Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

NHỐT ĐỜI TRONG CẶC

* Lời mở đầu :
Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng nhảy cà tưng trước phát ngôn của một trung tá công an có tên Vũ Văn Hiến, được kể bởi một phụ nữ tên Dương Thị Tân, chưa rõ đã có kiểm chứng chưa, rằng “tự do là cái con cặc”. Cũng theo lời kể của chị Tân thì anh Hiến nói câu đó trong trạng thái tinh thần rất bực tức.

Nổi bật nhất trong các động thái cà tưng đó có lẽ là lá thư của nhà văn Nguyễn Quang Lập, post trên blog của nhà văn này, được hiểu là gửi một người cùng quê đang làm chức sắc cao trong ngành giáo dục, đề nghị sử dụng một đề bài tập làm văn do nhà văn sáng tác ra, gợi ý từ phát ngôn của trung tá Hiến. Lá thư kèm đề thi của Nguyễn Quang Lập lập tức được lan truyền rầm rộ trên mạng với những lời xuýt xoa tán thưởng độc - lạ - hay. 

Vốn là một học sinh giỏi văn cấp huyện hồi cấp 2, nghe tới đề bài tập làm văn đã hay lại còn độc, lạ nữa thì máu HSGV nổi lên cuồn cuộn, Hòa Bình như sống lại thưở còn cắp sách đến trường. Vội lục tìm trên mạng nguyên văn cái “đề bài tập làm văn” đó về và cắm cúi ngồi làm bài như một cậu học sinh giỏi văn đầy đam mê ngày nào, hehe.
TẬP LÀM VĂN
Thời gian : 120p
Họ tên hs : Hòa Bình
Đề bài
Bác Hồ nói “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Trung tá công an Vũ Văn Hiến nói: “ Tự do là cái con cặc!” Từ những gì trải nghiệm ở nước ta, bạn hãy viết một bài luận về vấn đề này để chứng minh phát ngôn của trung tá công an Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác.

Bài làm


Trong những năm gần đây, sau nhiều ý kiến phê phán, góp ý, phương pháp dạy và học môn văn theo khuôn mẫu, hạn chế tư duy sáng tạo của học sinh, đã dần được thay thế bởi những cách dạy và học mới đầy sáng tạo. Một trong những bước đổi mới mang tính cách mạng trong phương pháp dạy và học môn văn là sự xuất hiện của những đề bài tập làm văn “phản đề”, tức là yêu cầu học sinh phân tích, bình luận về chính hình thức và nội dung của đề bài đó, mà không phải làm theo những gì mà đề bài yêu cầu, vốn trước đây chỉ là “đặc quyền” trong môn toán học. 
Đọc lướt qua đề bài ra trên đây, hẳn đa số các học sinh sẽ sa vào lối tập làm văn thông thường là ra sức làm theo yêu cầu “hãy chứng minh”, nhưng khi đọc kỹ ta nhận thấy nhiều điểm bất thường trong đề bài, mà có lẽ nằm ngoài ý muốn của người ra đề. Chính những điểm bất thường đó vô tình đã biến đề bài trên thành một đề tập làm văn thuộc dạng phản đề tiêu biểu. Vì vậy, bất kể do vô tình hay hữu ý thì đây vẫn là một đề tập làm văn “phản đề” rất hay, mở ra cho học sinh chúng em “mảnh đất” rộng thênh thang để tung hoành thỏa sức. 
Là một học sinh giỏi văn của huyện, em rất vui mừng khi hôm nay có cơ hội để thể hiện năng khiếu văn học của mình qua việc làm bài tập làm văn theo đề bài đã ra. Em càng hào hứng hơn khi được biết đề văn đó được ra bởi nhà văn Nguyễn Quang Lập, người đã từng được đề cập đến trong vài bài văn trước đây của em.
Sau đây em xin đi vào phần phân tích và bình luận về đề bài tập làm văn nói trên.
Đọc đề xong ta có thể dễ dàng nhận thấy những điểm sai trong cả hình thức lẫn nội dung.
Về hình thức đề bài nói trên có hai điểm sai cơ bản.
Điểm sai thứ nhất : Nhập đề bằng một câu nói rồi lại yêu cầu chứng minh cho một câu nói khác. Nhập đề là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ, một vĩ nhân, “không có gì quý hơn đôc lập tự do”. Sẽ là bình thường nếu như sau câu nhập đề là yêu cầu chứng minh một điều gì đó xung quanh câu nói này. Tuy nhiên, ngay sau câu nhập đề người ra đề lại đưa ra tiếp một câu nói khác, được biết là câu nói tục trong cơn nóng giận của viên trung tá Vũ Văn Hiến nào đó, một kẻ tầm thường, “tự do là cái con cặc”, và yêu cầu chứng minh cho câu nói ấy. Như vậy việc viện dẫn câu nói của Bác Hồ trong đề bài là thừa. Cái sai ở đây là : ra đề bài thừa thành tố và phi logic.
Điểm sai thứ hai : yêu cầu chứng minh một khái niệm trừu tượng (tự do) là một sự vật cụ thể (con cặc), không có sự tương đồng nào. Lại sẽ là hợp lý nếu người ra đề yêu cầu chứng minh tự do là có, hoặc có nhưng chưa hoàn toàn, hoặc hoàn toàn chưa có trong một phạm vi không gian, thời gian nào đó. Hoặc giả người ra đề yêu cầu chứng minh con cặc giống với một vật gì khác, như cái đầu của anh ta chẳng hạn, thì với những sự tương đồng dễ dàng nhận thấy như hình thù tròn tròn, hôi hám, bẩn thỉu, có ngấn và ... có lông v.v... là hoàn toàn chấp nhận được. Điểm sai ở đây là : ra đề bài có yêu cầu phi lý.
Đằng sau hình thức luôn ẩn chứa những nội dung nhất định. Vậy, đằng sau những cái sai về mặt hình thức của đề văn nêu trên, ta có thể thấy những nội dung gì?
Điểm sai thứ nhất về hình thức thể hiện sự kém cỏi trong tư duy logic của người ra đề. Điều đáng nói nữa là khi đặt hai câu nói, một của vĩ nhân với lời phát biểu mang tính tư tưởng lớn, bên cạnh một câu chửi tục của một kẻ vô danh tiểu tốt trong cơn nóng giận, cho thấy sự thấp kém về trình độ của người ra đề khi không phân biệt được đâu là vĩ nhân, đâu là người tầm thường, không nhìn ra ngữ cảnh của câu nói. Ở đây ta có thể đặt giả thiết là người ra đề biết được sự phi lôgic đã nêu, phân biệt được vĩ nhân và người thường nhưng vẫn cố tình đặt hai câu nói cạnh nhau nhằm mục đích hạ thấp vĩ nhân, thì điều đó chứng tỏ người này không chỉ yếu kém về trình độ mà còn bỉ ổi cả về nhân cách. Tất nhiên biết hay không biết thì có lẽ chỉ người ra đề mới trả lời được.
Điểm sai thứ hai về hình thức thể hiện sự kém cỏi trong tư duy trừu tượng. Trong thực tiễn ngôn ngữ đời thường, người ta vẫn sử dụng cách nói có phần phi lý (so sánh giữa một sự vật cụ thể với một khái niệm trừu tượng) nhưng ẩn ý bên trong thì ai cũng hiểu, tiêu biểu là trường hợp khi người ta nói tục. Ta thường thấy khi chê bai một điều gì đó trong cơn tức tối bột phát, người ta thường đem nó ra so sánh với bộ phận bài tiết kiêm sinh dục của con người, hay động vật, nhất là của giống đực, tức con cặc. Qua một tư duy bình thường, người nghe ghi nhận sự so sánh phi lý đó như một thái độ thuộc về cá nhân người nói, vấn đề phải chứng minh không đặt ra. Chẳng hạn trước đây trong cộng đồng mạng có một blog hay, tên là “Quêchoa” có khá đông người truy cập, nhưng sau đó blog này biến chất không còn hay nữa, tới mức có người phải nói "Quechoa bây giờ như cặc" , đơn giản là tỏ thái độ với blog đó. Không ai bắt người nói câu đó phải chứng minh “Quechoa” giống con cặc ở chỗ nào.
Vậy vấn đề cần lý giải là tại sao người ra đề đưa ra yêu cầu “chứng minh phát ngôn của trung tá công an Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác, tức vẫn yêu cầu chứng minh rằng ở Việt Nam tự do là cái con cặc? Không có câu giải thích nào khác hơn là người ra đề muốn hàm ý nói tự do ở Việt Nam là không có. Nếu người ra đề phủ nhận câu giải thích này thì bài văn của em xin được dừng tại đây, phần lập luận phản đề chấm dứt (tất nhiên nếu phủ nhận thì anh ta phải giải thích rõ vì sao anh ta cho rằng “tự do ở Việt Nam là con cặc” là chính xác). Bằng không, em xin tiếp tục phần bình luận dưới đây.
Có thể nói văng tục khi tức giận là một trong những lỗi lầm dễ được tha thứ nhất của người Việt. Bởi khi tức giận, người ta đôi khi mất lý trí (tạm thời) và nói những câu chính bản thân họ không ý thức được cho đến khi bình tâm trở lại. Nhưng ở đây người ra đề đã chộp ngay lấy câu nói thiếu kiểm soát kia và gắn với nhận thức chủ quan của mình, để biến nó thành nhận định của cá nhân anh ta, nghĩa là anh ta cho rằng ở Việt Nam “tự do là cái con cặc”, tức không có tự do, là đúng, và sau đó đề nghị người khác chứng minh nhận định đó là đúng. Đây chính là điểm sai cơ bản và trầm trọng nhất của đề văn này : người ra đề đã cố tình áp đặt nhận thức chủ quan của mình lên người khác, và điều quan trọng hơn là liệu nhận thức chủ quan đó có đúng hay chưa (mà đề bài yêu cầu chứng minh là đúng)? 

Em xin làm sáng tỏ phần nào câu hỏi đó dưới đây.
Trong số các định nghĩa về tự do của các nhà triết học cổ kim, em thích nhất định nghĩa của nhà triết học vĩ đại John Locker : Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”, bởi nó vừa bao quát, vừa dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của hầu hết mọi người. Tuy nhiên đó là khái niệm tự do tuyệt đối, không có giới hạn do đó cần bổ sung thêm cụm từ “trong khuôn khổ pháp luật”. Bởi lẽ sự tự do không có giới hạn ắt sẽ dẫn đến việc tự do của người này xâm hại đến tự do của người kia, xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Pháp luật sinh ra chính là để hạn chế tác động tiêu cực của sự tự do không giới hạn đó.
Như vậy tự do là một khái niệm liên quan chặt chẽ đến nhận thức của mỗi người trong sự so sánh giữa mong muốn của mình với sự cản trở nỗ lực thực hiện mong muốn đó bởi những yếu tố bên ngoài.
Trong nhận thức của em, tự do của con người là được sinh sống, làm ăn, học hành, đi lại, vui chơi  … bất cứ nơi nào mình muốn trên đất nước này, được đi ra nước ngoài làm ăn, du lịch, học tập và kể cả định cư, được viết, được nói những gì mình nghĩ là đúng và muốn nói. Những điều đó hoàn toàn không bị cản trở ở Việt Nam. Em thường nghĩ những ai đã từng sống qua hay biết qua sách vở về Việt Nam thời trước Đổi mới, cái thời hầu hết mọi sinh hoạt của người dân được quản lý bằng hộ khẩu, lý lịch, ngăn sông cấm chợ, phát ngôn thường bị bắt bẻ, “nâng quan điểm” … hẳn sẽ sung sướng biết bao khi được hít thở bầu không khí tự do hôm nay. 
Nhưng em biết rằng không phải ai cũng thấy như vậy.
Em có ông anh thường đi công tác tại Singapore, anh than phiền rằng ở bên đó hút thuốc lá thật là khó khăn, phải đi hàng trăm mét để tìm nơi có gạt tàn thuốc mới hút được, và trong suy nghĩ của anh, mỗi lần phải sang Sing đối với anh là một lần đến với xứ sở mất tự do?!!!
Cách đây vài năm có vụ án khá ồn ào tại TP. Hồ Chí Minh, một cựu chủ tịch một ngân hàng bị án tù vì đe dọa giết đồng nghiệp. Được biết, sau khi mãn hạn tù đã lâu anh ta vẫn còn than phiền rằng chỉ là đe dọa,  chỉ là nói chứ đâu có làm, là ngôn luận thôi cũng không được tự do sao?!!!
Chỉ xin nêu hai ví dụ nhỏ để thấy nhận thức về tự do ở mỗi người khác nhau là khác nhau, cho dù cùng sống trong một môi trường, cơ hội thực hiện các mong muốn cá nhân là như nhau. Hai con người trên có một chút đáng thương khi họ không vượt qua được thói quen và sự hạn chế hiểu biết về luật pháp, để rồi thấy tự do của mình không được hoàn toàn như mong muốn. Nhưng họ chưa đến mức vì thế mà phủ nhận hết sự tự do của mình.
Trong khi đó có những người chỉ vì không thỏa mãn một vài mong muốn nào đó của bản thân mà phủ nhận hết tất cả. Thậm chí có những người thừa nhận rằng với cá nhân họ không có cản trở nào với việc thực hiện những mong muốn của mình ngoài năng lực của bản thân họ, nhưng họ cảm thấy mất tự do vì những mong muốn của ... người khác bị cản trở, hoặc cảm thấy mất tự do vì ... bức xúc trước những sự việc, hiện tượng nào đó trong xã hội khiến họ không hài lòng. Và họ thấy rằng xung quanh họ, đất nước mà họ đang sống không có tự do. Người ra đề bài văn này, nhà văn Nguyễn Quang Lập, theo em là một người trong số này. Thôi thì nhận thức ra sao, cảm nhận thế nào, đó là quyền của họ. Em không bắt họ phải suy nghĩ và nhận thức giống mình. Điều khiến em băn khoăn ở đây là tại sao lại có những người có xu hướng phủ nhận tất cả như vậy?
Em từng đọc một số bài viết về những người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại và bắt gặp một cụm từ rất hay, đó là “tự giam hãm mình trong bóng tối thù hận” và bất chợt nhận ra rằng cụm từ này cũng rất thích hợp để dành cho những người đang thấy Việt Nam không có tự do, với một chút thay đổi cho phù hợp hơn, là “tự giam hãm mình trong nhận thức u tối về tự do”. Vì thế, họ đã sống trong tự do mà không thấy mình tự do.
“Tự giam hãm mình trong nhận thức u tối về tự do”.
Đó là câu trả lời cuối cùng của em về câu hỏi trên :-)
Như đã nói ở trên, phần phân tích này chỉ nhằm làm sáng tỏ phần nào về câu hỏi "nhận thức chủ quan mà đề bài áp đặt đã đúng hay chưa?" mà không kết luận đúng-sai, bởi  đối với nhận thức về tự do thì không có chuyện đúng hay sai, mà chỉ có sáng hay tối mà thôi. 

Cho nên, vận câu trả lời cuối cùng của em vào trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Lập khi cho rằng tự do ở Việt Nam là không có, rằng chỉ là cái con cặc, qua việc sáng tác ra đề tập làm văn trên đây, có thể thấy rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập đang tự giam hãm mình trong ... cặc.
Người ta nói văn học có tính dự báo quả không sai. Em còn nhớ nhà văn Nguyễn Quang Lập có niềm tự hào là có chim rất to, và trong một bài viết trước đây em đã từng cảnh báo nhà văn rằng "chim to chắc đéo đời hay". Và bây giờ thực tế đã cho thấy điều đó, một người tự nhốt đời mình trong con cặc thì có thể nói là đời người đó hay được không? (Nguồn: Blog Hòa Bình) 

SỰ TRỞ VỀ

Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục. Nhà sách Nhã Nam vừa xuất bản tập tùy bút Quê hương tôi, vốn là tập tùy bút Đất nước quê hương và một số bài tùy bút khác của Võ Phiến, dưới cái tên Tràng Thiên. Tràng Thiên được biết là một bút danh khác của Võ Phiến, nhưng không được biết rộng rãi trong công chúng. Tập Quê hương tôi này giấu rất giỏi vết tích của Võ Phiến, hầu như không thể nhận ra, trừ những ai đã từng đọc Võ Phiến. Lời tựa của Nguyễn Hiến Lê vốn có trong nguyên bản Đất nước quê hương, được Nhã Nam trích vào tay sách đầy dấu ba chấm: "Chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén (...). Mấy trang (...) tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà (...) có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn (...) tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Mấy dấu ba chấm này có vẻ là câu khách hay biên tập bóp méo văn phong của Nguyễn Hiến Lê hơn là che giấu gốc tích Võ Phiến. Nguyên văn Nguyễn Hiến Lê viết: "Trong tập Đất nước quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén của ông trong tiểu thuyết. Mấy trang ông tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà lại dí dỏm hơn, nhẹ nhàng hơn, có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn ông tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Nhã Nam cũng cho biết có in 100 bản đặc biệt có chữ ký của tác giả. Như vậy Võ Phiến hoàn toàn biết và ý thức được tập Quê hương tôi được Nhã Nam xuất bản ở Việt Nam.

Sự trở về của Võ Phiến không âm thầm nhưng cũng không ồn ào. Một đặc điểm rất lạ. Chưa thấy những tay chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng vung bút. Nhớ lại mấy năm trước, khi mấy tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản ở Sài Gòn, mấy chiến sĩ canh mặt trận văn hóa tư tưởng có ngay mấy bài đả phá. Lác đác đã thấy có những bài điểm sách giới thiệu về tập tùy bút Quê hương tôi này. Như vậy sự trở về không phải là âm thầm, không phải là "huyền hạc quy lai kỷ cá tri", chỉ chưa đến mức trống giong cờ mở ca khúc khải hoàn, và không biết có phải là một cuộc trở về lớn lao sau những bôn ba và thăng trầm của lịch sử. Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê cho biết Võ Phiến, Vũ Hạnh từng cộng tác với nhau ở tạp chí Bách khoa. Sau những thăng trầm đấy, không biết, giả sử như họ gặp nhau thì câu đầu tiên họ nói với nhau là gì? Và có khi lịch sử vị tất đã có những cuộc gặp gỡ như thế. Phôi pha.

Tại sao lại có tên "Quê hương tôi"? Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết chôn quê người. Không có một quê hương tôi!

PS:
Danh hiệu "nhà văn chống Cộng" của Võ Phiến không phải chỉ do quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng phong. Trong tập Văn học miền Nam của Võ Phiến, chính Võ Phiến đã dẫn lại nhận định của Nguyễn Mộng Giác: "Sau hiệp định Genève, trào lưu văn học chống cộng phát triển mạnh mẽ ở Miền Nam Việt Nam, những ban chủ biên nòng cốt của các nhóm, các tạp chí hầu hết là phái nam. Nếu kể tên những cây bút quan trọng của giai đoạn này như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Khắc Khoan... chúng ta ít có nhà văn nữ nào hiện diện. Từ 1960 về sau, một lớp nhà văn trẻ xuất hiện trên các tạp chí Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Khai Phóng, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Văn, Bách Khoa, và đa số đều là nhà văn nam: Dương Nghiễm Mậu, Lê Tất Điều, Thế Uyên, Nhật Tiến, Duyên Anh, Ngô Thế Vinh, Dương Kiền... vẫn là nam giới đóng vai chủ động.". Võ Phiến còn viết tiếp: "Trước 1954, bên này đánh nhau với bên cộng sản bằng bom đạn tơi bời mà không có một thành tích văn nghệ chống cộng. Trái lại, phải chờ tiếng súng ngưng lại, khi ta có lớp người từ phía bên cộng sản về, khi ấy mới có phong trào chống cộng trong văn nghệ. Và phong trào ấy chắc chắn là đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ văn nghệ hãy gọi là trung niên, thế hệ trưởng thành trong kháng chiến mà khai bút sau ngày đình chiến."

[Lưu ý: Nguyễn Mộng Giác cũng đưa tên Võ Phiến lên đầu, lên trước Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo... Nếu có gọi Võ Phiến là tiên chỉ của nhóm nhà văn chống Cộng cũng chẳng sai chút nào. Không biết liệu mai sau có người sẽ viết về lịch sử văn học như thế này không: Trước năm 2010, văn chương hải ngoại chuyển lửa về quê không có một thành tích nào. Phải chờ đến khi xuất hiện các nhà sách không do nhà nước độc quyền khống chế như Nhã Nam, Phương Nam... các tác phẩm của các nhà văn chống Cộng mới được xuất bản. Lúc đầu là các tác phẩm về quê hương, đất nước, không có các yếu tố chống Cộng lộ diện, sau đấy là .... Ôi không biết giấc mộng năm nao "Có một ngày ta về lại cố đô / Lưỡi lê say máu rửa Tây Hồ / Trên cao chí sĩ giơ tay vẫy / Đại định Thăng Long một sắc cờ" có còn là giấc mơ hôm nay của những con người hôm xưa đấy?]

PPS:
Tôi không có ấn bản đặc biệt Quê hương tôi có chữ ký của Võ Phiến. Nhưng blogger Nhị Linh có. Theo blogger Nhị Linh, chữ ký của Võ Phiến là chữ ký tươi, không phải là chữ ký sao chụp. Ngoài ra, chữ ký của Võ Phiến không ở trang mặt như vị trí thông thường ký tặng sách, mà ở trang sau, nơi ghi thông tin về quyển sách, bản quyền.
 
Photobucket

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

GHI LẠI BÊN LỀ


1. Văn bản 7169 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước của một số website có nêu đích danh 3 tên: Quan làm báo, Dân làm báo và Biển đông. Trang Dân làm báo đã tồn tại mấy năm nay rồi, không hiểu sao tới bây giờ Thủ tướng mới chỉ đạo xử lý. Trang Biển Đông không ai biết thực sự là trang nào. Nếu là trang biendong.net thì không rõ tại sao Thủ tướng lại chỉ đạo xử lý? Trang Quan làm báo thực sự chỉ chống một bộ phận lãnh đạo và quan chức của Đảng và Nhà nước.

2. Một số báo chí chính thống có bài viết đả phá trang Quan làm báo như báo Petro Times (“Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?, Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo”) hay báo Quân đội nhân dân (Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog "đen"). Các báo này đều thừa nhận trang Quan làm báo đưa tin có một phần sự thật, cụ thể hơn lên đến 50%-70% sự thật như báo Quân đội nhân dân thừa nhận. Tuy nhiên không tờ báo nào chỉ ra 50%-70% sự thật đó là sự thật nào. Trên bình diện khác, chính báo Quân đội nhân dân sáng tác hoàn toàn một bài phỏng vấn giả với nhà văn Nguyên Ngọc. Vậy báo Quân đội nhân dân đã sử dụng nghiệp vụ báo chí nào, có được đến 50%-70% sự thật như Quan làm báo không? Đây chính là điểm mà cao dao Việt Nam từng có câu; Chân mình cứt lấm bê bê / Lại còn đốt đuốc đi rê chân người.

3. Trong các bài viết kể trên có nhấn mạnh tới tính ẩn danh của trang Quan làm báo. Nhưng các bài viết đó quên mất bài viết của nhà báo Huy Đức, hoàn toàn công khai danh tính người viết. Tính ẩn danh của nguồn tin không phải là tiêu chí quan trọng cho thông tin. Điểm quan trọng của thông tin là tính chính xác và nội dung của nó. Hiện nay chưa có một bài báo chính thống nào có thể bác bỏ bài viết của Huy Đức. Với tư cách là độc giả, công chúng hoàn toàn có thể cho rằng thông tin trong bài viết của Huy Đức là sự thật, cho đến khi có bài báo khác đưa ra những bằng chứng khả tín để bác bỏ.

4. Công chúng hiện nay quan tâm đến những vấn đề gì? Đó là những câu hỏi: nhóm lợi ích là nhóm lợi ích nào, bộ phận không nhỏ là bộ phận nào, bầy sâu là bầy sâu nào, ai cõng rắn cắn nhà gà? Nếu truyền thông chính thống không trả lời được những câu hỏi này thì tất nhiên dân chúng sẽ tìm đọc những nơi cung cấp được câu trả lời cho những câu hỏi trên. Đó là lý do tại sao trang Quan làm báo dù đưa tin thất thiệt, viết không chặt chẽ nhưng vẫn được người dân tìm đọc, bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu thông tin, nguyện vọng biết sự thật của người dân. Thà chắt lọc được 50%-70% sự thật từ thông tin ẩn danh, không nguồn, đồn đại, còn hơn là không chắt lọc được zero phần trăm sự thật nào từ truyền thông chính thống.

5. Cho đến nay báo chí chính thống vẫn chỉ biết nài nỉ xin thông tin từ chính quyền Thông tin trung thực, khách quan tình hình đất nước. Đó không phải là một nền truyền thông đích thực. Một nền truyền thông đích thực không phải là nền truyền thông chỉ biết nài nỉ chờ sự ban phát thông tin từ chính quyền. Một nền truyền thông đích thực phải là nền truyền thông đi tìm, điều tra, khám phá ra những câu trả lời cho những vấn đề mà công chúng quan tâm. Với tiêu chí này, rất mỉa mai, trang Quan làm báo lại tỏ ra có khả năng đáp ứng được những câu hỏi mà dư luận quan tâm, và do vậy nó lại là truyền thông đích thực hơn cả 700 tờ báo của Việt Nam. Ngay câu hỏi đơn giản nhất trang Biển Đông trong văn bản 7169 của Văn phòng Chính phủ là trang nào và tại sao nó có mặt trong văn bản 7169, truyền thông chính thống cũng không trả lời được. Vậy ai thèm đọc những trang báo chính thống làm gì.
Blog Đông A

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Sự đáng sợ của nước Mỹ


 
(Đây là phần lược dịch bài nói của tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)
 
 
Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.
Hai nước Trung Quốc - Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: “Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có 3 điểm:

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:
Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
 

Nước Mỹ “vớ vẩn”?


Như cái trò “boomerang” vừa đây giáng vào Trung Quốc khi chính trên mạng nước này dấy lên một làn sóng “bài Mỹ” trước chuyến thăm của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton... thì ngay lập tức sự phê phán Mỹ đó lại “bật lại” Trung Quốc.

Các bạn và bà con đọc bài viết dưới đây thì rõ tất cả câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà chắc chỉ có thế giới mạng ngày nay mới có cái lực “tương tác” rất mạnh và tức thời đến như vậy...

Hóa ra sự chê ỏng chê eo, thậm chí đến độ khinh khi nước Mỹ và các tính cách đi theo của xã hội đó thì giờ đây tất cả có nghĩa ngược lại! Tức là nó như “hắt đổ”mọi điều đó trở về với sự khéo léo ám chỉ không mấy tốt đẹp vào ngay tính cách và xã hội Trung Quốc – mà chính là cộng đồng cư dân mạng nước từng và đang chỉ trích Mỹ này “ngộ” ra.


* Để tiện so sánh và có sự liên hệ những ý nghĩ của mình sau khi đọc bài viết trên đây, chủ blog tôi xin mời bạn bè và bà con đọc lại bài (vì nhiều trang mạng post lên đã lâu) của chính một viên tướng loại “4C” (CCCC) của Trung Quốc khi nhìn nhận cái mạnh của nước Mỹ và vô hình trung phải công nhận sức mạnh đó của đất nước được coi là đối thủ chính của Trung Quốc lâu nay.

Vệ Nhi

-----

 

"Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu": Lời châm biếm tự nhắm vào mình khi Trung Quốc phê phán Hoa Kỳ

David Wertime

Người dịch: PHẠM GIA MINH
 
“Hoa Kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.
 

 


Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.
 
Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.
 
Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu
 
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
 
(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
 
(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
 
(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
 
(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.



 
(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
 
(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
 
(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ - ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
 
(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
 
(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?...
 
(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
 
(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
 
(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?...
 
(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
 
(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
 
(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
 
(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…


 
clip_image002
 
 

(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
 
1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
 
2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
 
3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
 
D.W.
 
Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.

