử tế kia, không phải những khách hàng của nó.


Nó thay đổi nhiều, đi khách ít hơn, mặc cho bọn dắt mối cằn nhằn, cay nghiệt chửi bới, cùng với bảo kê liên tục đe doạ. Phải liều lĩnh.  Ai đó, đâu đó hay trong một bộ phim nào đó đã nói vây.


Cho đến khi nó quyết định bỏ nghề. Dù sao nó cũng chẳng có ràng buộc gì với cái nghề này, ngoài một từ "truyền thống" xót xa.


Như tất cả những con cave bỏ nghề  khác, đều chịu đựng những cái nhìn mỉa mai của "đồng nghiệp" và sự quấy rầy của quá khứ. Nhưng thời gian sẽ làm mọi chuyện trôi qua. Nó cắn răng chịu đựng với ý nghĩ đó và cố an ủi mình với mơ ước về một người đàn ông sẽ đến.


Phải là một đứa con gái trong sạch mới xứng đáng với một người đàn ông như thế. 


Khi con người ta đã thay đổi những ước mơ về hạnh phúc xa vời, thì nó thật buồn cười chỉ có một mong ước bình thường không xa xôi là được yêu dù chỉ một lần thôi.


Nó bắt đầu thói quen đi xem film một mình, đọc sách thường xuyên và tìm hiểu những công việc khác, trên báo. Rồi nó tìm được một công việc ở một quán cafe, bồi bàn. Nó hài lòng với công việc đó. Cố gắng tẩy rửa và lau chùi quá khứ của mình. Thay đổi tất cả. Thuê một căn phòng trọ nhỏ ở nơi mới. Dùng một số điện thoại mới. Thường xuyên ra đường không trang điểm chứ không loè loẹt như xưa. 


Mọi thứ thay đổi đến chóng mặt và khó khăn cũng nhiều đến chóng mặt.


Một năm trôi qua... 


Người đàn ông ấy vẫn chưa đến.... 



Cho đến một ngày, trước sinh nhật nó 1 tháng, nó nhận được một bó hoa. Người ta nói là có người tặng nó. Bó hoa hồng đẹp hơn cả trong giấc mơ. Không rõ người gửi. Và cứ thế trong một thàng liền, những bó hoa được gửi tới nơi nó làm một cách đều đặn.


Vào ngày sinh nhật nó. Không còn thấy bó hoa đó xuất hiện vào buổi sáng như thường lệ, nó có chút buồn thoáng qua. Một tháng nay nó đã mong chờ bó hoa ấy và chủ nhân của những bó hoa này làm nó tò mò, đôi khi là mong nhớ. Mong nhớ một người xa lạ.


Nó như một đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tặng một con búp bê đẹp. 


Tối hôm đó, khi nó đóng cửa quán, vì ca trực của nó là ca trực cuối cùng. Một anh chàng xuất hiện, với một bó hoa như mọi ngày trên tay.


- Chúc em sinh nhật vui vẻ.


Nụ cười tan mây, nụ cười ngọt ngào trên đôi môi ấy làm trái tim nó tan chảy. Một đứa con gái khát khao hạnh phúc bao lâu nay, giờ đây được đón nhận niềm vui thì sẵn sàng nhận lấy mà không mảy may đề phòng. Nó im lặng, sững sờ, luống cuống không biết phản ứng thế nào.


Vậy là tình yêu của nó bắt đầu như vậy đấy. 


Hoa hồng người đó tặng cho nó. Nó chưa bao gìờ yêu và cũng không biết yêu nhau người ta sẽ làm như thế nào và làm gì với nhau.


Hẹn hò này, đi chơi này, nhắn tin, gọi điện thoại và còn gì nữa??? Nhiều hơn cho một sự bắt đầu.


- Sao anh lại thích em? 


- Anh nhìn thấy em vào ngày đầu tiên em làm ở đây. Anh là khách quen của quán hehe... nhưng từ khi nhìn thấy em, anh không vào đây nữa. 


- Tại sao vậy? 


- Ồ, anh phải nghỉ ngơi và dành thời gian để nghĩ chuyện cưa cẩm chứ.


Nó cười hạnh phúc.


Cuộc sống đơn giản vậy, hạnh phúc đến đơn giản vậy. 


Một vài tháng sau nó chuyển về sống chung với anh. Đối với nó, đây hẳn là 1 sự phân vân, anh không biết quá khứ của nó và nó cũng không biết sống chung với người đàn ông mình yêu chứ chưa phải là chồng thì có là đứng đắn và giống con gái bình thường không? 


Nhưng mặc kệ! 


Anh muốn thế. Và như thế thì hai người mới có nhiều thời gian bên nhau, nhất là khi bố mẹ anh ở xa và anh lại đang sống một mình, cần 1 người phụ nữ để chăm sóc, cần một bàn tay phủ ấm căn nhà hoang lạnh.


Lại nói về bố mẹ anh, nó nhớ chưa một lần anh nhắc đến họ. Có vài lần nó cũng định hỏi nhưng nghĩ lại thì thôi bởi nếu anh có trả lời, rồi anh hỏi về bố mẹ nó, nó sẽ trả lời thế nào? 


Một đứa trẻ không biết bố là ai? Và một bà mẹ là điếm hết thời đang sống cuộc đời nghiện ngập, rượu chè, không hiểu đang ở nơi nào.Trả lời như thế sao???? 


Dù vẫn biết là anh sẽ biết hết dù sớm hay muộn nhưng nó vẫn không thể mở lời nói về cái cuộc đời xưa cũ mà nó đang cố gắng rũ bỏ.


Trước khi chuyển về sống chung, 2 đứa đi mua sắm rất nhiều vật dụng, vẽ ra một viễn cảnh của tình yêu hoàn hảo.


Nó nhoè mắt, cay lòng: 


- Anh tốt với em quá! 


Anh cười: 


- Anh không tốt đâu... 


- Không sao, em sẽ yêu anh, cho dù anh là người xấu đi chăng nữa.



Ngày nó chuyển đến sống chung với anh, đồ đạc không có gì nhiều ngoài vali quần áo, những thứ khác nó đã để lại căn nhà trọ vì anh nói, ở nhà anh cái gì cũng có, không nên đem đi cho lủng củng và mệt mỏi.


Buổi sáng hôm ấy, trời mưa, mây xám xít và không khí u ám nặng nề. Chỉ có nó là điểm sáng duy nhất của thời tiết ảm đạm không có mặt trời ấy. Nó vui vì được bắt đầu một cuộc đời làm người thực sự.


Đêm đó, là đêm đầu tiên của nó và anh. Rất lâu, rất lâu từ khi 2 người yêu nhau. 


Tấm ga giường. Một người đàn ông. Chiếc chăn mong manh. Ánh đèn đỏ. Mùi mồ hôi nồng nàn. Bàn tay to lớn lướt trên cơ thể co quắp.... đã từ bao giờ xa vời với nó. Nay lại trở về.



Và lại là với người đàn ông mà nó yêu.


Miên man với suy nghĩ hạnh phúc và cảm giác tuyệt vời đang trải qua. 


Sau khi làm chuyện đó nó thấy anh quay lưng đứng dậy mặc quần áo. 


Nó cười: 


- Anh ngốc thế, sao phải mặc đồ nhanh vậy. 


Anh lạnh lùng không nói gì. 


Mặc đồ tử tế, quay lưng lại đến tận khi đó vẫn chẳng nói gì thêm với nó. Sau khi xong xuôi, anh rút trong ví ra 1 tập tiền.


Rồi ném vào mặt nó khi nó còn đang trần truồng ở trên giường, phủ lên thân thể con gái là một tấm chăn nhỏ, đủ để tiền lướt qua da làm nó lạnh. Nó hoàn toàn không hiểu điều gì đang xảy ra, thế giới như sụp đổ, cánh cửa một cuộc đời đóng khép. Nó shock đến mức không nói được câu nào, chỉ biết im lặng, đờ đẫn như vậy nhìn anh. 


- Nhiều hơn một đêm của cô ngủ với bố tôi chứ? 


- Anh... anh... 


- Tôi chỉ muốn xem cô ngủ với bố tôi như thế nào. Người cha đáng thương của tôi đã bị cô làm mù mắt. Tôi chỉ muốn xem khả năng làm điếm của cô thế nào thôi.


- Anh.... anh... 


- Một con đĩ suốt đời chỉ là một con đĩ, không hơn. Cầm tiền và cút khỏi đây.... 


- Anh... 


- Tôi muốn tất cả cái lũ điếm như cô, và nhất là cô, phải chịu cái cảnh mà mẹ tôi phải chịu. Nhục nhã vì bị ruồng bỏ. Nhục nhã, rõ chưa? Cầm tiền và xéo đi.... Con điếm! 


Nó cười lớn. Cười sằng sặc. Nước mắt nó ào ạt tuôn trào. Đôi môi ướt đẫm. Nó cắn môi, giữ nguyên cái bộ dạng trần truồng đó. Nhặt...nhặt...nhặt những đồng tiền bán thân xác mà anh vừa trả nó.




Anh ta quay đi ko nhìn. 


- Bố anh là ai? 


- Là người bằng tuổi bố cô, là cái lão già mà cô đã cặp kè và làm si mê suốt 4 tháng trời, để ông ta đòi bỏ vợ. Đuổi vợ ra khỏi nhà, và bà ấy là mẹ tôi, gần 50 tuổi mà phải xách vali ra khỏi nhà và đi tự tử vì nhục. Là mẹ tôi. Là mẹ tôi. Cô hiểu chưa? Con đĩ! 


Anh gào lên, nước mắt anh trào ra, nỗi tức giận và niềm căn phẫn ứa lên mạnh mẽ.


- Tôi thậm chí đã không về kịp để nhìn mẹ lần cuối, chỉ vì cô đấy, con đĩ! 


- Em không biết bố em bao nhiêu tuổi. Nó cười, môi cắn môi, máu chảy ra hoà cùng dòng nước mắt tan. - Em chưa từng phá hoại hạnh phúc của ai.... chưa từng! 


- Một con đĩ như cô, thì làm sao biết mình đã ngủ với bao nhiêu người? Làm sao biết mình đã phá nát bao nhiêu cuộc đời chứ? Khốn nạn! Đồ điếm! Đồ chó cái! 


Nước mắt, dù đã kìm nén vẫn tuôn ra không ngừng. Lông mi đẫm nước, má đỏ, môi ướt máu. Nó cười. 


- Tất cả chỉ là giả dối hả anh? 


- Tôi chắc sẽ yêu cô. Tôi tưởng tôi đã yêu cô. Đã quên đi mục đích tiếp cận cô của tôi, những gì cô thể hiện quá tuyệt vời, sự che dấu hoàn hảo. Nhưng rồi trên giường cô cũng chỉ là con đĩ thôi. Tôi không thể quên. Một con đĩ giết mẹ tôi, nó ám ảnh tôi! 


- Vậy là.... anh sẽ yêu em như anh đã trót yêu em nếu như em không phải là một con đĩ, phải không?


Anh quay đi...



Không khí căn phòng đêm đầu tiên này,đầy máu và nước mắt, tràn ngập nỗi đau.


Nó với anh: "Nhiều hơn em được trả cho một đêm!" 


Mặc quần áo,kéo nốt đống quần áo mới xếp vào tủ trong sung sướng và hạnh phúc sáng nay. Nó nhét vào vali và kéo lết đi. 


- Cám ơn anh! 


Người đàn ông gục xuống! Anh ta khóc.... 


Cánh cửa kéo ra rồi đóng sầm.Trời lại đổ mưa.... 


Nó lết vali bước đi trên đường ướt,nước mưa tát vào mặt nó rát và nước mắt làm nó buốt giá, môi cắn bật máu giờ đây xót chảy tan trong nước mưa những giọt máu đỏ. Nó cầm nắm tiền trên tay.


Kiệt sức và đau đớn! 


............. 




Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác một người con gái, với giọt máu ở khoé môi, nước mắt 2 dòng khô trên đôi mắt nhắm u sầu. Cô ấy đã chết. Cổ tay hằn vết và máu chảy đẫm áo.


Một cái chết đau đớn và oan uổng! 


............ 


Nó lết trong cái đêm mưa bão đau xót ấy. Nỗi đau đã làm tiếng cười của nó bật nước. Nó quỳ xuống một góc khuất, bên mái hiên của căn nhà bên ngõ vắng. Lục lọi đống đồ đạc mà nó đem theo. Hộp dao cạo mua cho anh để anh cạo râu. Nó nghĩ vậy khi mua và vui lắm, cái cảm giác được chăm sóc cho anh như cho chồng mình. Mở quyển sổ nhật ký nó mua  với ước mơ hồn nhiên ghi chép lại những ngày sống chung của cả hai mà nó vốn nghĩ sẽ rất hạnh phúc. Nó rạch 1 vết nhỏ trên ngón trỏ của tay phải và bắt đầu viết trong nước mắt, trong nước mưa, trong máu. Trái tim nó vỡ nát theo từng dòng chữ đớn đau.
................. 


Người ta nhìn anh, khi anh đến đồn công an để nhận xác và khai báo. Nhìn anh như nhìn một con ác thú giết người.


Anh lặng lẽ khai những gì mà người ta hỏi.


............. 


Đám tang của nó chỉ có một mình anh


Chỉ là một nắm đất chôn người chết, được đào xới lên và thả cái xác xuống, cắm một vài nén hương, bia mộ là những dòng chữ trống rỗng. 


Một cái tên như bao cái tên... 


........... 


Bức thư tuyệt mệnh và chiếc vali của nó nằm im lìm ở góc nhà. Anh không hề đụng đến.... 


........... 


Một buổi sáng, anh giật mình bởi tin nhắn: " Tao lại thấy bố mày cặp kè với con kia rồi đấy!" 


Anh bàng hoàng.... 


Gọi điện thoại lại cho bạn. 


- Uh, đúng rồi, tên thế mà, nhưng nó bỏ làm ở đó lâu rồi, bỏ từ trước khi mày về nước cơ. 


Thế còn những tấm ảnh thì sao? Anh cảm giác như mình sắp nổ tung. Mở những cái ảnh chụp cha mình và cô gái đó. Anh chợt rùng mình. Vì những bức ảnh đó không có rõ mặt người con gái kia, chỉ 1 mái tóc giống nhau, 1 cái tên giống nhau, 1 chỗ làm giống nhau.


Anh chạy đến góc phòng, đôi bàn tay run rẩy cầm bức thư... 


Nước mắt trào ra, lăn lóc trong trái tim anh hoảng loạn, đôi môi run, hàm răng va đập,  những tiếng nấc không thành lời. Một bức thư đẫm máu, viết bằng máu và bằng một trái tim đau.


" Anh à, em nói thật mà. Em chưa từng phá hoại hạnh phúc của ai. Em biết anh nhầm lẫn. Nhưng em không thể giải thích vì anh nói đúng, em chỉ là một con đĩ. Em ước gì, em được sinh ra 1 lần nữa. Một lần trong sạch chưa bao giờ trải thân đĩ điếm.


Anh à, anh đúng. Anh ko sai.


Nhưng có một điều anh sai.


Số tiền anh trả cho em không đủ, không đủ cho một tình yêu.


Lẽ ra anh nên trả em nhiều hơn.... " 


Những nỗi đau dồn dập lên một cuộc đời và nhiều con người. Vì một người đàn ông mà 2 người đàn bà phải chết. Người đàn ông kia đã mất vợ. Và con của ông ta đã vô tình giết chết một người con gái yêu mình.


Nó đã cố gắng quên quá khứ, để học cách yêu một người nhưng nó vẫn được trả tiền vì yêu người đó. Vì đơn giản, nó chỉ là một con đĩ!



(Bài sưu tầm trên blog phot_phet.  Hình ảnh sưu tầm của Nhiếp ảnh gia Thái Phiên)

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

HALONG BAY VÀ CAMDAI BAY



Camdai bay: Thiên hạ bầu bán cho anh tưng bừng quá? Chuẩn bị thành 1 trong 7 kỳ quan mới của hoàn cầu. Sướng nhé?
Halong bay: Tôi đã cũ đâu mà cần mới. Sung sướng chó gì. Người ta đang kiếm ăn trên thân xác tôi.
Camdai bay: Anh thế là hạnh phúc rồi. Chứ như tôi, họ đái ngập đầu.
Halong bay: Tôi cũng chả hơn anh. Họ ị, họ khạc nhổ, họ xả rác, phóng tinh và chôn lấp cả bao cao su.
Camdai bay: Khiếp! Thế mà anh vẫn trong xanh, long lanh phết nhỉ?
Halong bay: Nhìn xa thôi. Trông gần thì tởm lắm.
Camdai bay: Chả gì anh cũng sắp thành đệ nhất kỳ quan.
Halong bay: Với tôi, đệ nhất hay đệ thất chả nghĩa lý mẹ. Cái tôi cần là họ phải biết giữ gìn, nâng niu, làm sạch tôi.
Camdai bay: Không cần làm mới?
Halong bay: Đã bảo là tôi chưa bao giờ cũ cả. Họ làm sao có thể làm mới tôi được. Tôi là con của mẹ Thiên nhiên chứ có phải như cô Lý Nhã Kỳ đâu mà đi bơm mông, vá vú.
Camdai bay: Cô ý đứng cùng anh quả long lanh thêm bội phần.
Halong bay: Thì cũng như anh Nguyễn Minh Hồng & chị Nguyễn Thị Doan thôi. Cặp giời sinh này, nói như ông bạn tôi, iêu nhau thì hợp nhẽ.
Camdai bay: Tôi không biết họ.
Halong bay: Một ông nghị trình luật nhà văn và một bà phó chủ tịch tuyên bố dân chủ xứ ta gấp vạn lần bọn giãy chết.
Camdai bay: Tôi không quan tâm đến chính trị.
Halong bay: Nhưng vấn đề là chính trị nó đang hiếp dâm tôi, cả một hệ thống. Từ đảng, đoàn đến mặt trận.
Camdai bay: Anh sướng chứ?
Halong bay: Không, tôi thấy đau & rát. Bởi chúng không ...xuất tinh.
Camdai bay: Thế chúng xuất gì?
Halong bay: Xuất thô, hố hố
Camdai bay: Tiên sư anh. Anh đang nói về khoáng sản?
Halong bay: Thì tôi cũng là một dạng tài nguyên. Và tôi hơn những loại tài nguyên khác là vĩnh cửu. Họ chỉ việc khai thác mà không cần phải lo mất đi hay tái tạo. Thế mà cũng chả nên hồn.
Camdai bay: Í anh là họ không biết cách, không biết làm?
Halong bay: Đúng thế. Hãy để tôi như vốn có. Đừng chạm vào tôi bởi bất cứ nhẽ gì. Giá trị của tôi tự lên tiếng.
Camdai bay: Quảng bá cho anh cũng tốt chứ sao?
Halong bay: Đã đành. Vấn đề là cách họ làm. Họ hiếp dâm tôi theo kiểu của một gã lực điền bại não.
Camdai bay: Thôi anh, than trách làm gì.
Halong bay: May là tôi không rên. Nếu không họ tưởng tôi sướng lắm.
Camdai bay: Họ cực khoái là được rồi. Bản chất của hiếp dâm là sự thỏa mãn và đạt được cực khoái của một bên.
Halong bay: Tôi cứ ước họ và tôi iêu nhau chân thành, hiến dâng và làm tình tự nguyện. Chứ đằng này...!!!
Camdai bay: Tình iêu nó xa xỉ và xa hoa lắm anh ơi.
Halong bay: Nhưng ít ra họ cần tử tế.
Camdai bay: Tử tế là gì, thưa anh?
Halong bay: Là cấm đái bậy!
Camdai bay: Mẹ anh, con rồng sập mà cứ đòi bay là nhẽ đéo gì?
Halong bay: Đó là tên hội nhập. Tên cúng cơm tôi là Vịnh Hạ Long.
Camdai bay: Tôi cũng đéo phải là Vịnh Camdai đâu. Tên cúng cơm là cấm đái bậy.
Halong bay: Khai nhỉ?
Camdai bay: Vâng, thưa anh. Hơi khai!
Halong bay: Thôi, tôi đi lãnh giải đây. Họ xướng danh rồi.
Camdai bay: Vâng, anh đi. Tôi cũng phải đi đái phát. Mấy khi được đái lên mặt mình.
(Cuộc phỏng vấn dâm tặc này được lấy từ blog phot_phet ).

