Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Thêm một chính quyền Tiên Lãng ở Đầm Dơi?




Nguyên nhân gần như giống nhau - hiểu và làm sai luật, chỉ khác về hành vi. Nếu như chính quyền Tiên Lãng ngang nhiên hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn thì mới đây chính quyền thị trấn Đầm Dơi mà cụ thể là chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi Bùi Hùng Cường đã vi phạm quyền con người, xâm hại thô bạo vào đời tư của hai chị Nguyễn Thị Như (21 tuổi) và chị Nguyễn Vạn Nhất (20 tuổi) khi lập biên bản, ngăn cản đám cưới và không cho phép họ sống với nhau.
Theo các nguồn tin, sự việc xảy ra tại khóm 6, thị trấn Đầm Dơi (Bạc Liêu). Sau một thời gian quen nhau, chị Nguyễn Thị Như và Nguyễn Vạn Nhất quyết định tiến đến với nhau bằng một đám cưới. Khi hai bên gia đình đang tổ chức tiệc cưới thì chính quyền Đầm Dơi đến lập biên bản, ngăn cản đám cưới và không cho họ chung sống với nhau. Có những dấu hiệu cho thấy chính quyền thị trấn Đầm Dơi làm sai luật, vi phạm quyền con người và xâm hại nghiêm trọng vào đời tư người khác.

Xét về luật, trước hết chúng ta phải đồng ý với nhau rằng đám cưới thuộc về nghi thức xã hội (như đám giỗ, đám tang, đám sinh nhật, thôi nôi đầy tháng, lễ chúc thọ…) và nó không mang yếu tố pháp lý trong vấn đề hôn nhân. Ai thích và đủ kiện thì cưới, ai chả thích thì thôi chứ nó không liên quan gì đến lần ra chính quyền địa phương đăng ký kết hôn.

Thế nên có những đôi đi đăng ký kết hôn là xong. Vì điều kiện eo hẹp hoặc do tính cách, cả hai không muốn tổ chức đám cưới thì đăng ký xong, họ đã chính thức trở thành vợ chồng và cuộc hôn nhân đó đã chính thức được pháp luật bảo hộ.

Và cũng có những đôi cứ thích là cưới, thậm chí họ cưới đi cưới lại, buồn cưới, vui cưới, nửa buồn nửa vui cũng cưới mà không hề bước chân đến cổng chính quyền địa phương đăng ký kết hôn. Dù cưới xin đàng hoàng nhưng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Chính quyền sẽ không có trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh có tính pháp lý sau đó như ly hôn ly dị, phân chia tài sản, con cái, ngoại tình…

Điều 10 khoản 5 Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn đồng giới. Có nghĩa, luật hiện nay quy định những người đồng giới chỉ bị cấm đăng ký kết hôn chứ không liên quan gì đến việc cưới hỏi cả bởi như đã nói, cưới hỏi là nghi thức xã hội. Người ta chỉ đi xin đăng ký kết hôn để hôn nhân của họ được pháp luật bảo hộ chứ ai vác đơn đi xin được làm đám cưới, đám giỗ, đám thôi nôi, đầy tháng bao giờ?

Khi không có điều luật nào cấm hai người đồng giới tổ chức đám cưới thì dựa vào cơ sở nào để chính quyền Đầm Dơi đến đó lập biên bản, ngăn cản họ và không cho phép họ sống chung? Phạt vì tội gì? Khung hình phạt lấy đâu ra? Đã nói đám cưới thuộc nghi thức xã hội và không mang tính pháp lý về vấn đề hôn nhân thì liên quan gì đến Luật Hôn nhân gia đình để lôi nó ra mà xử. Vô lý!

Buồn cười nhất là hai bố luật sư nào đấy (hình như có cả bố Triển Chiêu yêu nước vì dân gi gỉ gì đó nữa) bảo chính quyền làm thế là đúng. Đúng chỗ nào? Bởi nếu cho đó là đúng thì nghĩa là chính quyền thị trấn Đầm Dơi đã hợp pháp hóa đám cưới thành hôn nhân à? Và giờ đây, thay vì lên phường, ra xã đăng ký kết hôn thì người ta chỉ cần dựng sạp hay ra nhà hàng tổ chức tiệc cưới đã được xem là cuộc hôn nhân được pháp luật bảo hộ à? Để rồi ở với nhau cho đến khi ngán ngẩm, chán chê, cho đến khi nhìn vào mặt nhau muốn buồn nôn ói mửa thì vác ảnh cưới hay lôi thêm dăm người từng được mời ăn cưới ra tòa để chứng minh chúng tôi từng kết hôn à? Hâm à! Có bị thần kinh không thế!? Nhà quê thì nó cũng vừa vừa phai phải thôi chứ! Địt mẹ não ngắn thế cũng đi làm luật sư.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, giữa một xã hội ít nhiều còn hà khắc với vấn đề đồng tính như Việt Nam thì đám cưới của hai cô gái ở Đầm Dơi có thể làm cho người ta có chút băn khoăn, nghĩ ngợi. Bởi xưa nay, đám cưới thường chỉ diễn ra giữa hai người mang giới tính khác nhau (ít nhất về mặt hình thức như 2+ lấy vợ chả hạn, thực ra là đàn bà lấy phụ nữ đấy chỉ có điều bằng hình thức, họ qua mắt được thiên hạ mà thôi). Thế nên việc hai cô gái làm đám cưới với nhau có thể gây ra những hiệu ứng dư luận phức tạp (tích cực hay tiêu cực là tùy vào sự hiểu biết, văn hóa của mỗi người).

Đứng trước tình hình đó, nếu muốn can thiệp, chính quyền Đầm Dơi chỉ có thể đến đó góp ý, nhắc nhở trên phương diện xã hội. Kiểu à thì là mà đó là đám cưới không thuận lắm với thuần phong mỹ tục, hơi ngược với truyền thống của người Việt nên nếu có thể, gia đình ta nên làm nhanh chóng tý rồi dọn dẹp được không? Hoặc là thôi thì nếu muốn hai cô cứ ở với nhau cho xong chứ cưới xin linh đình làm gì cho ồn ào. Và nếu muốn xử lý vi phạm gì trong đám cưới này thì chính quyền thị trấn Đầm Dơi phải dựa trên Thông tư quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ VH, TT & DL ban hành. Thế là xong!

Tiếc quá, chính quyền trị trấn Đầm Dơi đã không làm thế! Một khi không chịu làm thế mà lập biên bản theo luật hôn nhân gia đình và không cho họ sống với nhau thì rất khó để hiểu khác đi chính quyền thị trấn Dầm Dơi  sai luật hoặc có dấu hiệu lạm quyền. Chính quyền Đầm Dơi mà cụ thể là ngài chủ tịch Bùi Hùng Cường đã vi phạm về những quyền cơ bản, không thể tước đoạt của con người (quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc…) và xâm hại thô bạo vào đời tư của chị Nguyễn Thị Như và Nguyễn Vạn Nhất. Vì thế, gia đình hai chị hoàn toàn có đủ cơ sở để khởi kiện Chính quyền thị trấn Đầm Dơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét