Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

NHƯ ĐÀO BÙI !

Hàng xóm mình có ông cụ tổ chức mừng thọ 80. Gia đình Cụ cũng thuộc dạng căn bản, cụ có lương hưu, lại có ít xèng gửi tiết kiệm nữa, lại nho nhoe tý chữ nghĩa, nghe đâu trước cụ làm ở Bộ Giáo Dục. Khổ nỗi, Cụ lại thuộc dạng “tất niên 28, hoá vàng mồng 5” tức là đéo có thằng nào chống gậy.
Cụ có 3 con gái, trong đó 2 đứa đầu là giáo viên nên 2 thằng rể đầu cũng cơ bản giống cụ khoản học hành, công việc chúng tạm ổn, nho nhoe tý chứ nghĩa nhưng cũng giống cụ nốt về đường con cái, tức là thuộc hệ thống “1900 1 tông 1 dép”. Về cơ bản, cụ ưng 2 thằng này.
Thằng rể thứ 3 thì chả học hành mẹ, bản tính nông dân chân chất 2 vợ chồng ở nhà đi buôn và chạy xe tải, nhưng lại có 2 thằng chống gậy, thế mới đểu.
Hôm mừng thọ, Cụ bắt 3 thằng rể mỗi thằng phải chúc thọ 1 câu, cho có vẻ.

Thằng rể đầu chúc: “ Con chúc bố như Trúc như Mai”

Thằng rể thứ chúc: “Con chúc bố như Hài như Hạc”

Nghe hai thằng rể chúc xong,  Cụ mát hết cả ruột vì thấy chúng nó toàn chúc mình với những thứ thanh tao. Khổ nỗi thằng rể 3 thì học hành mẹ gì đâu nên biết chúc cái gì. Cụ lấy làm không vui, đá đểu, con không chúc gì ah. Thằng rể 3 bí quá chúc đại,  “Con chúc bố như cái đầu buồi”.
Cụ tím mặt, giận lắm, vì ngờ đâu con cái nó lại chúc mình  như  cái đầu buồi. Cho rằng như thế là xỏ lá. Cụ tuyên bố từ mặt con.

Một hôm, có ông bạn đến chơi, vì vẫn còn bực bội cụ lôi chuyện nhà ra kể. Nghe xong ông bạn bẩu: Thực ra 2 thằng đầu mới là 2 thằng xỏ lá, còn thằng thứ 3 mới là thằng tốt, nó chúc Cụ thực lòng đấy chứ.
Và Cụ bạn giải thích: Thằng đầu nó chúc Cụ như Trúc như Mai ý nó nói là cụ Chết nay chết mai còn mừng thọ làm đéo gì. Thằng thứ 2 nó chúc Cụ như Hài như Hạc, ý nó nói cụ có vài đồng bày đặt tổ chức hoành tráng mấy hôm nữa lại đói dài đói rạc ra ấy chứ.
Còn thằng thứ 3 nó chúc như đầu buồi là có ý cả đấy: “Đầu buồi Cặc lỏ; Đâm xỏ đâm xiên; Đẻ ra con tiên cháu rồng; Lưu truyền vạn đại; Thờ lại thờ đi” tức ý nó là kể cả cụ không có con trai thì sau này nó và con trai nó vẫn thờ cúng cụ đàng hoàng giống như dân tộc Champa họ thờ đầu buồi (Linga) ý.
Nghe xong, Cụ thở phào, mát hết ruột và phán: “Địt mẹ những thằng có học, có tý chữ là rặt những thằng xỏ lá….”
@ Chiện cóp bết nhà con Phẹt liệt.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Bớt đi hai chữ…NHÂN DÂN

                                                       Nhân dân. Ảnh: internet

Trước kia, nhiều nước trên thế giới họ hay nhấn mạnh từ Nhân dân trong các tên gọi của quốc gia, các tổ chức chính quyền hay xã hội, kể cả lực lượng vũ trang hay an ninh thường ăn theo.

Nay chỉ còn 5 quốc gia có People (nhân dân) là Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Lào, Bangladesh và Algeria. Còn hầu hết có thêm chữ Cộng hòa (republic).
Quốc gia nào thêm chữ “nhân dân” trong tên gọi là y như khổ. Sang hỏi Lào, Trung Quốc hay dân Bắc Triều tiên là biết ngay.
Chính quyền Mỹ phi…nhân dân
Riêng nước Mỹ chẳng có Cộng hòa hay Nhân dân gì hết. Tên nước Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Quân đội gọi là USA Army, cảnh sát điều tra gọi là FBI, công an là police, gián điệp là CIA. Chính phủ gọi là Nhà Trắng, Quốc hội gọi là đồi Capitol.
                            Nhân dân Mỹ chống chính phủ. Ảnh: HM