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

DÂN TỘC .... THỦ DÂM


Cách đây không lâu, trong một cuộc thi mà kết quả phụ thuộc vào tin nhắn, một chàng ca sĩ đã bị báo chí cho bầm dập về chuyện mua một thúng simcad điện thoại phát không cho fan của mình để họ nhắn tin. Hành động đó được coi là "chơi không đẹp". Lúc đó tui cũng nghĩ, ai có tiền thì thắng, vậy thì thi thố làm chi.
Từ khi Tổ chức NewOpenWorld (trụ sở tại Thụy Sĩ, do tỷ phú Bernard Weber sáng lập) phát động trên toàn cầu cuộc bình chọn 7 kỳ quan mới của thế giới (New7Wonders of Nature), dân tình tứng lừng lựng. Nhiều tổ chức đoàn thể trong cả nước phát động bằng mọi cách, báo chí không phê phán như đã từng phê phán anh chàng ca sĩ trên mà còn đi đầu trong làng cổ súy.
Thiệt thà mà nói, tui là một trong những người đầu tiên click chuột bầu cho Hạ Long ngay tại... London (lúc đó báo tôi làm Duyên dáng Việt Nam bên đó, buổi tối anh em mới bày ra chuyện này). Tui cũng đã từng tổ chức cho sinh viên bầu rất chi rầm rộ.
Bầu là do thể diện của dân tộc nhưng trong bụng tui thấy không thoải mái bởi hai điều, một là, như bà Tôn Nữ Thị Ninh nói, Hạ Long đã được UNESCO công nhân là Di sản Thiên nhiên Thế giới, bây giờ lại dự vào cuộc bầu chọn của một tổ chức ở Thụy Sĩ do một cá nhân sáng lập không khác nào một cô đã đoạt vương miện hoa hậu Việt Nam lại về dự thi...hoa hậu tỉnh; hai là, do cái chuyện tổ chức phong trào bầu chọn, tui thấy có cái chi đó không công bằng trong cuộc chơi này. Có người cả đời không biết cái nào ra cái nào cũng bầu chọn cho hết trách nhiệm.
Thế nên mới nghĩ đi nghĩ lại, đôi khi cùng một vấn đề nhưng người này làm thì cho là sai, người kia làm lại tính vào thành tích, chẳng biết thế nào mà lần cả.
Nhưng mà đã trót dự thi rồi thì phải thi đến nơi đến chốn không thì bẽ mặt, nên bà con nhanh tay lên, giúp hoa hậu Quốc tế trở thành hoa hậu Thụy Sĩ, hoa hậu Việt Nam thành hoa hậu tỉnh!

