Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

CHÉM GIÓ


Tổng tham mưu trưởng quân đội CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho tuyên bố nước này sở hữu các “vũ khí hiện đại đầy uy lực”. Phó nguyên soái  Ri Yong-ho nói với các quan chức trong buổi lễ tại Cung Văn hóa ở Bình Nhưỡng rằng các vũ khí nói trên có thể đánh bại Mỹ bằng “một đòn duy nhất”.
Hôm 23.4, Bình Nhưỡng cũng đưa ra tuyên bố bất thường khác, nói rằng họ sẽ sớm thực hiện các “hành động đặc biệt” có thể biến chính phủ Hàn Quốc thành tro bụi trong 3-4 phút hoặc ít hơn.
Ngày 13.4, Bình Nhưỡng phóng tên lửa đẩy vệ tinh vào không gian nhưng tên lửa này bị nổ tung chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.
Chơi thả diều mà diều không bay lên được nhưng có thể đánh bại Mỹ bằng một đòn duy nhất kể cũng lạ lùng!
Nguồn

NHỮNG CHUYỆN BỐC MẢ

 


Năm 94 tôi ra Hà nội thi đại học. Ra trước một tuần cho thông thổ. Thằng bạn tôi ra trước cả tháng ôn thi xí cho một chỗ trong KTX, nhưng không phải diện chính thức hợp lệ. Nói toẹt ra là suất ở chui, chung giường với nó. Chuyến xe ca lông gà đưa tôi ra với phố thị mất 5 tiếng đồng hồ. Mất thêm 7 nghìn xích lô thì tôi về được chỗ thằng bạn.


Đêm đầu tiên mới là ác mộng. Phòng 12 đứa nhưng có tới 20 mạng, nóng như rang. Hóa ra có tới 8 đứa chui lủi như tôi. Đang nửa đêm mơ màng thì bị đập cửa. Một hội 3 thằng đầu trâu mặt ngựa, tay cầm gậy gỗ ập vào. Chúng bắt bọn tôi cởi trần mặc xịp chào cờ hát quốc ca lúc nửa đêm. Chán đi lại bắt mỗi đứa nộp 10 nghìn để các anh bồi dưỡng. Khi chúng đi, tim vẫn đập, chân vẫn run. Thằng bạn tôi bảo, các anh lớn khóa trên dật dẹo ở lại chăn đàn em kiếm cơm hè. Mẹ, sinh với chả viên, khác đéo kẻ cướp.


Các đêm sau cũng thế. Có điều không phải các anh lớn khóa trên mà là bọn xung kích dùi cui băng đỏ. Chúng đi bắt bọn ở chui như tôi. Mẹ kiếp, cứ mỗi phen thế, cứt phọt hết cả ra quần, chen nhau chui gầm giường, nóc nhà vệ sinh mà trốn. Nhưng bắt thì cứ bắt. Đuổi ban đêm chúng tôi lại mò vào ban ngày. Cơ cực thế, nhưng quen lại thấy vui, cứ như trò trốn tìm hay đánh trận giả.


Tôi chả ôn tập mẹ gì, cứ ngày chơi đêm ngủ. Tôi lọ mọ đi khắp đó đây, nào Bờ Hồ, nào Thủ Lệ, lắm bận lạc đường còn chui vào cả nhà thổ. Ban đêm thì theo thằng bạn tôi sang khu nữ chơi. Chả là nó ma cũ, ra trước tôi cả tháng nên quen biết nhiều. Nhờ đi cùng nó mà tôi quen được mấy bạn gái, cũng ở xa tít tắp như tôi. Trong số đó, có Ngỗng, quê Phú Thọ.


Mỗi bận tôi sang chơi là Ngỗng lại cắm cúi học bài. Tôi thấy nàng tài vãi. Chuyện như nhặng bu mà nàng vẫn chuyên tâm được. Hôm tò mò, tôi ngó xem nàng học gì. Giời ạ, hóa ra nàng cắm cúi chép phao. Với tôi, những loại học vẹt và chép phao là ngu đáo để, tôi không thèm chơi. Cơ mà Ngỗng đẹp, không chơi nó cũng phí đi.


Ngày thi đến, tôi làm bài búp búp hơn nửa thời gian là ngồi chơi. Mẹ, tài thế chứ. Lắm lúc nghĩ lại, tôi phục tôi quá cơ. Ngày đó có quy định, hết 2/3 thời gian thi mới được ra. Thế là tôi ngồi ngó nghiêng bọn đồng liêu thi thố. Trông cái cảnh đứa cắn bút, đứa vò tai, đứa ngẫn ngơ như ngỗng mà buồn cười. Còn các thày cô trông thi thì nhìn tôi ngưỡng mộ. Mà ngưỡng mộ quá đi chứ lị, tôi tài thế cơ mà, há há. Chưa thi xong mà tôi đã đốt ngón tay tính ra được điểm. Đỗ là chắc chắn rồi, vấn đề là thấp hay cao thôi.


Trước hôm về, tôi sang tạm biệt Ngỗng, đồng thời cũng tranh thủ hỏi han thi thố ra sao. Ngỗng có vẻ như không làm được bài, buồn ra mặt. Nhưng lúc Ngỗng buồn, tôi thấy Ngỗng đẹp ngồ ngộ. Tôi không biết động viên thế nào, chìa quyển vở bảo Ngỗng ghi địa chỉ để sau này biên thư. Ngỗng cũng tặng tôi một cái mù soa mới tinh, trong gói miếng giấy hồng ghi địa chỉ liên lạc. Chúng tôi chia tay nhau chơ lơ, hững hờ như thế.


Đầu tháng 9 năm đó, tôi lại ra Hà nội. Và tất nhiên, để làm anh sinh viên trường Luật oai như cóc bố. Có địa chỉ trường lớp ngon lành, tôi biên thư thăm Ngỗng ngay và cũng qua bì thư tranh thủ khoe tí cái mác sinh viên xúng xính. Thế chó nào chờ dài cổ mà không thấy Ngỗng biên lại tôi. Hay thi trượt lấy mẹ chồng mất rồi? Hay Ngỗng biên địa chỉ đểu cho tôi?. Chịu! Tôi kệ mẹ nó với thời gian.


Giữa tháng 10, thu buồn man mác. Khi tôi đang thu lu giảng đường học cái môn chính trị buồn thiu thì có lời nhắn thăm gặp. Tôi ra ngoài hiên. Giời ạ, Ngỗng. Tôi định lao lại ôm Ngỗng phát, nhưng ngại nên chỉ cầm tay, rất tự nhiên. Lần đầu tiên tôi được cầm tay Ngỗng. Hai đứa dung dẻ xuống căng tin trà đá, cắn hướng dương tí tách.


 


Đúng là Ngỗng thi trượt thật. Nhưng cũng nhờ gia thế hay quan hệ gì đó mà đi được cái trung cấp tài chính ở Phúc Yên, cũng vừa mới nhập học. Xong xuôi Ngỗng bắt tàu xuống thăm tôi, mỗi mình. Tôi bỏ luôn cả tiết học, dẫn Ngỗng về nhà trọ.


Tôi giới thiệu Ngỗng với thằng Bôm Bốp, nó vừa ngủ dậy, dắm thối um nhà làm tôi phát ngượng. Tôi đuổi thằng Bôm Bốp lên gác xép để nhường giường cho Ngỗng ngồi. Ngỗng í tứ đặt đít, không quên thém chăn, gấp màn cho tôi. Nhìn Ngỗng thao tác, tôi thấy đích thị là người bén việc, ưa làm. Thấy thinh thích ra phết.


Tôi leo gác xép thì thầm hỏi thằng Bôm Bốp còn tiền không để chợ lo bữa chiều. Nó nhăn mặt, đầu như con lắc. Tôi mở hòm, lấy cái áo Phi lốt bảo nó mặc vào đem đầu ngõ cắm tạm. Thấy thằng Bôm Bốp ních chặt cái áo trong tiết thu mát mẻ thì Ngỗng lạ lắm, nàng hỏi tôi, bạn ấy ốm à? Ừ, sốt rét lo bữa chiều.