Tòa án tối cao (Supreme Court) chỉ là..tòa án, vì gọi Tòa án Nhân dân chắc chỉ xử nhân dân, không xử cán bộ, trong khi tòa án Mỹ xử cả Tổng thống nếu phạm tội.
Từ chính quyền 50 bang và một tỉnh DC đến quận huyện chẳng thấy People đi kèm. Bang Texas đơn giản chứ không phải là Tiểu bang Nhân dân Texas. Bang Virginia, bang Maryland, tỉnh Washington DC là thủ đô đều thế cả.
Các hội đồng, tổ chức xã hội, nhân đạo các cấp không có people nốt.
Khổ thế, một quốc gia số một thế giới mà chính quyền các cấp không có nổi hai chữ “nhân dân”.
Không có people, chính quyền có “của dân, do dân và vì dân” hay không thì Tổng Cua chịu. Có lẽ cần vài trăm cuốn sách mới viết nổi.
Chính quyền Việt Nam đầy …nhân dân
Nước mình có bàn giao thế hệ hẳn hoi. Mới đẻ gọi là sơ sinh. Đi học vỡ lòng làm nhi đồng, hết tuổi nhi đồng thành thiếu niên tiền phong. Sau đó là đoàn viên nếu muốn. Ai may thành đảng viên. Ra đoàn, rời đảng, chỉ còn cách thành quần chúng, hay còn gọi chung là nhân dân.
Số đảng viên khoảng 3 triệu, số đoàn viên khoảng 6 triệu. Khối quần chúng đông đảo, khoảng 80 triệu người. Có lẽ vì thế mà đất nước này luôn có những từ kèm “nhân dân” rất đặc thù. Ít nhất là trong các tên gọi.
Ủy ban Nhân dân từ trung ương đến địa phương, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân.
Quân đội Nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
Cảnh sát Nhân dân, Công an Nhân dân “Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép”
Rồi danh hiệu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nghệ sỹ Nhân dân đến mảnh giấy nho nhỏ Chứng minh…Nhân dân.
Kể ra thì rất nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ mang danh nhân dân. Chưa kể tờ báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân mà độc giả hướng tới là quân đội, công an, đảng viên.
Cứ như là không có nhân dân thì người ta không biết những lực lượng này không phục vụ quần chúng.
Đơn giản hóa các tên gọi
Hội nhập, internet, thông tin quá nhiều, cần ngắn gọn ngay cả trong cái tên. Để đỡ tốn mực in laser, giấy in, báo chí tiết kiệm từ ngữ, nói năng đỡ dài dòng, nghe lặp đi lặp lại từ “nhân dân” rất nhàm, hay quần chúng đỡ mang tiếng xấu, ta nên đơn giản hóa các tên tổ chức chính quyền hay xã hội.
Quân đội Nhân dân Việt nam – tại sao không gọi là Quân đội Việt Nam
Công an Nhân dân Việt Nam – Công an Việt Nam đơn giản hơn nhiều
UB Nhân dân Tỉnh – UB  tỉnh, xã, huyện. Ủy ban Tỉnh Ninh Bình chắc là ngắn và đầy đủ hơn là UB Nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Tòa án Nhân dân Tối cao – Tòa án Tối cao để đảm bảo không ai ngồi trên luật.
Và nhiều tên có từ “nhân dân” khác có thể viết ngắn lại mà không mất đi ý nghĩa “vì dân, do dân và của dân”.
Ai cũng biết, có hai từ đó hay không, các tổ chức và lực lượng này đều phục vụ nhân dân. UB Nhân dân Hành chính xã lại thành “hành dân là chính” thì càng không nên thêm hai chữ này vào.
Tại sao vậy. Vì rằng dân cũng sướng và…khổ lắm rồi.
Nhân dân gánh vác trọng trách và cả lỗi lầm
Quần chúng mang vác rất nhiều trọng trách, nhỏ thì tầm địa phương, lớn hơn là tầm quốc gia, xa hơn là khu vực, không kể cả vai trò nhân loại. Đôi lúc cũng sướng như các chân dài trên bãi biển dưới đây. Lúc nào đói kém, bán vài cái, vừa sướng vừa kiếm ối tiền.
                       Dân mình cũng sướng. Ảnh: TPO

Thời chống Mỹ, chống Pháp, chúng ta là nhân dân mang trên vai sứ mệnh lịch sử, phải chiến thắng mọi kẻ xâm lược, từ nhỏ đến to, từ mạnh đến yếu.
Chiến tranh với Campuchia, và Tầu, lời kêu gọi bảo vệ Tổ quốc được vang lên “Một lần nữa, sứ mệnh lịch sử lại giao phó cho nhân dân ta đánh bại chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh”.
Đến nỗi, người ta tự hỏi, lịch sử là thằng nào mà toàn giao cho quần chúng toàn sứ mệnh…khó thế.
Khi chiến thắng, được nghe những câu “vẻ vang này thuộc về nhân dân”, mất mát cũng thế “sự hy sinh xương máu cao quí này thuộc về nhân dân”.
Đôi lúc lỗi lầm, bất cập của chính quyền cũng thuộc về  số đông này.
Văn hóa xuống cấp là các bác trên đổ luôn cho dân trí.
Giao thông lộn xộn, anh La Thăng nói đó là dân ý thức kém, Bộ Giao thông chẳng có trách nhiệm.
Kiến trúc tạp nham do dân trình độ thấp, không biết thiết kế nhà cửa cho ra hồn.
Nói bậy, chửi thề, toàn do dân hết.
Tham nhũng hối lộ cũng tại đám dân đen, chứ quan nào lại nhận tiền của người nghèo, họ cứ nhét vào tay, chả lẽ không nhận.
Nhớ vụ phá đổ cái lều trông cá của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, đại tá Ca thản nhiên nói “đó là do nhân dân bức xúc phá”. Sau này người ta hiểu “nhân dân” không phải là…nhân dân.
Kết luận về việc cưỡng chế ở Văn Giang, Tiên Lãng và nhiều nơi khác, có nhiều sai lầm, nhưng chính quyền địa phương vẫn khẳng định “được nhân dân đồng tình ủng hộ”.
“Nhân dân” ở đây là mấy ngàn cảnh sát vũ trang, quân đội, đại gia giầu có, nhân dân thật thì bị cưỡng chế mất đất.
Đất cát chiếm xong rồi, chỉ có số ít “nhân dân” có tiền mua biệt thự, văn phòng trong đó. Còn “đại bộ phận nhân dân là tốt” đứng ngoài hàng rào nhìn cùng với “quân đội nhân dân, công an nhân dân” vì họ giải ngũ rồi cũng thành…quần chúng
Ở nước mình làm gì tốt xấu đều mang danh chung chung như thế. Kể cũng khổ, dân có tiếng không có miếng.
Vì thế, xin các vị hoạch định chính sách, các nhà chính trị, nhà trí thức, văn hóa khi định đặt tên cho tổ chức nên bỏ chữ nhân dân đi, mà chỉ cần thực hiện đúng lời hứa, chính quyền là “của dân, do dân và vì dân”, thế là phúc cho quần chúng lắm rồi.
Nguồn

TÔI CÓ PHẢI LÀ NHÂN DÂN KHÔNG NHỈ?

Lâu nay tôi cứ ngỡ tôi hiểu rõ nghĩa của từ nhân dân. Thì từ này ai mà chả hiểu, nhân là người mà dân tức không phải là quan.

Nay đọc được bài viết của TS Nguyễn Văn Quang trên báo QĐND mới giật mình vỡ lẽ ra rằng từ nhân dân tưởng là đơn giản mà hóa ra phức tạp ra phết. Ai không tin thì hỏi ông xã tôi xem (học tập bác Ba Phi ấy mà!).

Còn nếu không muốn hỏi ông xã tôi, thì cứ tìm đọc kỹ bài của TS Quang trên báo QĐND cũng được. Nhưng tôi phải báo trước là bài ấy sâu sắc lắm, khó đọc lắm đấy nhé.

Là một người làm nghề đi dạy học, lại luôn tự hào là công dân tốt, nên tôi đã bỏ công ra đọc đi đọc lại bài viết này xem chính mình có nhầm lẫn gì không. Hóa ra là có, các bạn ạ.

Nhầm lẫn lớn nhất của tôi là ở chỗ này: Vì lâu nay hiểu nghĩa của từ nhân dân một cách đơn giản nên tôi cứ đinh ninh mình là nhân dân, nói nôm na là người dân. Tức không phải là quan. Nói cách khác, tôi là người được (Đảng) lãnh đạo, không phải là giai cấp đi lãnh đạo người khác.

Nhưng sau khi nghiền ngẫm bài viết rất sâu sắc của TS Quang – một vị đại tá quân đội – thì tôi mới biết là vấn đề không đơn giản thế, mà phức tạp hơn rất nhiều. Nên mới có cái câu hỏi mà tôi đưa lên làm tựa của entry này, là như thế.

Phức tạp như thế nào? Này nhé, trước hết là câu này, trích từ bài viết (đoạn số 2):

Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước và là người thực hiện cuối cùng các quyết sách chính trị do chính mình định ra.

Chiếu theo nghĩa của câu này thì rõ ràng tôi không phải là nhân dân. Vì tôi không phải là chủ thể của mọi quyền lực Nhà nước, cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã từng định ra bất kỳ quyết sách chính trị nào cả, mặc dù có lẽ cũng đang (phải) thực hiện nhiều quyết sách chính trị do người khác định ra.

Nhưng nếu không là dân, thì tôi là ai? Chẳng lẽ là … quan? Gì chứ quan hay là giới lãnh đạo thì tôi biết chắc chắn không phải là tôi. Thử đọc thêm một chút nữa để hiểu rõ hơn.

Đoạn 3 của bài viết là đoạn nêu rõ nhất định nghĩa nhân dân của tác giả bài viết. Có 3 câu viết liên tiếp cạnh nhau, khẳng định rất rõ ràng bản chất sâu sắc nhất của từ nhân dân. Xin xét từng câu.

Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định.

Theo câu này, thì hình như theo nghĩa rộng, nghĩa phổ thông, có thể xem tôi là nhân dân vì tôi là một trong khối người đông đảo làm nền tảng cho nước VN trong giai đoạn lịch sử hiện nay. May quá, vậy là lâu nay tôi cũng hiểu đúng. Nhưng tất nhiên đây chỉ mới là một cách hiểu, cách thô thiển, tầm thường, phổ thông, đơn giản nhất.

Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định.

Câu trên đây cho thấy một nghĩa khác, nghĩa không phổ thông, nghĩa đặc thù, sâu sắc của từ nhân dân (chắc cái nghĩa nhân dân này chỉ có ở mấy nước XHCN ưu việt mới có). Theo nghĩa này thì nhân dân chỉ là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho cả quốc gia VN, dân tộc VN trong Nhà nước VN hiện nay.

Nếu hiểu theo nghĩa này, thì hẳn tôi không thể là nhân dân, vì (chắc là) tôi không có tư cách gì để có thể đại diện cho cả quốc gia, cả dân tộc VN trong Nhà nước XHCN hiện nay.

Thực ra thì tác giả cũng không nói rõ tầng lớp nào, giai cấp nào mới là đại diện trong số các giai cấp hiện có ở VN như giai cấp công - nông , giai cấp tiểu tư sản, giai cấp vô sản, giai cấp lãnh đạo, nên biết đâu cái giai cấp mà tôi đang ở trong (hình như là giai cấp tiểu tư sản) cũng có thể là nhân dân thì sao nhỉ? Nhưng chỉ chọn một giai cấp, một tầng lớp để đại diện cho cả quốc gia, dân tộc VN hiện nay trong NN xã hội chủ nghĩa, thì tôi e rằng tiểu tư sản chắc là không xứng đáng. Chắc là giai cấp khác, không có giai cấp của tôi.

Nhân dân là chủ thể quyền lực của một chế độ xã hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.

Câu này nhắc lại ý “chủ thể quyền lực” mà tôi đã nêu hồi nãy, và nhấn mạnh nó thuộc về “một chế độ xã hội nhất định”. Trong xã hội VN XHCN hiện nay thì tôi – và rất nhiều người khác quanh tôi – không phải là chủ thể quyền lực. Thì đó, ngay cả việc biểu lộ tình cảm yêu nước cũng phải chờ định hướng của NN, chứ không có định hướng thì lớ ngớ là rơi vào bẫy của bọn thế lực thù địch ngay.

Không chỉ là chủ thế quyền lực. Theo câu này thì nhân dân vừa có tính cộng đồng dân tộc (cái này thì tôi có), nhưng lại cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc (cái này thì còn tùy cái giai cấp đó là giai cấp nào đã, xin xem lại phần trên).

Tóm lại, câu này có 3 ý (chủ thể quyền lực, tính dân tộc, tính giai cấp), có một ý tôi đạt (tính dân tộc), một ý không đạt (chủ thể quyền lực), còn ý thứ ba thì có lẽ không đạt. Như vậy là 50-50. Vẫn chưa ngã ngũ, phải đọc thêm nữa.

Ở đoạn 4, mọi việc dường như có rõ ràng, cụ thể hơn, ít lý luận trừu tượng như 3 câu ở đoạn 3 mới nêu. Chúng ta thử đọc ở dưới đây. Cũng có mấy ý, xin phân tích từng ý.

Rõ ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức, binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đã bị thực dân, phong kiến bóc lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do phát triển của một dân tộc.

Cái phần rõ ràng này thực ra chẳng rõ ràng gì hết. Tôi tự xét thấy mình thuộc vế đầu tiên của câu này, tức những người lao động, …, trí thức (ừ thì cũng có đi học, có bằng cấp, làm giảng viên, nên tôi tạm nhận mình là trí thức) yêu nước. Nhưng tôi lại không may, chẳng bị thực dân, phong kiến bóc lột áp bức tù đày gì cả. Vậy tôi có thể được xem là nhân dân không nhỉ? Gay quá.

Nhân dân ở đây còn là “toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo”… nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân hay quan lại phong kiến, phản động Việt gian và tước đi các quyền cơ bản đó của đồng bào, dân tộc.

Đến câu này thì hình như có chút ánh sáng le lói. Tôi chắc chắn phải là một phần của toàn dân, không phân biệt … tôn giáo (gia đình tôi gốc đạo Công giáo), và, ơn trên phù hộ, tôi không phải là kẻ đã áp bức, bóc lột, bám gót thực dân quan lại phong kiến hay phản động Việt gian gì hết. Vậy có lẽ tôi cũng là nhân dân? Đỡ quá, có thế chứ, lâu nay tôi vẫn tin mình là nhân dân mà.

Nhưng bài viết chưa hết, mà vẫn còn một đoạn nữa, hơi khó hiểu, và … hơi có giọng đe dọa, làm tôi cũng hơi run run, chẳng biết nếu mình tự nhận là nhân dân thì có đúng không, hay là tôi đang nhầm lẫn, hoặc thậm chí lợi dụng từ “nhân dân”. Đây này:

[N]hân dân Việt Nam […] có quyền đòi hỏi không một nước nào, một thế lực nào, một cá nhân nào được can thiệp vào quyền tự quyết lập hiến của nhân dân Việt Nam; càng không được cả gan nhận mình là “nhân dân” để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Chao ơi, tôi đau đầu quá. Chẳng hiểu có phải tôi đang cả gan nhận mình là nhân dân để phá hoại công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân VN không? Chả là vì lâu lâu tôi cũng hay có chút thắc mắc về tình hình biển đảo của VN ấy mà, mặc dù ngoan lắm, cứ toàn phải đợi Đảng và nhà nước định hướng rồi mới dám biểu lộ.

Có ai bảo giúp cho tôi biết xem tôi có phải là nhân dân không nhé? Cái này có lẽ phải nhờ đến TS Quang thôi.
 Nguồn

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Có thể một ngày chúng ta sẽ lại yêu


Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu
Nhưng không phải yêu nhau,
Mà là yêu người khác.
Anh sẽ nắm tay một người con gái
Dịu dàng hơn cả vuốt tóc em ngày xưa
Em vẫn lo lắng mỗi khi trời mưa
Nhưng đi đưa áo cho một chàng trai khác…
Bức ảnh cô gái kia có vô tình đi lạc
Em cũng chẳng ngồi tô vẽ cho xấu xí hơn em
Anh rồi cũng chẳng còn ghen,
Những chỗ không anh, em diện màu áo mới.
Tại đường phố đông người
Nên chúng mình cứ mặc sức lướt qua nhau.
Có thể một ngày em mặc áo cô dâu
Anh chụp ảnh cùng nhưng không làm chú rể
Những đứa con của em sẽ yêu thương cha mẹ
Trong bức tranh tô màu chẳng có khuôn mặt anh…
Giông bão đi qua ô cửa màu xanh
Em sẽ làm thơ về tiếng cười con trẻ
Về bữa cơm,về ngôi nhà và người em yêu hơn cả
Như anh nghĩ về vợ mình,về hạnh phúc bền lâu.
Có bao nhiêu sao sáng trên đầu
Em từng nghĩ chỉ anh là duy nhất
Nhưng cuộc đời nào đâu phải cổ tích
Chàng chăn cừu cũng đã bỏ đi xa…
Em ngồi nghe lại những bản tình ca
Vẫn dịu dàng, vẫn thiết tha như thế
Vẫn say mê như chưa hề cũ
Nhưng sao chẳng đoạn điệp khúc nào lặp lại như nhau?
                                                                                               (Sưu tầm)

TỀNH IÊU ... LIÊU XIÊU


Nàng đang đi chợ, xe bỗng xịt lốp.
Vào hàng vá xe, nàng choáng váng gặp lại người tình cũ thời sinh viên.

Chàng vẫn vậy, phong trần, nam tính và hấp dẫn
Giờ làm chủ tiệm vá xe.

Kỷ niệm cũ ùa về trong nàng.
Ngày xưa, 2 người yêu nhau lắm
Nhưng vì chút hiểu lầm
Nên chia tay.

Nàng giờ đã chồng con đề huề
Còn chàng vẫn lãng tử.

Vá xe xong, nàng ra về, lòng ngổn ngang.

Tối đó, đang xem TV cùng chồng, nàng bảo:
EM sang nhà ngoại, sáng mai về
Vẫn dán mắt vào TV, chồng dặn với
Sáng mai về sớm em nhé.

Nàng đi như bay ra khỏi nhà.
Đến nhà chàng vá xe.
Nhưng hồi hộp.
Chỉ dám núp gốc cây nhìn vào.

Và, thật bất ngờ
Dưới ánh trăng vàng
Lung linh mơ màng
Chàng mở cửa
Bước líu ríu về phía nàng.

Tim nàng đập rộn ràng
CHàng như cảm nhận được
Tiến về phía gốc cây, nơi nàng đứng.

Và rồi
Dưới ánh trăng vàng
Lung linh mơ màng
Nàng thấy
Chàng đang RẢI ĐINH RA ĐƯỜNG

Những cái đinh nhọn hoắt
Chĩa lên trời
Dưới ánh trăng vàng
Lung linh mơ màng.

                                        Bài trên otofun.net

THƠ ... THỞ HỔN HỂN


Vợ bảo

Mình mãi chẳng có con

Lỗi tại em

Rồi khóc...

Mình cười

Anh với em sống như người Mỹ

Con cái làm gì để chia sẻ yêu thương

Vợ lại bảo

Mình mãi chẳng có con

Lỗi tại anh cứ doạ bỏ em để đi sinh con với người khác

Mình lại cười

Con cái để làm gì nặng gian díu tình nhân

Cả hai cười

Vùi xác thân vào chăn gối

Trong đê mê thấp thoáng bóng hài nhi.

Thơ hơ ...MÔNG

Có cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy học
Tuổi thanh xuân chôn giữa chốn rừng già
Tuổi hăm vùn vụt trôi qua
Tuổi băm ào ào ập tới
Không có tiền thưa gửi làm sao được chuyển vùng.
Bỗng một hôm Trưởng phòng gọi cô giáo đến
Thấy bụng cô giáo lùm lùm
Ái chà chà gay thật!
Hội đồng họp liên tục
Phải kỷ luật, kỷ luật
Kẻ giáo ít, dục nhiều!
Cô giáo bước liêu xiêu
Nước mắt nhòe nước mắt.

*
Có chàng trai chân đất
Người con của núi rừng
Lưng cài con dao sắc
Đến trước mặt Trưởng phòng
Mày hãy nghe tao hỏi
Giết người có tội không?
Trưởng phòng cười ung dung
Giết người là trọng tội,
Nếu giết người là trọng tội
Vậy làm ra người thì sao?

*
Cái lý người Mèo tao
Hẳn là mày phải biết
Cô giáo thích đứa con
Lẽ nào tao lại tiếc,
Con gấu trong rừng không cho cô giáo được,
Không tham ô Nhà nước
Chẳng ăn cắp của ai
Tao rút từ trong người
Tao tặng cho cô giáo.

*
Trưởng phòng cười mếu máo
Cúi đầu chắp hai tay
Bụng thằng Mèo nói phải
Tao cố làm theo mày

Nguồn

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

NHÂN CÁCH BỰA ...

Sở thích của những thằng bựa
Ăn thịt con ...

 

Uống bia con ...

 

Hút thuốc con ...

 

Xem phim con ...



Và ngủ với con ...
...
...
...
...

 

***

Trong thế giới động vật, con người là loài duy nhất còn bú khi trưởng thành.


***
Nguồn

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

LÀM TÍ GÁI NHÁ !

 

Chẹp, đẹp như này lại làm khổ các anh thôi...

 

Ôi giời ơi, khổ! Khô mịa nó họng rùi đơi nời...

 

Vếu xấu, mấu nhăn hí hí ...

 

Ôi trời, chân voi phết nhỉ?

 

Em ơi, bơm vửa thôi. Nổ bố mất bóng đấy!



Sướng nhóe!



Bé này quê ở Bần ( Hưng Yên). Nó làm khổ anh, tuần phải lộn về Bần mấy phát há há.

 

Các gái thân mếu. Vũ khí lợi hại nhất của các bạn là đồ ngủ có viền đăng - ten hehe

 

Bóng chuyền bãi biển. Các anh em vầu đập đê. Liu í, hàng dễ vỡ. Đề nghị...đập nhẹ tay.

 

Ước gì nuôi được con cún Nhật nài nhỉ?



Giời ạ, nhức mắt quá. Lại đau cả chân nữa. Đau đúng cái...chân lí mới chết chứ hố hố

 

Ơ, nực nượng này kháu nhở?



Hàng xịn, không độn mút.



Khiếp, anh nào là (ủi) mà cái lưng em í phẳng thế?

 

Hai con ốc vít nài mà bắt tường treo súng thì hay nhở?

 

Ối giời, giật hết cả mìn.

 

Xúy Vân giả dại.



Tuyệt chiêu hăm háng.

 

Èo, trông như ...sâu róm í nhở?

 

Đến hãi với em Môi Khai. Úi quên, Mai Khôi hehe ...

 

Thật là vãi lều với quán quân thảm họa V-I đồ hố hố...

 

Hà Anh " em chưa bao giờ gặp những lời đề nghị khiếm nhã". Phot_Phet " mả bố em, nhà hết tiền mua gương hả?" há há.

 

Lưng bị dị ứng à em? Hay lang ben, hắc lào? Đếu phải, bị chim ỉa hĩ hĩ.

 

Tay to rồi. Đề nghị nâng cấp bưởi.

 

Bóng này mà bay khỏi đôi quang gánh kia, đảm bảo có một cơ số chú...vỡ mặt.

 

Hút mỡ làm đèn cầy thắp nhang đi em ơi!

 

Cách các gái giết giai là...làm ngạt.

 

Hoa hậu Kê Mông, í quên Mê Kông Kim Xuân đấy.

 

Tí to nhỉ?

 

Em có thương anh thì đóng cọc. Chứ đừng mân mó nhựa ra tay.

 

Bưởi tiêm chất kích thích sinh trưởng. Đề nghị đập, vỗ cho ngay ngắn trước khi ăn.

 

Tưởng kín mà vẫn hở, em Kì nhỉ?

 

Ối dồi, con cá đối đoa đỏa nóa bò bụng iem.

 

Thanh Lam, người đàn bà hiếp chết thời trang Việt.

 

Chữa trĩ chân đi em ơi.

 

Hong bẹn như nài lãng phí nhở. Để anh thổi cho em ơi...

 

Hĩ hĩ, đừng nghĩ giồng khoai người ta mới...đánh luống nhá.
Nguồn

Nếu họ phải gục đầu, chúng ta nên xấu hổ (hay thư ngỏ gửi một nhà báo nữ)


Lời tác giả: Nhiều bạn trách sao mình không đăng báo "Thư ngỏ gửi một nhà báo nữ". Thật là oan. Mình viết xong thì việc đầu tiên là gửi cho SGTT (theo địa chỉ email trên website của họ), và có nói rõ: "Mong sớm nhận được hồi âm", nhưng chỉ nhận lại sự "im lặng đến tê người". Mình từng làm báo hơn chục năm, không phải không có người quen. Nhưng không lẽ muốn nhận trả lời về việc phản hồi một bài báo lại phải "cậy cục nhờ vả người quen nói giúp cho một tiếng"? Rất tiếc cho thiện cảm mình vẫn dành cho SGTT bấy lâu. Nhưng không ngạc nhiên về cách làm báo này. Thế mới biết mình cũng lịch sự phết, ai tỏ tình với mình, đồng ý hay không mình cũng trả lời chóng và vánh rõ và ràng luôn! 

Thưa bạn,

Tôi không biết tên bạn, vì tờ SGTT, giống các báo VN khác và hoàn toàn khác báo chí quốc tế, chỉ đưa ý kiến của bạn dưới danh nghĩa một nhân vật phiếm chỉ.

Song cũng không sao lắm. Với tôi, bạn chỉ là một đại diện bất kỳ của cả đội quân hùng hậu đang tấn công những người mua bán dâm nói chung. Hơn nữa, nhiều người còn coi ý kiến của bạn là một tiếng nói kêu gọi bình đẳng.

Thưa bạn, xin bạn bỏ quá cho tôi nếu như giữa cả đội quân hùng hậu ấy tôi đột nhiên chọn bạn. Vì mặc dù những ngày này tràn ngập trên truyền thông và cộng đồng mạng những bài báo về mua bán dâm, nhưng tôi không đọc vì chủ đề này không có gì mới và thú vị với cá nhân tôi. Cho đến khi, một người bạn gửi cho tôi đường link bài viết “Trưng tên gái gọi, giấu tên gọi gái” trên tờ SGTT và khuyên đọc.

"Có một nhà báo nữ tâm sự rằng, cô không muốn chỉ thấy gái mãi dâm bị bắt nữa, mà muốn nhìn thấy cảnh công an xông vào khách sạn, nhà trọ khám xét đám đàn ông mua dâm, khiến họ phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình. Cô không lo gì chuyện gia đình của những kẻ đó tan nát, nếu rơi vào gia đình cô, cô cũng không sợ".

Ý kiến đanh thép của bạn được trích dẫn trong bài báo làm tôi sững người, và cứ suy nghĩ mãi.

Theo tôi hiểu, bạn phẫn nộ vì thấy những người đàn ông mua dâm không bị quay phim, nêu tên như những cô gái bán dâm.

Cách đây khoảng 6 năm, khi còn làm báo ở VN, tôi đã cộng tác với CSAGA (trung tâm chuyên nghiên cứu về bình đẳng giới) làm một chuyên đề về thực tế thiếu ý thức bình đẳng giới của nhà báo VN. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn, nếu bạn cho đây là một biểu hiện nữa của việc ý thức kém về bình đẳng giới của nhà báo cũng như những nhà làm luật.

Nếu nói không nên công bố danh tính những người nam mua dâm là để tránh vi phạm đời tư và ảnh hưởng đến gia đình họ, thì việc đưa những người nữ bán dâm lên truyền thông có ảnh hưởng đến đời tư, đến gia đình họ không và có nên không?

Tuy nhiên, tôi không cho đây là một ví dụ điển hình bền vững về bình đẳng giới, vì người bán dâm trong nhiều trường hợp là nữ nhưng cũng không ít trường hợp là nam.

Về vấn đề mua bán dâm, tôi có cách nhìn nhận hoàn toàn khác biệt với bạn.

Tôi không muốn CẢ NGƯỜI BÁN DÂM VÀ MUA DÂM (dù là nam hay nữ) "phải gục đầu xấu hổ thú tội dưới ống kính truyền hình".

1. Những người mua bán dâm có "tội" gì?

Người A, có nhu cầu quan hệ tình dục với người B, và sẵn sàng trả tiền để thỏa mãn nhu cầu này.

Người B, muốn có số tiền này và sẵn sàng quan hệ tình dục với người A.

Nhu cầu tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người.

Ở góc độ xã hội, người ta có quyền thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mình (ở đây là quan hệ tình dục), miễn không ép buộc, xâm hại quyền của người khác (quấy rối, hiếp dâm, cưỡng dâm, quan hệ tình dục với người không/ chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm về hành vi của mình như người tâm thần, trẻ nhỏ...).

Ở góc độ gia đình, nếu hành vi mua bán dâm của họ vi phạm những thỏa thuận với những người liên quan (người yêu, bạn tình, vợ/ chồng, cha mẹ, con cái...) thì chỉ những người này mới có quyền phán xét họ. Và họ sẽ phải "gục đầu xấu hổ" với bản thân mình, với những người thân mà họ làm tổn thương, chứ không phải trước ống kính truyền hình nhằm thỏa mãn dục vọng tò mò, phán xét của đám đông xa lạ.

Quan hệ tình dục là một trong những hành vi riêng tư nhất của con người. Chỉ con người, và là con người trong xã hội văn minh mới có ý thức tôn trọng tính riêng tư của hành động quan hệ tình dục.

 Có bao giờ bạn tự hỏi bạn có lý do gì, quyền hạn gì mà đòi xem mặt, biết tên, theo dõi người khác chỉ vì người ta quan hệ tình dục có thỏa thuận với một người không liên quan đến bạn?

Nhiều người lên án hành vi mua bán dâm là "trái đạo lý". Đạo lý gì cấm con người thực hiện nhu cầu tự nhiên của mình trong thỏa thuận và không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác?