PHỤT TINH TỰ SƯỚNG


Khi Lý Nhã Kỳ xuất hiện với hình ảnh Vịnh Hạ Long trước...ngực, hẳn nhiều người đã bất giác mỉm cười khi nhớ lại đoạn tiểu thư Julie "ôm đến chết" viên đại tá Pirot trong vở kịch phát hình trực tiếp "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên". Bấy giờ, khi đoạn phim "lộ ngực khủng" được post lên youtube, đã có lời bình rằng Đại tá Pirot ăn hai trái bom đó thì chết là đúng rồi. (Trả lời phỏng vấn sau đó, người đẹp "thanh minh": Với những người có số đo vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa như tôi thì mặc gì cũng bị lộ ngực").
"Bom đạn" như thế, ăn nói như vậy, làm đại sứ du lịch là đúng rồi. Và dù Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình khăng khăng rằng "Chẳng điên mà dùng Lý Nhã Kỳ để gây Scandal"- nhưng rõ ràng, người đẹp đã có vai trò quan trọng trong việc kêu gọi cổ vũ cho Vịnh Hạ Long.
Đơn giản là vì cô quá gợi tình. Và đẹp thì không bao giờ là lỗi cả.
Bởi thế, bỏ mặc những cảnh báo "cả quốc gia đang bị lừa", hẳn nhiều đấng mày râu sẵn lòng nhắn tin Halong gửi tới 147 (Nhưng chắc là để vote cho nụ cười Lý Nhã Kỳ chứ không phải vì yêu nước). 630 đồng/tin nhắn. Mất nửa cốc trà đá mà vote được cho người đẹp "vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa", nhân tiệnđất nước có được cái danh, dù hão, kể như chả vấn đề gì.
Trò tự sướng, còn gọi là thủ dâm, ở mình giờ có khi lại là một lối thoát hay khi người ta chẳng biết tự hào về cái gì, hoặc giả như trong bối cảnh bị cuộc sống với những khó khăn chật vật thường ngày tát cho đến tối tăm mặt mày.
Nhưng đến sáng nay, đọc hai bản tin TTX về chuyện Hạ Long thì lại thấy thương thương họ Lý.
Đầu tiên là TT&VH với một bản tin về chuyện người nhắn tin bầu chọn nhiều nhất. Anh này tên Hoàng. Ở Đà Nẵng. Làm thợ cơ khí. Dùng điện thoại cào. Nghèo. Theo TT & VH thì anh này cầm số tiết kiệm, khoảng hơn 7 triệu đồng, ra cửa hàng điện thoại nhờ nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ Long. "Lý do anh Hoàng nhắn tin nhiều vì vịnh Hạ Long quá đẹp và “Tôi quá yêu Hạ Long. Thế thôi”. Người đàn ông nghèo này đã đốt sạch khoản tiền tiết kiệm 7 triệu khi "bắn" tới 11.601 tin nhắn bầu chọn.
Còn đây là VTC: Cứ thế, anh Hoàng nhắn tin bình chọn cho vịnh Hạ Long. Hết tiền, anh lại nạp. Mỏi mắt, đau tay vì tin nhắn, anh Hoàng lại nghĩ ra cách làm sao nhắn thật nhanh, thật đơn giản. Chỉ trong gần 1 tháng, anh Hoàng đã nhắn gần 12.000 tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long bằng chiếc điện thoại Nokia 5130 từ số máy 0975695***... Đầu tháng 11, khi để dành được số tiền cũng khá với ý định sẽ mua quà sinh nhật con gái tròn 5 tuổi vào ngày 9/11 sắp đến. Nhưng tiền trong tài khoản điện thoại hết do nhắn tin quá nhiều, lương thì chưa nhận nên anh Hoàng lấy luôn tiền mua quà cho con nạp thẻ điện thoại rồi…hướng Hạ Long mà nhắn.
TT & VH dẫn lời Hoàng "dọa" anh sẽ còn tiếp tục "bắn". Thế mới kinh.
Vài tiếng sau đó, vietnamplus đưa tin: Lượng tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long tăng đột biến, từ 7, lên gần 9 triệu.
Với sự nhanh nhạy và sáng tạo của các nhà báo, chưa biết chừng ngày mai sẽ lại có hàng loạt bài viết về những cậu học sinh yêu nước nhịn tiền game để bầu chọn cho Hạ Long. Hay những cụ hưu bán nhà xua con ra đường để lấy tiền "bắn tin". "Đơn giản vì Hạ Long quá đẹp. Thế thôi".
Nghi ngờ "tình yêu nước" và "lòng tự hào dân tộc", đặc biệt là xúc phạm đến việc tiêu tiền của những người nhắn tin thì dứt khoát là bá đạo. Cười nhạo chuyện hơn 11 ngàn tin nhắn quả thực cũng là phường... kiết lỵ. Tuy nhiên, khi "Câu chuyện anh Hoàng", một người không biết dùng Internet- được đưa lên báo, chỉ thấy hiển hiện sự lạm dụng niềm tự hào dân tộc của dân chúng.
"Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm". Sự tự ti đôi khi khiến người ta thủ dâm với những cái danh, dù hão. Nhưng cũng không thể vì thế mà xui nhân dân ăn cứt gà sát.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đây bởi Quảng Ninh vừa quyết định treo thưởng cho những người nhắn tin. Theo đó, hễ thuê bao nào nhắn trên 100 ngàn tin sẽ nhận thưởng 10 triệu. Thuê bao nào 1 triệu tin nhận thưởng 20 triệu. Đặc biệt nhất, thuê bao nào trên 10 triệu tin sẽ nhận thưởng 30 triệu.
Vừa mấy hôm trước, cả hăm mấy "kỳ quan" mới có hơn trăm triệu tin nhắn, thế mà giờ Quảng Ninh treo thưởng cho 1 thuê bao với con số 10 triệu tin. Không biết khi đưa ra hình thức cột mỡ này, quan chức Quảng Ninh có sờ lên tai?
Vì đất nước, có thời những bà Mẹ Thứ đã hy sinh đến những đứa con cuối cùng. Nhưng rất khó để có những "anh Hoàng" nhắn đến cả triệu cái tin, tiêu đến cả gia tài vì những cái danh hão được kích động dưới danh nghĩa yêu nước hay tự hào dân tộc.
Thật khó có thể nhịn chửi bậy trước chuyện treo thưởng cột mỡ của Quảng Ninh bởi khi vận động nhân dân chí ít cũng cần tối thiểu sự tôn trọng chứ không thể cứ mặc định họ cũng kêu ò ò như mình.
Với giá bèo nhất 630 đồng/tin nhắn của đầu số 147 thì 10 triệu tin nhắn sẽ không còn chỉ là 1 cuốn sổ tiết kiệm. Con bò cũng có cách lựa chọn khác để bớt ngu đến mức vô đối như những người nhắn tin lấy thưởng.
Và giả dụ ai đó yêu nước đến nỗi nhắn đến 10 triệu tin nhắn thì dứt khoát buông máy cái là vào thẳng Trâu Quỳ.
Người điên cũng có cách lựa chọn khác còn để được coi là điên bình thường.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Thơ của cụ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

CHỪA

Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được thì ông cũng chẳng chừa.
                                                     
                                                       Nguyễn Khuyến


BA THỨ LĂNG NHĂNG

Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái nào hay cái ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.