Thằng Bôm Bốp cắm cái áo được ba chục. Nó mua được 5 cân gạo dự trữ, 2 bìa đậu, 3 lạng thịt bò, 1 mớ giá sống, 6 quả trứng vịt, 1 chai Lúa mới và 2 chai coca. Nó bảo tôi, vừa khít.


Bữa chiều một tay Ngỗng nấu, ngon cực kì. Giờ nhớ lại tôi vẫn nhớ đến vị của nó. Ngỗng uống cooca, tôi với Bôm Bốp cưa hết chai Lúa mới, cạo cháy thủng đáy nồi. Chúng tôi buôn bao nhiêu chuyện. Mẹ kiếp, cái tuổi dở dở ương ương, lắm chuyện đéo chịu.


Đang vui thì Ngỗng bảo 8 giờ phải ra tàu. Chuyến tàu đêm duy nhất đỗ ga Phúc Yên gần trường Ngỗng. Tôi trong cơn chếnh choáng men say gặp lại Ngỗng bảo, để hẵng mai. Thằng Bôm Bốp cũng chêm vào, mấy khi có dịp. Cứ tưởng Ngỗng nằng nặc chối, ai ngờ Ngỗng gật luôn, bảo mai đi bằng xe khách. Thế mới tài chứ!


Cơm no, rượu say nhưng đến đoạn ngủ nghê mới gay. Tôi với thằng Bôm Bốp có mỗi cái giường bé tí. Trên cái gác xép cũng bé tí kia cũng chỉ cất được hai cái hòm tôn đồ dùng. Nằm trên đó chỉ có nước ngủ ngồi. Tôi bảo thằng Bôm Bốp phắn chỗ khác ngủ nhờ nhưng nó không chịu, kiên quyết ngủ ngồi trên gác xép. Mẹ kiếp, thế tao ngủ đéo đâu? Tôi hoang mang thực sự. Giường kia, sẽ giành cho Ngỗng.


 


Thằng Bôm Bốp có rượu leo gác xép kéo gỗ phe phé. Tôi hướng dẫn Ngỗng cách mắc màn. Tự tay tôi giũ chăn cho Ngỗng. Khi Ngỗng đã yên chỗ, tôi chỉ dám ngồi ké mép ngoài thang giường. Ngỗng bảo, chui vào trong mà nằm, đặt cái gối ở giữa, hai đứa quay mặt hai nơi. Mẹ kiếp, cảnh này nghe quen quen. À, phải rồi, đâu như trong một tiểu thuyết rẻ tiền chữ to thì phải. Tôi bảo không. Ngỗng ngủ tôi sẽ trèo xép ngủ cùng thằng Bôm Bốp.


Đấy là tôi nói phét thế. Bằng chứng là cơn buồn ngủ do rượu kéo đến quá nhanh cộng với muỗi giãi lao vào như châu chấu làm tôi phải chui vào giường nằm cùng Ngỗng. Tôi chả thèm đặt gối ngăn đôi lãnh thổ như Ngỗng nói mà dùng để gối đầu mình. Gối dùng là để kê, đầu hoặc đít chứ ai lại lấy làm vật cách ngăn. Với lại, tôi ngủ quen có gối kê đầu rồi.


Tôi thiếp đi nhanh như một tia chớp. Trong mênh mông tôi vẫn nghe thấy tiếng kéo gỗ của thằng Bôm Bốp ngày một hung hăng. Cả tiếng thở gấp gáp của Ngỗng nữa. Cả tiếng thở dài não nuột nữa. Tôi nghe thấy hết chứ chả đùa đâu.





Mấy giọt nước lạnh nhỏ vào mặt tôi. Thằng Bôm Bốp đứng đầu giường nhăn nhở, Ngỗng về rồi à? Không biết, tôi ú ớ. Thế tối qua mày ngủ cùng Ngỗng à, xơ múi được gì không? Biết đéo đâu, ngủ như chết. Thằng Bôm Bốp hắt cả ca nước vào mặt, đúng là đồ con lợn. Xong nó cầm mảnh giấy để ở cái bàn bé xíu cuối đuôi giường đưa tôi. Chữ của Ngỗng " Em về. Anh đần lắm...".


Thế là thế đéo nào? Một đứa mắng mình đồ con lợn. Một đứa bảo mình đần. Mẹ, chúng nói như đúng rồi thật. Con lợn đéo nào mà chả đần. Hả giời???
Nguồn

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

TRINH TIẾT TRONG ĐỀ THI


Một bạn đọc hỏi tôi rằng ở bên Úc người ta có ra đề thi với một câu hỏi có nội dung dục tính (sex) như câu hỏi về trinh tiết trong đề thi tuyển sinh của ĐH FPT. Câu trả lời là “có”. Một câu hỏi như thế có thể xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp trung học bên Úc. Riêng đề thi của FPT thì tôi đã xem qua, và nghĩ cũng … bình thường. Thật ra, theo tôi thì câu hỏi không hay, thiếu tính logic, và văn phong có vấn đề. Nếu tôi được quyền soạn lại câu hỏi, tôi có cách soạn khác …
Thú thật, mấy hôm nay cũng có xem qua các tựa đề bản tin trên mạng, và biết đượcrằng dư luận bàn tán về một câu hỏi trong đề thi tuyển sinh của ĐH FPT. Nhưng vì không quan tâm, nên chỉ đọc tựa đề và … bỏ qua. Đến hôm nay, có một bạn đọc hỏi tôi rằng bên Úc người ta có thể ra một đề thi như thế, thì tôi mới tìm đọc đề thi gây xôn xao dư luận đó. Để cho công tâm, tôi không đọc ý kiến của những người khác, và sẽ có nhận xét cá nhân. Câu hỏi trong đề thi tuyển sinh của ĐH FPT như sau:

Đại thi hào Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:

Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh
Nhưng chính ông lại cũng viết:
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân.
Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải gìn giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người phụ nữ còn trinh hay không?
Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống.

Trước hết, tôi nghĩ câu hỏi mang tính đánh đố, không dễ đối với học sinh trung học phổ thông. Không dễ là vì khó hiểu được quan điểm của Nguyễn Du về trinh tiết như thế nào. Chẳng hạn như 4 câu thơ trên có thể hiểu như thế nào? “Có ba bảy đường” là nghĩa gì? “Có khi biến, có khi thường” là sao? Lại còn “Có quyền, nào phải một đường chấp kinh” càng làm cho học sinh thêm rối rấm. Chắc gì một giáo viên hiểu bốn câu thơ đó có nghĩa gì. Còn câu “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu” nên hiểu như thế nào, và trong bối cảnh nào. Thế nào là “làm đầu”, và “làm đầu” cái gì? Nếu không hiểu thì làm sao có thể biết quan điểm của Nguyễn Du là gì mà bàn luận. Đáng lẽ người soạn câu hỏi phải giải thích trước khi hỏi các câu khác về quan điểm, nhưng rất tiếc không có giải thích. Vì thế, theo tôi thấy, đây là câu hỏi tương đối khó.
Thứ hai là câu hỏi hình như thiếu tính logic. Câu hỏi được khởi đầu bằng vài câu thơ, rồi tiếp theo là nói về quan điểm “ngày xưa”. Vấn đề ở đây là người đọc không thấy một sự khúc chiết hay kết nối từ những câu thơ và những câu văn sau đó (vd: quan điểm xưa). Tôi tự hỏi tại sao người soạn câu hỏi cần những câu thơ của Nguyễn Du? Tại sao không bắt đầu câu hỏi bằng câu chuyện vềcô dâu ở Cần Thơ bị trả về nhà vì nghi ngờ thất tiết trước hôn nhân.
Thứ ba, tôi nghĩ câu hỏi không mấy rõ ràng, và có phần lòng vòng. Đứng trên phương diện khoa học mà nói, hai chữ “ngày xưa” không rõ ràng, vì đó là ngày nào, thế kỉ 18, hay thế kỉ 20. (Thật ra, quan điểm đó vẫn còn đến ngày nay, chứ đâu phải chỉ ngày xưa). Tương tự, có thể chất vấn ý nghĩa của chữ “ngày nay”. Còn câu “vấn đề này” cũng không rõ ràng, vì người đọc phải hỏi “vấn đề nào”? Ngoài ra, câu hỏi còn có vẻ quanh co. Chẳng hạn như đoạn bắt đầu với “vậy theo bạn …”, nhưng đoạn kế tiếp mới yêu cầu học viên làm cái gì. Đáng lẽ hai đoạn này có thể viết thành một đoạn văn.
Thứ tư là việc “mớm cung” cho học viên một cách thiếu thoả đáng. Người ra đề thi cho học viên biết có thể dùng những ví dụ từ sách báo và quan sát trong cuộc sống để làm chứng cứ và cơ sở cho quan điểm của học viên. Tôi phải hỏi tại sao chỉ trong sách báo? Tại sao không là các nguồn khác, như internet chẳng hạn? Thật ra, tất cả đều có thể sử dụng làm chứng cứ; vấn đề là chứng cứ nào đáng tin cậy và hợp lí. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quan trọng, vì có vẻ hơi thừa đối với những học viên đã học cách viết luận văn.
Thứ năm, tôi thấy văn phong trong câu hỏi có phần thô kệch. Nếu tôi là người ra đề thi, tôi sẽ không sử dụng những chữ như “cái màng trinh”, đọc lên thiếu tính trang nhã, nếu không muốn nói là thô tục. Thật ngạc nhiên khi thấy một chữ như thế dùng trong một đề thi tuyển sinh!
Nếu tôi là người ra đề thi, tôi sẽ dùng bản tin thời sự để nhấn mạnh đếnvấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, và bỏ qua những “ngày xưa” hay “ngày nay”. Tôi sẽ viết lại như sau:

Trinh nguyên và hôn nhân
[Bản tin về cô dâu T ở Cần Thơ]
Có quan điểm cho rằng phụ nữ cần phải “nguyên trinh” trước khi chính thức kết hôn để đảm bảo hạnh phúc và sự thành công của một cuộc hôn nhân. Theo quan điểm đó, quan hệ tình dục trước hôn nhân là một sự “thất tiết”, và phụ nữ thất tiết dễ dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Thời phong kiến, phụ nữ thất tiết có thể bị đem trả về gia đình.   Câu chuyện của bạn T ở Cần Thơ thể hiện quan điểm trên.
Hãy viết một bài luận để phát biểu quan điểm của bạn về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Bài luận văn của bạn nên bàn về những vấn đề cụ thể như:
  1. ý nghĩa của hôn nhân giữa người nam và nữ là gì?
  2. phụ nữ có nhất thiết phải gìn giữ trinh nguyên trước hôn nhân? Nam có cần giữ sự nguyên trinh trước hôn nhân? Tại sao?
  3. hạnh phúc và sự thành công của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào sự trinh nguyên của người phụ nữ trước hôn nhân? Lí giải tại sao.
  4. phụ nữ có phải là một món hàng để bị trả về gia đình nếu bị thất tiết trước hôn nhân?
Bạn nên sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn, kể cả từ báo chí và internet trong và ngoài nước, để làm cơ sở cho quan điểm của bạn.

Quay lại câu hỏi của bạn đọc rằng một câu hỏi như thế có trong đề thi ở Úc hay không. Nói theo tiếng Anh, đây là một câu hỏi thuộc chủ đề sexual ethics – có lẽ tạm dịch là đức dục. Ở Úc, không có kì thi tuyển sinh đại học, nhưng có những kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm. Trong những kì thi này, đề thi thường rất bao quát, nhất là những môn học về tôn giáo, văn học, và đạo đức. Có nhiều câu hỏi liên quan đến tôn giáo và đức dục (như đồng tính luyến ái, hôn nhân cùng giới, quan hệ sex trước khi cưới nhau, v.v.) được đề ra. Chẳng hạn như năm 2010, có câu hỏi về đồng tính luyến ái, và gợi ý trả lời như sau:
Christian teachings on homosexuality vary both within and between variants. The Catechism of the Catholic Church emphasises that while homosexual orientation is not an evil in itself, the practice of it is unacceptable as it excludes both a male/female marriage and the possibility of human reproduction.
The Anglican Church’s attitude towards homosexuality varies from a full acceptance to condemnation. These strong variations are accentuating divisions within the Anglican Church globally, leaving the church open to schism.”
Tóm lại, một câu hỏi về đức dục hoàn toàn có thể hiện diện trong đề thi tốt nghiệp trung học hay tuyển sinh đại học. Trong xã hội mở, và trong chiều hướng giáo dục giới tính trong học đường, thì không có lí do gì cấm đoán những câu hỏi dục đức cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ khi soạn câu hỏi cần nên chú ý đến từ ngữ và nhất là nội dung phải rõ ràng.

NỀN GIÁO DỤC MẤT TRINH


Cứ theo cách thức tư “duy giáo khoa” phải chăng sẽ dẫn đến một thứ logic gái bán hoa tên Kiều phải “còn trinh” và Thị Nở thì phải tát vào mặt Chí Phèo để “bảo vệ “phẩm giá”?
Năm 2007, báo chí đã kể câu chuyện học sinh cấp 3 “dứt khoát trả lời” trong bài trắc nghiệm, rằng: Cô Tấm chui ra từ quả… chuối. Lý do, học sinh thấy như bị xúc phạm, và sinh ra hành động phản kháng- khi đề thi trắc nghiệm môn văn lớp 10 hỏi rằng: “Cô Tấm chui ra từ quả gì: A.Quả na; B.Quả chuối; C. Quả thị; D. Quả bưởi.
Một cách phản ứng hoàn toàn không chuối, rất xứng đáng với một đề bài quá chuối. Đó là giai đoạn ngành giáo dục đổi mới thi, kiểm tra, từ hình thức đề tự luận sang đề trắc nghiệm. Hình thức mà sau đó có người nói đến sự ngớ ngẫn khi đề văn phải giải như…toán.
Chấp nhận đưa “Chuối” vào một đề văn bất chấp sự lố bịch, ngớ ngẩn. Ấy thế nhưng khi đề tài tự luận xung quanh cái “màng trinh” của ĐH FPT vừa “hé lộ” trên báo, các giáo sư, các tiến sĩ, các nhà giáo dục liền hăng hái xông vào …ném đá. Lần này không liên quan tới hình thức thi, kiểm tra, mà liên quan đến cái màng trinh trong đề bài. Cũng đơn giản đã là bởi “tư duy giáo khoa”, rằng cái “màng này màng nọ” có đánh dấu xxx thì không thể được đưa vào..giáo dục, dù là bậc nào, dưới hình thức gì.
Nhưng học sinh thời nay không phải là gà muốn nhét gì thì nhét. Có học sinh, đọc những bài phê bình của các vị GS, TS trên báo đã cho rằng cái đề thi của đại học FPT không phải “nghiêng về cái gọi là ủng hộ việc không coi trọng trinh tiết, không cần giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng”, mà điều người ra đề muốn nói là “Hạnh phúc thật sự không nằm ở cái trinh tiết”. Thêm một cái mở ngoặc là “Có lẽ GS N hiểu sai đề thì đúng hơn”. Nếu ai cho đây chỉ là thiểu số thì xin hãy xem lại các luồng dư luận sau sự kiện “văng tục” của TS Lê Thẩm Dương để thấy rằng học sinh giờ không dễ chấp nhận lối giáo dục kiểu “Cô Tấm chui ra từ đâu”.
Không thể có một nền giáo dục “mở toang”. Không thể chấp nhận một lối giáo dục không có biên giới về sự tế nhị, không có dấu ngoặc kép “”. Nhưng cũng không thể chấp nhận một “nền giáo dục bưng tai nhắm mắt” với mọi hiện thực xã hội, một “nền giáo dục giãy nảy” với những điều bình thường nhất. Bởi chính sự cực đoan quanh những cái dấu xxx trong giáo dục suốt bao năm qua đã khiến nó sinh ra những cái quả, những câu chuyện ngớ ngẩn đại khái “Đại gia nước đá trả con dâu vì cho rằng mất trinh”.
Bệnh dị ứng này thực ra đã có “tiền sử”. Tháng 3 năm ngoái, Chí Phèo bị các giáo sư “thổi còi”, còn thị Nở, bị các nhà giáo dục “treo đèn đỏ” khi đoạn “quan hệ vườn chuối” bị cắt khỏi SGK.
Dù nhiều nhà phê bình văn học nhìn nhận, đoạn này thể hiện “góc con người” nhất của anh Chí, cũng biết yêu thương và khát khao được làm người. Nhưng các vị giáo sư đáng kính nhất nhất lắc đầu. Một vị giải thích “Đoạn đó mô tả tỉ mỉ “quan hệ” giữa Chí Phèo và Thị Nở trong vườn chuối, làm khơi gợi nhiều điều khiến học trò lứa tuổi này liên tưởng đến những cái không tốt, không có lợi cho giáo dục”.
Khổ thân cho anh Chí, giờ chỉ trần trụi là một thằng rạch mặt ăn vạ. Tủi cho Thị Nở, thành một thứ gái nham nhở khi không “tát vào mặt Chí Phèo để bảo vệ phẩm giá”. Oan cho Nam Cao, ông giờ cũng có phần trách nhiệm trong việc viết ra đoạn văn người nhất về Chí Phèo, làm học trò thời nay liên tưởng đến những “cái không tốt”. Khốn nạn cho cả “cái không tốt” khi nó vốn xưa cũ như trái đất mà không ai, kể cả các giáo sư tiến sĩ, không sinh ra từ “cái không tốt” đó cả.
Cứ theo cách thức tư “duy giáo khoa” mà chúng ta đang, một cách cưỡng từ đoạt lý- bắt học sinh của thời đại Internet phải học, phải chăng sẽ dẫn đến một thứ logic gái bán hoa tên Kiều phải “còn trinh” và Thị Nở thì phải tát vào mặt Chí Phèo để “bảo vệ “phẩm giá”?“Căn bệnh dị ứng” của các nhà giáo dục đã khiến cho những “cái không tốt” trở thành quá nhạy cảm- một sự nhạy cảm không cần thiết. Và vì thế, đám học trò hoặc tự do tìm hiểu ngoài đời sống, trên internet, hoặc ngô nghê đến mức đau đẻ còn tưởng mình đau ruột thừa.
Bởi trong khi các nhà đạo đức, các nhà giáo dục mải mê tranh cãi quanh cái màng trinh trong đề thi tự luận của một trường đại học là thô tục hay không thô tục thì các nữ sinh vẫn đều đều sinh con. Tháng trước, một nữ sinh lớp 12 ở Nghệ An “bất ngờ sinh con ngay trong giờ học”. Tuần trước, nữ sinh lớp 10 ở Bến Tre “bất ngờ sinh con ngay sau giờ thể dục”. Và hôm qua, lại xảy chuyện một nữ sinh lớp 8 đẻ con. Lần này, thật bất ngờ, báo chí hoàn toàn không dùng tư “bất ngờ” nữa. Không khó lắm để nhận ra, cả 3 nữ sinh này đều không bị ảnh hưởng bởi “sự kiện vườn chuối” trong sách giáo khoa lớp 11. Cả 3 câu chuyện đều cho thấy, không chỉ gia đình, các nữ sinh đều rất lơ mơ tơ về chuyện sức khỏe sinh sản khi mà sinh con rồi mới biết mình… sinh con.
Khi mà các nhà giáo dục giãy nảy với mọi, thậm chí là từ ngữ tế nhị, khi mà trường học “đóng cửa” với hiện thực xã hội thì có lẽ chưa có giới hạn cuối về “độ lớp” của việc nữ sinh sinh con. Liệu có một ngày báo chí sẽ phải giật những hàng tít, đại loại: Không bất ngờ, Nữ sinh lớp 5 sinh… bạn, chẳng hạn!

LÀM LẠI GIẤC MƠ ĐI ...!



Mơ thì đừng tiết kiệm, không nên tiết kiệm.
Nhưng mà cũng không nên mơ nhiều quá, mơ nhiều thành hoang tưởng mất. 
http://www.youtube.com/watch?v=KxQLuCPdowU 
"Cái bài hát của Kim Ngọc này, có lẽ tôi là người đầu tiên phối khí và thu thanh cái bài hát đấy, và đã đã lâu thật lâu lắm tôi không còn nhớ ...
...
... tôi đã không chọn bài hát ấy cho em...
....
Đây là sự chọn lựa nó làm tôi sởn hết da gà lên"

Tuy nhiên, thì khi bạn thâu âm album này cho UL thì bạn lại làm tôi tởn hết da gà lên. Vì không ngờ bạn quá tệ đến vậy. Hay là do tái hợp vợ cũ xao nhãng lỗ tai mà nghiêng nặng lỗ khác...? Bạn Quốc Trung yêu dấu.

Mơ không nên tiết kiệm, Linh ạ. Nhưng mà mơ một lần 7 bài, lại album đầu tiên thế thì tham quá. Vượt sức mình mất rồi, trong khi con đường đi chưa được hình thành rõ nét, con đường đem đến vinh quang của Linh thì lại bằng trữ tình "thuần Việt" chứ không "New Age Quốc Trung". 

Mơ lại đi em, mơ thêm vài lần nữa, hãy cố ngủ thật sâu và chỉ mơ một giấc trong đời mình, đừng mê sảng mộng du quá nhiều, anh biết em vốn là cô gái ngoại giao em mơ đa chiều lắm. Nhưng cái này thì đừng ham em ạ. 

New Age cũng ba bảy đường, thường nó hướng xuất phát từ cảm nhận chủ quan của nhạc công - nhạc sĩ và phối khí. Nghiêng về kĩ thuật nhiều hơn là nghệ thuật. Em không phải là người kĩ thuật. Vậy em hãy rèn luyện kĩ thuật nhưng đừng có vất vả thế này. Anh Quốc Trung cũng đừng có ép em ấy quá. Em ấy không thể là Thanh Lam, và đừng bao giờ biến em ấy thành Thanh Lam. Anh đã có đủ tất cả, hãy tha cho em ấy kẻo tội.

Thế thôi, mơ lại đi Linh nhé, mơ lần nữa và hãy mơ tiếp. Mơ càng ít càng tốt. Nên đồng sàng dị mộng với Quốc Trung để cuộc sống cá nhân của em có thể sẽ bớt tai tiếng hơn. Nếu không giàu - chỉ vừa đủ nghèo, hãy làm như Lý. Đừng quá hoang phí như Lý là được.

Hãy mơ lại, và trước tiên phải tỉnh dậy cái đã. Tỉnh giấc sớm mai!
Rồi hãy mơ lại

Anh yêu em - Yêu cả Quốc Trung và muốn ngủ chung cùng 2 bạn. Nhưng hai bạn mần ơn tỉnh lại giúp chút.
Gà đã gáy sáng canh rồi!

Khi chúng ta ngu Văn chương một cách đần độn


Chúng ta không thể nhận biết được hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh đẩy đưa và .. nhiều thứ hoàn cảnh khác nữa.


Một cảm giác thật đần độn, khi thay vì phân tích cấu trúc và bối cảnh, sự đắt giá của ngôn từ câu chữ, chúng ta quay ra tấn công cá nhân.


Một kẻ nhà báo vỗ ngực xưng tên, thật đáng tiếc là mái trường XHCN đầy tính nhân văn một cách tự hào lại có thể đào tạo ra những kẻ "ĐIẾM CHỮ" hạ thấp người nói để nâng cao sĩ diện hão cá nhân của mình, một cách trơ trẽn, lạc loài và cầm thú. Man rợ và khốn nạn.


Chung quy cũng tại bởi lỗi hệ thống, một lũ Ban A, Ban B - Khối A - Khối B ngu văn dốt nát vãi lều, chỉ biết tiền là tất cả, cố gắng thể hiện sự thông thái một cách ấu trĩ và hèn mạt. Cố gắng xào nấu tứ tung để tự PR bản thân mình, hòng phục vụ cho tuyển sinh mùa sắp đến.


Tệ hại và đốn mạt.


Nhưng lỗi lớn nhất của những kẻ Hỏng từ Cơ Bản và lỗ chỗ về gốc, được hoa mĩ mệnh danh là nhà báo đến tởm lợm. Đã qua mấy ngày rồi mà cứ cái tởm lợm đó không thể xóa bỏ được. Thế mà tự trọng vẫn không thấy đâu. Vẫn tung tẩy múa bút.


Hèn mạt một cách khốn nạn.


MÀNG TRINH - TRINH TIẾT - ÂM HỘ - DƯƠNG VẬT - VULVA & PENNIS.


Quá tởm đi chúng mày ơi, những não bộ thoái hóa và kinh dị của Việt Nam này. Chính chúng mày đang đẩy đất nước này vào những thứ phù phiếm xa hoa vô giá trị mà chúng mày hàng ngày dấm dúi thu tiền đấy.


Nhân cách hèn hạ quá nhà báo ơi - Nhà báo chúng mày không thể phân biệt đâu là giường là chiếu là sàn nhảy là chỗ làm tình và bệnh viện. Hay là văn học - là nhân cách của con người hay sao.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/67905/mot-de-thi-la.html


Sao mà càng nói lại lòi ra lũ vàng vàng nhớt nhớt càng ngu thế này:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/68875/dh-fpt-ra--de-la--de-dep-bo-dinh-kien.html


Tại sao những bài viết như thế này, lại quá lâu và quá ít như vậy:
http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/69185/-mo-cai-ngan-vang-----dong-cai-tu-duy-.html
Tưởng hiểu được chữ Trinh cao sang, hóa ra mới mở được "cái ngàn vàng" thô lậu!


Giáo dục ơi, Nhà báo ơi - Chúng mày thôi đăng con Thanh Hà khoe vòng 3, con Thu Minh khoe quần lót, con Thủy Tiên khoe vú, con Thùy Linh khoe sex ...


Và chúng mày đừng tụ tập đàn đúm nhau viết dìm hàng kiếm tiền lại còn khoa mỹ khoe khoang kiến thức tuyên giáo đi có được không.


Giáo dục ơi là giáo dục ơi!
Nguồn

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

CÔ TÔ




Cô này tên Tô Linh Hương, sinh năm 1988, mới tốt nghiệp Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Cô hiện là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC to đoành.


Cô quê ở Thanh Hóa.

Chị Phượng xem ra đã có đối thủ.




Kênh 14 vừa rút bài này.

Câu hỏi đặt ra là: tại sao Kênh 14 - một trang mạng "chính thống" khá nổi tiếng của giới trẻ - rút bài này? Thông tin về cô Tô Linh Hương làm sếp của Vinaconex-PVC là sai? Hay có gì "nhạy cảm"?

Thông tin về cô Tô làm sếp không sai, bởi VNExpress và một số tờ báo khác cũng từng đăng. Mà nói đâu xa, chính trang mạng của Vinaconex-PVC cũng từng đưa tin ở đây mà.

Vậy chắc cô Tô rơi vào trường hợp "nhạy cảm".

"Nhạy cảm" ở đây là những thông tin "bên lề" rằng cô Tô chính là ái nữ của ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị.

Xét về... nhân tướng học thì trông cô rất giống đồng chí Rứa. Còn có chắc là con bác ấy hay không thì tôi chịu. Tìm hiểu về gia đình mấy đồng chí lãnh đạo ở mình quả là khó hơn mò kim đáy bể.
Nguồn

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Nhảm

Cô đơn ....
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
... là vợ của chú đơn .... !!

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Vui cuối tuần


Anh kia đang ở truồng đi trên đường thì thấy ba người phụ nữ, vội lấy tay che mặt lại. Sau khi liếc nhìn hạ thể của ảnh, bà thứ nhất bảo "Không phải chồng tôi." Bà thứ hai bảo "Đúng rồi, không phải chồng bà." Bà thứ ba bảo "Chắc chắn không phải đàn ông vùng này."

********

Ông kia có thằng con tên là Cứt. Đến bữa ăn ổng kêu "Cứt ơi về ăn cơm!" thì đứa em nó cằn nhằn "Cứt đi chơi rồi, không có Cứt bố không ăn được hay sao mà cứ phải gọi."

THƠ CON CÓC


Anh về rồi còn ai thức cùng em
Thăm thẳm đại dương bốn bề sóng gió
Anh về rồi em từng đêm vàng võ
Nhớ anh nhiều anh có biết không?

Bài thơ tứ tuyệt trên, thoạt đọc tưởng như là lời cô gái trách người yêu, một bài thơ tình man mác buồn. Thực ra không phải vậy, bài thơ này trích từ bức thư của đương kim chủ tịch Cuba gửi cựu chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Hồi xưa bác Triết mần chủ tịch, có qua Cuba chơi, hứa hẹn hai bên luân phiên thức - ngủ - ngủ - thức để canh cho hòa bình thế giới. Nhưng rồi bác Triết về hưu, bác Sang lên thì mải mê chuyện gì mà không màng tới chuyện thay ca đổi kíp với Cuba nữa. Thế nên đồng chí Raul Castro đã viết thư tới bác Triết với lời trách móc nhẹ nhàng.

Hồi xưa, thời bác Triết, chính trường Việt Nam rất chi là vui nhộn. Đến khi bác về hưu, tình hình trở nên trầm lắng, ra vào thấy mặt mũi ông nào cũng khó đăm đăm, đặc biệt là mặt bác Sang. Thế nên mình từng ưu tư:


Từ ngày anh Triết về hưu
Chính trường nước Việt bớt nhiều u mua


(Tức là cái chất hài hước, u mua suy giảm theo nền kinh tế. Việt Nam bỏ rơi Cuba thức một mình và cũng chả còn ai phân hóa nội bộ Obama... vân vân).


Thế nhưng từ dạo bác Thăng lên làm bộ trưởng thì nụ cười tăng trưởng trở lại. Thi hứng của mình cũng theo đó hồi sinh. Mình đã có một xê ri thơ về bác Thăng rải rác trên facebook. Nhưng post trên facebook thì sau này tìm kiếm khó, nên chi mình tập hợp lại đây với mục đích lưu trữ. Hehehehehe...
Bài đầu tiên là mình chúc mừng bác Thăng lên bộ trưởng:
Ôi dào cái bác La Thăng
Mới lên bộ trưởng hung hăng quá trời
Lỗ gôn bác đếch cho chơi
Xe con bác chẳng cho rời ga ra
Đi học thời phải lệch pha
Đi làm xe buýt thế là bác vui
------------------------ 
Mới đây, nhân dịp Mỹ Linh và Mỹ Lệ song kiếm hợp bích quýnh bác Thăng, mình làm mấy câu thơ:
Mỹ Lệ với lại Mỹ Linh
Hai Mỹ đồng tình bóp dái La Thăng
 Bên cạnh đó mình cũng làm thêm bài này, nhân sự kiện nhà báo cựu an ninh Nguyễn Như Phong bênh vực bác Thăng:
La Thăng vừa bị Mỹ Linh
Bóp cho một phát ngay "bình dâm ô" 
Như Phong nhà báo nhảy vô
Mắng Linh ca sĩ: trình cô... như lồn!
("Bình dâm ô" tức là hòn dái ấy các bạn ạ. Bình đó đựng nước dâm ô, nếu không có bình đó thì nạn dâm ô coi như vắng bóng giang hồ. Mình ngại dùng vần "ồn", nhưng đọc bài trên báo của Như Phong, mình nghĩ phải dùng vần "ồn" thì mới hợp.)
Sáng nay Sài Gòn mưa lâm râm do ảnh hưởng áp thấp hậu bão số 1, mình tiếp tục đề tài La Thăng với bản không tên số n:
La Thăng quả thật có kinh
nghiệm trong giải quyết tình hình giao thông
mới đi thị sát mấy vòng
về nhà bác quyết tiền nong thu liền
 Mình đang khẩn trương tập hợp lại thành một tuyển tập để tặng anh Thăng và các bạn đọc chơi...
 