Nhiều người cho rằng mua bán dâm là "chà đạp lên nhân phẩm" người bán dâm. "Chà đạp lên nhân phẩm" họ ở chỗ nào nhỉ? Và nếu là chà đạp, tại sao họ tự nguyện chịu "chà đạp" (bán dâm), và tại sao chúng ta lại trừng phạt, sỉ nhục họ khi cứu họ khỏi sự "chà đạp" đó?

Tôi thì cho rằng, phản đối quyền được lựa chọn nghề nghiệp là chà đạp lên quyền tự do cá nhân, và do đó là chà đạp lên nhân phẩm của họ.

 Nhiều người cho rằng, ủng hộ những người bán dâm là cổ xúy cho một lối sống lười lao động, muốn kiếm tiền bất chính.

Đồng tiền chân chính là đồng tiền có được không phải nhờ lừa lọc, cướp giật, mà bằng sức lao động, với kỹ năng nghề nghiệp của mình, đồng thời đem lại lợi ích cho những người khác trong xã hội.

Người nông dân trồng lúa, bác sĩ chữa bệnh, người lao công quét dọn, người làm nghề massage thì massage, ca sĩ hát, giáo viên dạy học... Họ kiếm tiền cho bản thân thông qua việc phục vụ những nhu cầu khác nhau của con người.

Những người bán dâm này, họ phục vụ nhu cầu tình dục của người bán dâm, thỏa thuận thuận mua vừa bán, và họ có lao động. Quan hệ tình dục cũng tốn nhiều năng lượng và cần kỹ năng.

Tại sao cho rằng bán dâm là một nghề thấp kém? Không có nghề nào là thấp kém, trừ nghề ăn cắp, ăn cướp, giết người. Thấp kém hay không là thái độ của người ta khi hành nghề- có lương thiện không, có tự trọng nghề nghiệp không. Tôi cho rằng, nếu một người bán dâm biết phục vụ khách an toàn, nhiệt tình, làm khách hài lòng với số tiền và thời gian bỏ ra, người bán dâm ấy có tự trọng cá nhân và tự trọng nghề nghiệp thậm chí là hơn cả những người làm quản lý từ cấp nhà nước đến cơ sở mà lạm dụng chức quyền tư lợi cá nhân, hoặc/ và để lĩnh vực mình phụ trách bê bối. Đáng "gục đầu xấu hổ thú tội trước ống kính truyền hình" nên là những người quản lý thực phẩm thì thực phẩm bẩn tràn lan, quản lý giao thông thì tắc đường, tai nạn, ô nhiễm môi trường, quản lý y tế thì y đức băng hoại, chất lượng y tế yếu kém, quản lý giáo dục thì tệ nạn tràn ngập, quản lý thị trường thì để thị trường chân nam đá chân chiêu... Nên là những người làm bác sĩ thì vừa kê đơn thuốc, vừa mắc ngoặc với công ty dược phẩm và bán hàng đa cấp, đỡ đẻ thì chết oan cả mẹ lẫn con, mổ thì quên gạc trong người bệnh nhân, tiêm chủng thì ăn bớt thuốc, chăm sóc bệnh nhân thì vòi tiền hối lộ, đi dạy học thì cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức giáo dục đều tụt hậu, ngược đãi học sinh, bán chân gà thì nhập chân gà thối, đi đổ rác thì đổ ngay trước cửa nhà hàng xóm, đi làm báo thì không học hỏi để mở mang tư duy, hiểu biết, không dám bảo vệ sự thật, múa bàn phím đánh hội đồng bất kể đạo lý...

Nhiều người nói mua bán dâm là lây truyền bệnh tình dục, HIV... Quả thật, thị trường mua bán dâm ở VN đang là một trong những nguồn lớn nguy cơ này. Nhưng nếu mua bán dâm được chấp nhận công khai và được quản lý tốt, người mua bán dâm được giáo dục về an toàn tình dục thì sẽ biết bảo vệ mình và đối tác. Nếu không có ý thức, thì ngay cả việc quan hệ với nhiều bạn tình (kể cả không phải cùng một quãng thời gian) cũng có thể bị lây nhiễm bệnh tình dục và HIV. Mà thời buổi này, đa phần thanh niên đều có nhiều hơn một bạn tình trước khi kết hôn.

Nếu cho rằng chấp nhận mua bán dâm như một hoạt động hợp pháp sẽ cổ xúy cho nhiều thanh niên chạy theo nghề này, thì thưa bạn, bạn hãy nhìn sang Hà Lan chẳng hạn, một nước luật pháp cho mua bán dâm công khai, thì có phải cả nước người ta đều làm nghề bán dâm đâu?

Không phải cứ luật pháp cho phép thì ai cũng làm được nghề bán dâm. Muốn sống được bằng nghề bán dâm phải có và biết giữ gìn nhan sắc, phải có sức khỏe tương tốt, có kiến thức tình dục,... Và không phải ai có tất cả những điều kiện này cũng có ý thích làm nghề bán dâm cả.

Nếu bạn không muốn con em mình theo nghề bán dâm, thì đó là câu chuyện của giáo dục, câu chuyện nâng cao chất lượng sống sao cho thế hệ trẻ nhiều cơ hội sống tốt hơn là làm nghề bán dâm.

Nghề bán dâm là một trong những nghề lâu đời nhất của loài người, và cho đến giờ nó vẫn tồn tại, phát triển ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở những nơi bị cấm đoán hà khắc nhất.

Vì sao vậy? Vì nó đáp ứng một nhu cầu có thật và không thể triệt tiêu. Nó có ích cho xã hội, ở một góc độ nào đó.

Hãy thử ví dụ một số trường hợp: Một nam/ nữ thanh niên hừng hực sức sống nhưng chưa tìm được ai để yêu, hoặc chưa/ không muốn kết hôn. Một người đàn ông/ phụ nữ đã có gia đình nhưng bạn đời bị ốm liệt không thể đáp ứng được nhu cầu tình dục. Một người đàn ông/ phụ nữ bạn đời đã chết nhưng không muốn đi bước nữa vì muốn toàn tâm chăm sóc con cái.