                                                    Tú Xương

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Chế Linh và "văn hóa hòa hợp"


Báo chí trong nước hôm nay đồng loạt đưa tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của chương trình ca nhạc "Chế Linh 30 năm tái ngộ. Chắc nhiều người hâm mộ Chế Linh đang thất vọng với quyết định này, vì họ sẽ không có dịp nghe anh chàng ca sĩ lính chê biểu diễn.
Giới nghệ sĩ Việt Nam có lẽ là một trong những nhóm người gặp nhiều khó khăn nhất trên thế giới. Trước đây, khi Việt Nam chưa đổi mới hay sau đổi mới một thời gian ngắn, hầu như không có văn nghệ sĩ phía Việt Nam sang bên này, hoặc văn nghệ sĩ bên này về thăm Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một tạp chí văn học ra đời có tên là Hợp Lưu, do Họa sĩ Khánh Trường làm chủ bút là một cái mốc đáng chú ý. Như tên gọi, chủ trương của tạp chí là hòa hợp và giao lưu, đăng những công trình sáng tác và bình luận văn học của giới văn nghệ cả trong lẫn ngoài nước. Tôi rất thích tạp chí này, và là một độc giả lâu năm, ngay từ những số đầu (và nay thì đọc ké trên mạng). Tạp chí có nhiều cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước đóng góp nhiều bài biên khảo và sáng tác văn học có giá trị. Trong số các tác giả đó phải kể đến Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Mộng Giác, Vũ Ngự Chiêu, Đặng Tiến, Trần Vũ, Nhật Tiến, v.v. Ấy thế mà vẫn có những người cực đoan ở ngoài này chỉ trích rằng Hợp Lưu là “tạp chí Việt Cộng”, rằng Khánh Trường là người cộng sản! Còn ở trong nước thì chắc chắn Hợp Lưu không được lưu hành. Nhưng Hợp Lưu vẫn tồn tại và vẫn chuyển tải những sáng tác có giá trị cho người thưởng lãm.
Đó là giới văn nghệ sĩ, còn giới ca sĩ Việt Nam cũng chẳng lấy làm may mắn. Một thời gian dài, Việt Nam tồn tại hai dòng tân nhạc. Dòng tân nhạc hải ngoại là dòng nhạc miền Nam trước 1975 kéo dài, và dòng nhạc trong nước. Trong khi trong nước thịnh hành “nhạc đỏ”, nhạc hùng, nhạc chiến thắng, thì ngoài này là dòng nhạc tình (có người gọi là nhạc vàng), nhạc lính, nhạc chống cộng, và nhạc than thở cuộc đời tị nạn. Trong thực tế, dòng nhạc miền Nam trước 1975 vẫn tồn tại trong công chúng cả nước cho đến nay dù rất nhiều ca khúc không được chính thức cho phép trình diễn. Thử đi một chuyến xe đò miền Tây thì sẽ biết những ca khúc do Chế Linh, Phi Nhung, Trường Vũ, v.v. ca phổ biến như thế nào. Rồi đất nước mở cửa, ca sĩ trong nước có thể ra ngoài này trình diễn, và ngược lại ca sĩ ngoài này về Việt Nam làm những show nhạc hoành tráng. Có người về hẳn Việt Nam sinh sống và mở phòng trà. Ấy vậy mà thỉnh thoảng đây đó vẫn có một số người cực đoan biểu tình, chống phá, thậm chí hành hung ca sĩ bên nhà sang đây trình diễn. Còn ca sĩ ngoài này về bên nhà trình diễn thì phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của giới chức trong nước. Nhiều ca khúc trước 1975 vẫn còn bị cấm không cho lưu hành (dù trong thực tế thì người ta ca hát đầy đường). Thế mới biết muốn đem tiếng ca và niềm vui cho mọi người mà xem ra không đơn giản chút nào.
Mấy năm gần đây, đọc tin tức và biết nhiều ca sĩ về nước trình diễn tôi cũng mừng. Những ca sĩ tôi từng ái mộ như Lệ Thu, Họa Mi đã được khán giả trong nước chào đón nghe nói nồng nhiệt. Những ca sĩ từng có thời vang danh ở miền Nam như Tuấn Ngọc, Đức Huy, Hương Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Khánh Hà, hoặc những ca sĩ mới “nổi” sau 1975 như Tuấn Vũ, Trường Vũ, Phi Nhung, Ý Lan, Gia Huy, Quang Lê, v.v. cũng lần lược về Việt Nam trình diễn và được khán giả ủng hộ nồng nhiệt. Nhớ hôm tôi đi giảng ở ĐH Y Hà Nội, đi trên đường thấy những pano quảng cáo show nhạc của Quang Lê một cách rầm rộ ngay trước cổng trường, tôi hỏi tài xế ở đây có người biết Quang Lê à, thì anh nói “Ối giời ơi, tất cả các DVD của Thúy Nga, Asia, Vân Sơn đều có bán đầy đường bác ạ”, nói rồi anh chỉ ngay cái quán gần trường nói “Đấy, trong đấy bác muốn mua DVD nào cũng có”. Tôi thì không phải là fan đặc biệt của những dòng nhạc của Quang Lê, Tuấn Vũ, hay Chế Linh, nhưng thú thật tôi thấy mừng khi có nhiều ca sĩ về nước làm show, và nhiều ca sĩ trong nước sang đây biểu diễn. Mừng vì tôi nghĩ cuối cùng thì sự hòa hợp, hòa giải đang thành sự thật.

Live show Chế Linh được quảng bá rầm rộ - Ảnh: CTV Thanh Niên
Mới đây nhất là show nhạc hoành tráng của Chế Linh ở Hà Nội. Dù thích hay không thích Chế Linh thì ai cũng công nhận anh có nhiều fan trung thành. Chế Linh không chỉ là ca sĩ mà còn là người viết nhạc. Biết tiếng anh từ những năm trong thập niên 1970s, nhưng mãi sau 1975 tôi mới biết anh là người Chăm, với tên thật là Chà Len (Jamlen). Năm nay anh đã 69 tuổi, và đã có một sự nghiệp ca hát 50 năm. Những bài làm nên tên tuổi của anh thì đếm không xuể, nhưng chắc phải kể đến những bài “tủ” như Thành phố buồnĐêm buồn tỉnh lẻÁo em chưa mặc một lầnĐêm nguyện cầu, Lời kẻ đăng trình, Mai lỡ đôi mình xa nhau (nổi tiếng khi hát với Thanh Tuyền)Nói tóm lại, nhạc anh trình diễn là dòng nhạc mà có người nói một cách không tử tế mấy là nhạc sến. Thật vậy, có thời nhạc sến được hiểu là đồng nghĩa với nhạc Chế Linh. (Quan điểm của tôi về dòng nhạc này đã được trình bày trong một bài viết Bàn về nhạc sến). Chế Linh hát nhiều nhạc lính và có khi người ta hiểu lầm anh là lính (nhưng trong thực tế anh chưa từng đi lính). Tuần qua, đọc báo mới biết anh đã về Việt Nam làm một show nhạc gây ấn tượng trong lòng người mộ điệu. Chương trình nhạc thấy có các ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tuyền, Hương Lan, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Mạnh Đình, cùng với MC Kỳ Duyên và Đức Huy. Nói như thế để thấy rằng sự hiện diện của Chế Linh và đồng nghiệp hải ngoại của anh ở Hả Nội là một biểu tượng đẹp cho sự hòa hợp hòa giải dân tộc.
Thế nhưng cái nỗi mừng đó chợt khựng lại khi hôm nay nghe tin show nhạc "Chế Linh 30 năm tái ngộ bị rút giấy phép. Chẳng hiểu nguyên nhân gì mà show nhạc bị rút giấy phép, nhưng đọc qua báo chí thì thấy những lí do có vẻ … cỏn con quá. Chẳng hạn như một lí do được viện dẫn là Sở cấp giấy phép tên chương trình là "Liveshow ca sĩ Chế Linh”, còn nhà tổ chức thì để là"Chế Linh 30 năm tái ngộ”! Tôi nghĩ lí do này có cái gì ... kì kì. Chế Linh về Việt Nam biểu diễn sau 30 năm vắng bóng, thì chương trình nhạc được quảng cáo là "Chế Linh 30 năm tái ngộ” cũng chẳng có gì sai. Thật ra, danh xưng chương trình đó còn hay hơn và thuần Việt hơn là cái tên nửa Tây nửa ta “Liveshow ca sĩ Chế Linh” (đúng ra là live show chứ, nhưng sao không gọi là nhạc sống cho xong). Còn lí do thứ hai Sở viện dẫn là có 11 bài không có trong danh mục được phổ biến của Bộ VH-TT-DL, nhưng không biết 11 bài gì. Mà cũng lạ, chương trình nhạc là ngày 12/11, vậy sao Sở không làm việc với nhà tổ chức rút lại 11 bài đó mà lại rút giấy phép trình diễn. Sự việc rút giấy phép này gửi một tín hiệu đỏ làm cho giới nghệ sĩ hải ngoại dè dặt hơn khi về Việt Nam ca hát, và là một cái cớ cho những người chống đối các ca sĩ về nước biểu diễn nói “Đó, chúng tôi đã nói rồi”. Nhạc sĩ Phạm Duy có lần nói rằng sau chiến tranh, âm nhạc là phương tiện hòa hợp hòa giải dân tộc tốt nhất, và tôi thấy cũng đúng. Thế nhưng ở đâu thì câu đó đúng, chứ ở nước ta thì chỉ đúng có điều kiện. Thật đáng tiếc!
(Chép từ:   nguyenvantuan.net  )