* Hồi trước nhân phong trào báo lá cải mới manh nha và có vẻ tiền đồ xán lạn, mình có làm hai câu này:
Sợ nhất bồ nhí trễ kinh
Sợ nhì báo chí truyền hình nước ta

(Đàn ông đàn ang có bồ nhí mà nó báo "em trễ kinh rồi" thì có mà chết! Hehehehe!)

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

TẢN MẠN CUỐI TUẦN



( "Em muốn sinh con", Khương ngái ngủ: "Bao giờ?".

Ngay bây giờ, em muốn làm tình không dùng bao cao su". Khương giật mình, tỉnh cả 



ngủ...)

* * *

Lần đầu gặp mặt, Hân ngỡ ngàng khi "đối tượng" là một thanh niên mặt búng ra sữa. Thế 



nhưng, hắn luôn mồm xưng anh và gọi cô là em.

Hân quen Khương trên một trang web hò hẹn online. Tất cả khởi đầu từ một đoạn giới 



thiệu mang đầy tính khiêu khích: "Trần Lê Ngọc Hân, viết lách tự do, sinh năm 1974, tuổi 


Dần. Ai không sợ bị thịt thì cứ nhào vô".

Ba ngày sau khi đăng hai câu giới thiệu ấy. Hân nhận được rất nhiều thư nhưng cô khá ấn 



tượng trước một lá thư khiêu khích không kém trong hộp mail: "Nguyễn Đăng Khương, 


thiết kế nội thất, tuổi Mèo. Mèo là chú của cọp nên không sợ bị thịt, sẵn sàng nhào vô".

Đọc e-mail, Hân khinh khỉnh: "Nhỏ hơn một tuổi à? Cũng không đến nỗi".

Thế nhưng, Khương chỉ mới 20 xuân xanh, thua Hân 13 tuổi, vẫn đang học đại học. Cũng 



là Mèo nhưng đi sau Hân hơn một con giáp. Buổi hẹn hò offline đầu tiên ở Hands, quán cà 


phê yêu thích của Hân nhìn khuôn mặt búng ra sữa của Khương, Hân suýt té ghế. "Em trêu 


tôi đấy à?", Hân gằn giọng.

Khương tỉnh queo: "Ban đầu định là vậy nhưng bây giờ thì không. Chị đẹp hơn em nghĩ", 



Hân xô ghế đứng dậy, quay đi không thèm ngó lại.
Thế nhưng Khương không dễ bảo như Hân nghĩ. Một tháng sau buổi hẹn hò thất bại ấy, 


Khương xuất hiện trước mặt Hân, cũng tại Hands, với dáng vẻ hoàn toàn khác. Tóc húi cua, 


hàm râu quai nón gọn gàng, vóc dáng cao ráo, săn chắc nổi bật trong chiếc áo pull màu đỏ 


vang và quần bò bạc thếch. Trước ánh mắt sững sờ của Hân, Hương nhe răng: "Sao? Bây 


giờ tôi xưng anh với Hân được chưa?".

Hân tự rủa sả mình sao lại tiết lộ quán cà phê Hands và cả thói quen ngồi đồng ở đây để 



Khương biết đường mò đến. Cô đốp chát ngay: "Trừ khi em tẩy được cả giấy khai sinh".

"Giấy tờ không quan trọng, một người làm việc tự do, chẳng bao giờ ký hợp đồng như em 



hẳn phải hiểu điều đấy chứ", Khương đốp chát lại.
"Nhưng như vậy không có nghĩa em có thể lớn lên bằng tôi", Hân phản bác.

Khương gân cổ cãi: "Cũng không có nghĩa là anh nhỏ hơn em, phải không? Thôi thì em cứ 



xem anh như là một con mèo, còn em là một con cọp, bỏ qua chuyện tuổi tác, được 


không?". "Chị không rảnh để chơi với em, nhóc à!". "Vậy có rảnh để yêu không?". "Không, 


chỉ rảnh để cưới thôi".

Khương im lặng. Hân vẫn giữ gương mặt điềm tĩnh nhưng trong bụng hò reo chiến thắng . 



Đàn ông nào cũng vậy, nghe đám cưới là rụt vòi, huống chi Khương chỉ mới 20 tuổi, còn 


thích bay nhảy. Thật tình, Hân cũng thấy tiếc cậu chàng đẹp trai này nhưng giá 20 nhân 


thêm cho hai thì còn có cơ may...
Đột ngột, Khương lên tiếng: "Em hứa đấy nhé, rảnh để cưới, ghi cho anh địa chỉ nhà em, 


mai anh sang nhà hỏi cưới".

Hân sa sầm nét mặt: "Đùa đủ rồi đấy, cậu làm tôi bực rồi đấy!".

Khương vẫn kiên nhẫn: "Người ta bảo con gái tuổi Dần thường muộn chồng. Nếu lấy chồng 



sớm thế nào cũng goá bụa. Em bây giờ lấy chồng được rồi, anh cũng không sợ bị em khắc 


chết".

Hân bật cười, không thể nghĩ ra thêm lý do để xua đuổi con mèo si tình từ trên trời rơi 



xuống này. Vậy là yêu nhau!

Một ngày mưa, Hân nằm cuộn tròn tấm chăn mỏng, gối đầu lên ngực Khương, thì thầm: 



"Em muốn sinh con", Khương ngái ngủ: "Bao giờ?".
Ngay bây giờ, em muốn làm tình không dùng bao cao su". Khương giật mình, tỉnh cả ngủ, 


mắt mở to: "Em đùa à?".

"Không, em nói thật. Em đã hơn 30 tuổi rồi, cũng đã đến lúc sinh con". Khương im lặng. 



Hân lại tiếp: "Anh không cần lo. Em tôn thờ chủ nghĩa độc thân nên chỉ muốn sinh con chứ 


chẳng ràng buộc trách nhiệm gì ở anh cả. Nếu thích, anh có thể đến thăm con, không thì 


thôi, em chẳng mang con đến mè nheo hay làm phiền anh đâu".


Khương vẫn im lặng.

"Chắc lại sắp vùng ra khỏi chăn và bỏ chạy. Rồng hay mèo hay ngựa thì cũng nhát như 



nhau cả, ôi đàn ông". Hân nghĩ một cách ca thán. Trải qua vài ba mối tình, Hân không còn 


ngạc nhiên hay đau lòng trước phản ứng hiện giờ của Khương. Những người tình trước của 


cô có say đắm đến mấy cũng bỏ chạy khi nghe đến chuyện sinh con.

Khương bước ra khỏi chăn thật nhưng không khoác áo và rời khỏi phòng như những anh 



chàng khác.

Anh lặng lẽ rít thuốc hồi lâu rồi bảo: "Mình cưới nhé!". Hân tưởng mình nghe lầm: "Sao?". 



Khương quay lại nhìn cô, cười dịu dàng: "Đám cưới, anh nói là mình làm đám cưới". Đến 


lượt Hân im lặng, cô chưa lường trước tình huống này.
Nhìn vẻ mặt của Khương, Hân biết anh không đùa. Hân khinh khỉnh: "Anh không cần vì 


đứa con mà cưới cả con vợ già đâu. Em nói rồi, em tôn thờ chủ nghĩa độc thân".

Khương bật cười, dụi đầu vào ngực Hân: "Anh không vì đứa con mà cưới em. Anh muốn 



dùng đám cưới để hợp thức hoá mong ước sinh con của em, không được sao? Bỏ quách cái 


chủ nghĩa độc thân của em đi, cũng đã đến lúc em cần một gia đình đúng nghĩa rồi đấy 


cưng" và anh hôn cô thật nồng nàn.