Những người này, mặc dù hoàn cảnh như vậy nhưng vẫn có nhu cầu có quan hệ tình dục. Ai cũng biết, khi nhu cầu tình dục không được thỏa mãn có thể dẫn đến ức chế, mất cân bằng cuộc sống, góp phần gây bất ổn xã hội. Vậy bạn muốn những con người này tự xoay sở với những ức chế đó rồi khi không thể kìm chế được, nặng thì đi cưỡng bức, hiếp dâm, nhẹ hơn thì đi dối trá yêu đương hay lấy bừa ai đó cốt chỉ để thỏa mãn nhu cầu tình dục có khi chỉ là trong chốc lát?

Cá nhân tôi chưa có cảm tình gì với bất kỳ người bán dâm nào tôi từng gặp. Không phải vì tôi khinh ghét gì họ, mà vì cuộc sống của tôi, quan niệm sống, thói quen ứng xử của tôi khác họ. Cũng cùng lý do đó, tôi không có cảm tình với một số người khác, mặc dù họ không làm nghề bán dâm.

Nhưng tôi tôn trọng quyền khác biệt, quyền được lựa chọn chính đáng của tất cả mọi người, kể cả những người hoàn toàn khác tôi.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có nói, ở tuổi bảy mươi, ông "sợ nhất là những người gặp may mắn, được số phận nuông chiều, chưa một lần nếm mùi thất bại. Họ đầy mình chân lý và sẵn sàng ban phát chân lý đó cho bất kỳ ai".

Tôi nghĩ câu nói này mỗi chúng ta nên suy ngẫm hàng ngày thì sẽ bớt được nhiều những sự tàn nhẫn (có thể rất vô tình) với đồng loại.

Thưa bạn, giờ trở lại với vấn đề mua bán dâm.

Cấm hay không, nó vẫn tồn tại và phát triển.

Cấm, thì nó diễn ra lén lút, không quản lý được, nảy sinh rất nhiều hệ lụy như ta đang thấy: buôn bán người trái phép, ép buộc bán dâm, người hành nghề không có hiểu biết an toàn tình dục để tự bảo vệ mình và bảo vệ khách hàng, vv...

Hợp pháp hóa, người hành nghề phải có giấy phép, được/ phải trang bị kiến thức về pháp luật, y tế, được bảo vệ quyền lợi như những người lao động trong các ngành nghề khác, thì khi đấy người hưởng lợi không chỉ là người bán dâm, người mua dâm, mà xã hội sẽ còn giảm thiểu nhiều tệ nạn như hiếp dâm, mua bán dâm với trẻ vị thành niên...

Đằng nào tốt hơn?

2. Bình đẳng bền vững

Cách đây chưa lâu, người đồng tính cũng bị kỳ thị không kém gì, nếu không nói là hơn cả người bán dâm. Những mối tình đồng tính bị cho là "tệ nạn", "sa đọa", "bệnh hoạn".  Những người nhiễm HIV cũng bị gánh chung những kỳ thị này.

Xã hội phát triển, giờ đây, một bộ phận tiến bộ đã nhìn nhận vấn đề người đồng tính và nhất là bị nhiễm HIV một cách khoa học, cởi mở và nhân văn hơn. Người nhiễm HIV đã được pháp luật bảo vệ, cộng đồng chia sẻ ở một mức độ nhất định. Nhưng không may cho người đồng tính, pháp luật ở VN chưa công nhận hôn nhân đồng tính.

Như đã phân tích ở trên, xét ở nhiều góc độ, người mua bán dâm không có tội. Những người bán dâm bị bắt, bị nêu danh, bị chịu sự trừng phạt của pháp luật là chuyện tạm thời phải chấp nhận vì không may cho họ, cho đến giờ pháp luật VN chưa cho phép mua bán dâm.

Những điều khoản luật pháp không phải chân lý ngàn đời không thay đổi. Một nền luật pháp tiên tiến và nhân văn sẽ phải luôn trong quá trình hoàn thiện, sánh bước và tạo lực cho sự phát triển của văn minh xã hội.
Nhưng luật pháp không phải có thể thay đổi được ngày một ngày hai.

Tuy nhiên, bên cạnh luật pháp, còn có dư luận, được tạo ra bằng tiếng nói tình người, lương tri, lý trí của nhiều cá nhân, trong đó có bạn, có tôi. Tiếng nói đó có thể thay đổi ngay lập tức cùng sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi cá nhân.

Tiếng nói đó, nếu thay vì mong ngày càng có nhiều người không may sẽ mong muốn cho ngày càng ít người không may, ít người bị chịu bất công hơn, như thế có phải là lành mạnh hơn không?

Cũng là con người, nhưng ở nhiều nơi đang có chiến tranh người dân bị đầu rơi máu chảy, ở VN chúng ta được sống trong hòa bình. Cũng là người lao động chân chính nhưng người giàu - kẻ nghèo, chất lượng sống của người ở thành thị - nông thôn khác xa nhau...

Thật tốt, nếu chúng ta mong muốn và góp sức trong điều kiện có thể để ngày càng nhiều người được hưởng hòa bình, được giàu có no đủ hơn, được có chất lượng sống tốt hơn... Chứ không phải mong đâu cũng có chiến tranh, ai cũng nghèo đói, cũng là nạn nhân của lạc hậu, thành kiến... để mọi người đều khổ như nhau và cho đó là công bằng.

Đó là hướng đến một sự bình đẳng bền vững và lành mạnh.

Cũng cùng lý do đó, tôi hy vọng bạn cùng tôi mong muốn xã hội sẽ văn minh hơn, để người bán dâm, người mua dâm, cũng như mỗi cá nhân khi thực hiện những quyền cơ bản của mình mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, sẽ không ai phải "gục đầu xấu hổ" trước ống kính truyền hình và thái độ "sẵn sàng ban phát chân lý cho bất kỳ ai" của đám đông được hình thành bởi những cá nhân như chúng ta.

Nếu để họ phải gục đầu, thì chính chúng ta nên xấu hổ.

By Dạ Thảo Phương