Khương nói là làm nên ngay tuần sau, anh đưa cô về ra mắt mẹ và xin cưới. Bố Khương 



mất từ khi anh còn nhỏ, nhà chỉ có hai mẹ con. Mẹ Khương đón Hân bằng ánh mắt sắc sảo 


pha chút lạnh lùng.

Khương chỉ mới hơn 21 tuổi, chưa đến lúc lập gia đình, bà tự hỏi ở cô gái này có điều gì 



khiến con trai mình say mê đến vậy. Hân rợn người khi mẹ Khương đưa mắt "chiếu tướng" 


cô từ đầu đến chân mình.

Cô chưa từng biết sợ ai hay điều gì nhưng giờ đây, tim cô đang đập mạnh. Rõ ràng, mẹ 



Khương không như những trở ngại mà Hân từng đối đầu.

Sau mấy phút căng thẳng, bà tằng hắng hỏi: "Cháu là người ở đâu?". "Dạ, cháu sinh ra ở 



Sài Gòn nhưng cả nhà cháu đã qua Mỹ định cư, chỉ còn mình cháu ở đây thôi ạ".

"Sao cháu không đi theo họ?".

"Dạ, tại vì cháu thích ở Việt Nam", Hân đáp hơi khiên cưỡng, không lý nào lại nói với mẹ 



chồng tương lai rằng mình ở lại Việt Nam lúc ấy chẳng qua vì mối tình đầu với một anh 


chàng kiến trúc sư.

"Cháu bao tuổi rồi?".

Hân lúng túng. Yêu Khương đã hơn năm nhưng cô vẫn ngại khi thú nhận với ai đó cô hơn 



anh 13 tuổi, dù sau khi Khương nỗ lực thay đổi ngoại hình, trông cô chẳng đến nỗi già hơn 


anh.

Ngay lập tức, Khương đỡ lời cho người yêu: "Dạ, cô ấy tuổi Dần ạ".

Gương mặt mẹ Khương bỗng biến sắc, bà gằn giọng: "Tuổi Dần thì không được, không 



cưới xin gì cả". Khương thảng thốt: "Sao vậy mẹ?".

Sao trăng gì? Con gái tuổi Dần lấy chồng sớm có số sát phu, con thừa biết mà".

Trời ơi, đó chỉ là chuyện vớ vẩn. Sao mẹ tin được".

Không vớ vẩn, nếu muốn, hai đứa chờ mười năm sau, bước qua tuổi 30 rồi cưới". Mẹ 



Khương nói với giọng đắc thắng, bà thừa biết chẳng đứa con gái nào chịu điều kiện vô lý này.

Khương cũng đắc thắng đáp ngay mà quên mất điều mình đang cố giấu: "Cô ấy đã qua ba 



mươi rồi mẹ ơi". Nhìn đôi mắt mở to của mẹ Khương lúc ấy, Hân rên thầm trong bụng: "Thôi rồi".

Sau ngày hôm ấy, sóng gió phủ chụp lên mối tình của họ. Mẹ Khương kiên quyết phản đối, 



thậm chí lấy cái chết để doạ con. Khương cố gắng thuyết phục mẹ nhưng vô ích. Sợ Hân 


buồn, anh khuyên cô kiên nhẫn cho anh thêm thời gian.
Trước mặt Khương, Hân luôn tỏ ra điềm tĩnh nhưng đêm về, cô ôm gối khóc. Đã lâu lắm 


rồi từ sau mối tình đầu tan vỡ cũng bởi định kiến tuổi Dần, Hân mới khóc vì một người đàn ông.

Nửa năm sau, mẹ Khương tìm gặp Hân. Cô hẹn bà ở Hands vào ngày 28 Tết, ngày làm việc 



cuối cùng trước Tết Nguyên Đán của Hands. Năm nào cũng vậy, Hands luôn đóng cửa vào 


28 Tết và khai trương lại vào mùng Bốn. Hân vẫn còn nhớ ngày đầu tiên mình lồng tay vào tay Khương cũng là 28 Tết.

Hands nằm cuối một con hẻm nhỏ yên tĩnh giữa trung tâm thành phố sầm uất. Người 



không biết khó có thể tìm ra Hands giữa những con đường ngoằn ngoèo và chi chít như 


bàn cờ. Hands nhỏ, có chưa đến năm cái bàn nhưng nhờ vậy mà tuyệt đối yên tĩnh. Hân 


vẫn thường một mình đến Hands với chiếc laptop, ngồi vào chiếc bàn kê sát ô cửa sổ trắng 


và gõ lóc cóc viết bài. Và giờ đây, cô cũng đang ngồi ở chiếc bàn ấy, đối diện với mẹ 


Khương.

Mẹ Khương mở đầu chuyện một cách nhẹ nhàng: "Cháu có thật sự muốn làm con dâu của 



bác không?".

Hân im lặng, cân nhắc hồi lâu và khẽ đáp: "Cháu thật sự muốn làm vợ Khương và cháu 



mong bác đồng ý".
Vẫn giữ vẻ tự nhiên, bà hỏi: "Cháu nghĩ Khương muốn cưới cháu vì điều gì?". Hân im lặng, 


cô muốn trả lời vì tình yêu nhưng không hiểu sao không thể thốt nên lời. Mẹ Khương mỉm 


cười ý nhị: "Cháu không đủ can đảm để trả lời vì tình yêu, đúng không?". Hân mím chặt 


môi: "Bác muốn nói gì?".

Mẹ Khương vẫn điềm tĩnh: "Bác muốn cháu chủ động rời xa Khương trong một năm, không 



liên lạc và không giải thích bất kỳ điều gì cả. Nếu nó thật sự yêu cháu, nó sẽ vượt qua 


khoảng thời gian ấy và sẵn lòng chờ cháu quay về. Khi ấy, bác sẽ không phản đối chuyện 


đám cưới nữa. còn ngược lại, tình cảm hiện giờ nó dành cho cháu chỉ là đam mê nhất thời 


và hai đứa nên kết thúc. Bác cũng đang thắc mắc liệu cháu có thật sự tin là Khương yêu 


mình không hay chỉ đang say mê một phụ nữ từng trải và có chút nhan sắc. Sao? Cháu có 


tự tin để thử không?".
Bằng những nhận xét tinh tế của mình, bà thừa hiểu Hân là cô gái ngang tàng và có lòng tự 


tôn rất cao. Bà biết mình đã đánh trúng đòn và chắc chắn Hân sẽ đồng ý. Một cách chậm 


chạp, Hân khẳng định lại điều bà đang nghĩ: "Quyết định như vậy, bác nhé!".

Một năm trôi qua, Hân đang ngồi trên taxi đến Hands. Cây kim giờ trên tay của cô đang 



nhích dần đến số 11. Đêm đã khuya nhưng Sài Gòn vẫn chưa muốn ngủ. Hôm nay là 28 


Tết. "Lại là ngày 28, không biết nên yêu thương hay nguyền rủa nó đây?", Hân vừa nghĩ 


vừa nhìn mông lung.
Không khí hội hè phủ khắp nơi nhưng lòng Hân trống rỗng. Cô vừa mong gặp lại Khương vừa sợ mình sẽ thất vọng.

Một năm qua, giữ đúng lời hứa vời mẹ Khương, Hân bẻ sim điện thoại, thay đổi chỗ ở, 



đóng cửa Facebook, không đến Hands và bất cứ nơi nào khác mà Khương có thể tìm đến. 


Cô vác ba lô đi khắp nơi, từ Đà Lạt, Nha Trang đến Hà Nội, Sa Pa... Cô đi vừa để viết bài 


vừa để quên đi nỗi cô đơn đang giày vò mình.
Hân biết ở Sài Gòn, Khương đang điên cuồng tìm cô. Hân đau lòng khi nghĩ đến gương mặt 


hốc hác và đôi mắt trũng sâu của anh. Ngày nào, Khương cũng gửi e-mail cho Hân và 


giăng trên Facebook lời van xin tha thiết: "Hân, em đang ở đâu? Đừng tránh mặt anh nữa!". 


Hân đọc hết, biết hết nhưng im lặng. Cô chỉ biết động viên chính mình và đánh dấu chéo 


vào quyển lịch cầm tay khi mỗi ngày trôi qua.

Đã có lúc Hân tưởng mình bỏ cuộc khi những lá e-mail của Khương thưa dần rồi mất hẳn. 



Dòng chữ tha thiết trên Facebook đã được thay bằng những câu cập nhật cuộc sống thường ngày của anh.

Thỉnh thoảng, Khương lại khoe những tấm ảnh anh chụp khi đi du lịch đâu đó, vây quanh 



anh luôn có những cô gái xinh đẹp và trẻ trung. Hình ảnh đó làm Hân vừa ghen vừa có 


cảm tưởng mình như bị xóa sổ khỏi cuộc đời của Khương.

Những lúc ấy, Hân ngồi lặng câm trước laptop và nhếch mép: "Đàn ông..." nhưng nước 



mắt lại rơi trên má cô nóng hổi. Hân quệt đi ngay, dù gì, đây cũng không phải lần đầu tiên cô không được lựa chọn.

Là con gái tuổi Dần, Hân đã khá quen với điều này. Người tình đầu của Hân cũng đã không 



thể vượt qua định kiến của gia đình và bỏ rơi cô chỉ vì hai chữ "tuổi Dần". Với những người 


tình sau, Hân chẳng bao giờ đặt quá nhiều hy vọng vào họ. Rồi cũng như nhau cả thôi!

Thế nhưng lần này khác, Hân biết mình yêu Khương, yêu thật sự kể từ sau mối tình đầu 



nên cô không thể dễ dàng bỏ cuộc. Máy bay bà già thì đã sao? Tuổi Dần thì đã sao? Chẳng 


lẽ cô không được quyền yêu như bao người phụ nữ khác? Và Hân vẫn ôm ấp một hy vọng 


nhỏ nhoi, vẫn đánh dấu chéo vào quyển lịch cầm tay khi mỗi ngày trôi qua. Cô chờ ngày được gặp lại Khương.

Chiếc taxi đỗ xịch trước con hẻm nhỏ cắt ngang những dòng suy nghĩ của Hân. Cô thanh 



toán cước phí rồi lặng lẽ gõ chân trên con đường lồi lõm quen thuộc. Bây giờ là 11 giờ rưỡi 


đêm 28 Tết và cô đang đến Hands. Nếu thật sự yêu và còn nhớ Hân, Khương chắc chắn đang đợi cô ở Hands, ít nhất là qua 12 giờ đêm nay.

Hands không khác một năm trước là mấy. Vẫn một mảng tường trắng in đầy những dấu 



tay bằng sơn đủ màu của các vị khách, vẫn những chiếc bàn gỗ mộc mạc được lau chùi 


sạch sẽ đến bóng loáng, vân những cây mai giả nhỏ xíu đặt trên bàn và những phong bao 


lì xì đỏ đính lục lạc đong đưa reo vui bên ô cửa sổ...
Hân đưa mắt tìm kiếm chiếc bàn kê sát ô cửa sổ trắng. Tim cô như rơi tõm xuống. Chiếc 


bàn trống không. Hân đưa mắt nhìn quanh. Hands vẫn còn lác đác dăm vị khách nhưng 


tuyệt nhiên không có người cô muốn tìm.
Hân tưởng như mình không đứng vững. Một cơn khó thở dâng lên khiến tim Hân đau thắt. 


Cô ôm lấy lồng ngực, lê chân khó nhọc về phía chiếc bàn quen thuộc và gọi một ly 


cappuchino. Mọi vật trước mắt cô nhoè đi. Hân biết mình đang khóc. Cô quệt nước mắt và 


cố gượng cười với cô phục vụ, nhưng nụ cười của cô phản chiếu xuống vệt nước trên mặt 


bàn trông méo mó và thảm hại như nụ cười của anh hề vào ngày rạp xiếc vắng khách.


Cô phục vụ ái ngại hỏi: "Chị không sao chứ?". Hân lắc đầu, cố pha trò: "Không, chỉ là tôi có hẹn một người quan trọng nhưng lại bị cho leo cây".

Cô phục vụ cợt vỗ tay lên trán: "à, thì ra là chị" rồi quày quả đi về phía quầy bar. Cô gái trở 



lại với một chiếc máy MP3 và bảo: "Sáng nay, có một anh chàng cũng nói câu tương tự như 


chị vậy. Anh ấy nhờ tôi trao lại thứ này cho cô gái nào ngồi ở chiếc bàn kê sát cửa sổ và cũng bị người ta cho leo cây".

Hân đón chiếc máy từ tay cô phục vụ, tim cô đập mạnh liên hồi. Tay run run, cô gắn tai 



nghe và nhấn nút play. Giọng Khương vang lên trầm ấm như đang ở thật gần: "Em đang 


khóc vì anh đã không đến, có phải không? Anh đã chờ em suốt một năm qua ở Hands và 


lần nào, anh cũng thất vọng ra về. Anh liên lạc với em bằng mọi cách nhưng vô ích. Anh 


biết em vẫn quan sát anh từng ngày, anh van xin em rồi khiêu khích em trên Facebook để em xuất hiện nhưng tất cả đều công cốc".

Anh tự hỏi mình đã làm gì sai để em phải xa lánh anh như vậy? Sáng nay, anh đến Hands 



từ rất sớm và chờ em đến tận trưa. Em vẫn mất hút. Anh thật sự không đủ kiên nhẫn nữa. 


Khi em nghe được những lời này, anh đã ngồi trên máy bay sang Pháp. Anh sẽ làm việc ở 


đó trong ba năm và có thể lâu hơn. Có lẽ chúng ta không còn gặp lại nhau. Chúc em mạnh khoẻ và hạnh phúc".

Những lời cuối của Khương như nhoè đi. Hai tai Hân lùng bùng, cô ngồi phỗng như tượng rồi đột ngột đứng bật dậy.

Không thể như thế! Mình phải ra sân bay", Hân hốt hoảng vùng chạy. Cô va mạnh vào chiếc 



bàn và đánh đổ ly cappuchino. Dòng cà phê nóng rẫy đổ trên tay cô nhức buốt nhưng Hân không quan tâm.

Cô luýnh quýnh chạy đi nhưng vấp phải chiếc ghế và ngã sõng soài. "Mình và Khương 



không thể kết thúc như vậy, không thể", Hân bật khóc ngon lành như một đứa trẻ.
Chợt một đôi tay mạnh mẽ nâng cô dậy và ôm siết cô vào lòng. Mùi da thịt quen thuộc 


khiến Hân như bừng tỉnh. Trước khi Hân kịp nhận biết điều gì đang xảy ra, một nụ hôn 


nồng nàn gắn chặt lên môi cô và giọng Khương thầm thì: "Em là cọp mà sao mít ướt thế? 


Anh mới trêu một tí đã khóc, vậy mà nỡ bỏ anh đi suốt một năm trời?".

Hân lắp bắp:"Anh... anh... không phải là anh...". Khương mỉm cười dịu dàng: "Anh chẳng 



đi đâu cả, có đi cũng phải tha con cọp này cùng đi. Anh chờ em ở đây suốt một năm qua. 


Em ác lắm, thoả thuận với mẹ mà chẳng nói với anh câu nào".

Anh biết hết rồi sao?".
Sáng nay, mẹ đã kể hết cho anh nghe và dặn anh phải đến đây đón em. Mẹ biết chúng ta 



yêu thương nhau thật lòng nên không phản đối nữa. Về nhà thôi em, mẹ đã làm thức ăn 
khuya, chờ con dâu tương lai về đó".

Hân cứ tưởng như mình đang mơ. Cô khẽ dụi đầu vào ngực Khương, miệng cười mà mắt 



đỏ hoe. Những bao lì xì đỏ đính lục lạc đang đong đưa reo vui như chia sẻ niềm hạnh phúc cùng họ. Mùa xuân đã ở khắp mọi nơi


                                                                                                                                (sưu tầm trên facebook)