Thăng Long – Hà Nội, 12/09/2012 

NẰM IM

Tình hình là rất tình hình
Vàng Đô lên xuống lình xình, thấy kinh!
Thời buổi vật giá leo thang từng ngày, ối nhà lâm cảnh chưa ra đến chợ đã lo hết xiền, rõ khổ! Há há há!
Hôm rồi, anh đi đám cưới con bạn. Bọn anh, thằng nào cũng sống hết lòng mình vì mọi người, gặp nhau cũng chỉ tuyền quan tâm lo lắng đến tình hình thực lực của nhau ...
 Anh hỏi thăm sức khỏe thằng bạn:
 - Mầy, đận nầy mần ăn dư nào? Vàng, Đô lên ầm ầm, mầy có ... sao hông, cũng ... lên theo được chứ?
 Bạn anh giọng buồn xa vắng:
 - Chán lắm mầy ơi! Tao có nhõn 1 cây 2 chỉ, mờ nằm im lâu rồi ... Hôm nọ, bà xã mò mãi hông thấy, cứ cằn nhằn, lại nghi tao mang đầu tư vào đâu, oan quá oan quá!
 Cả bọn nghe hắn nói, cười cứ rũ cả rượi!

    Há há há!

    Buồn nhở!

    Chán đời nhở!

Vàng Đô lên, mọi thứ lên ầm ầm, mờ bạn anh, gia tài có nhõn 1 cây 2 chỉ - thì lại nằm im ... hông ... lên! 

    Chả biết các nhà khác thì dư lào?

   
Há há há!

(st)

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNH NHƯ VẬY?

Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Khơ-me cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, văn hóa, văn minh của người Khơ-me phải được xem là văn hóa, văn minh của người Việt Nam.
 Chúng ta nhất thiết phải xây dựng lại tinh thần Việt, tương lai chung của một nước Việt Nam bằng việc đối xử công bằng, tôn trọng, kính ngưỡng những giá trị lịch sử mới hòng thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ. Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Chăm cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, chúng ta phải kính trọng thủy tổ của người Chăm như cái cách chúng ta kính trọng Hùng Vương-thủy tổ của người Kinh vậy. Nên nhớ, chính sự pha trộn giữa ngôn ngữ của các cư dân thuộc nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm đã cho ta hệ thống ngôn ngữ mà chúng ta hiện đang sử dụng: chữ quốc ngữ . Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, cần phải truy nguyên và xiển dương những giá trị gốc như vậy.

Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, chúng ta cần phải quay về với những giá trị gốc, không nhất thiết phải hoành tráng, to lớn, đồ sộ…của văn minh phương Bắc mà quay về với những thứ nho nhỏ, be bé, xinh xinh…nhưng chứa đựng trong đó tư duy của chính chúng ta, những người phương Nam bất khuất.
Trong các loại bệnh, bệnh về não vốn khó thăm khám, chẩn đoán, kê toa và được liệt vào loại bệnh nguy hiểm nhất. Người có bệnh não thường không biết mình mắc bệnh nên không đề phòng. Trường hợp phát hiện ra bệnh thì ngoài việc tìm ra đơn thuốc phù hợp, con bệnh phải kiên trì và đủ dũng cảm mới mong khỏi bệnh. Thường nghe nói “bệnh từ tâm mà ra” bởi não bộ con người ta điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, tâm có ổn thì thân mới khỏe, tâm không ổn thì cơ thể sinh lắm chứng bệnh tật. Một dân tộc có thể tồn tại bên cạnh Trung Hoa mấy ngàn năm nay mà không bị đồng hóa, không bị thôn tính ắt hẳn không phải một dân tộc tồi. Hẳn bên trong dân tộc ấy phải có cái gì đặc biệt, rất đặc biệt. Điều đấy chúng ta không thể phủ nhận. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được ? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác. Có người bảo rằng chúng ta không may. Có người bảo rằng số phận dân tộc mình phải chịu cảnh như vậy. Cá nhân tôi, tôi không chịu cách lý giải đấy. Vậy thì do điều gì làm cho chúng ta ra nông nổi như thế này ? Hay chăng dân tộc chúng ta dung chứa một khuyết tật gì đấy, một khuyết tật tập thể trong cách suy nghĩ, một khuyết tật truyền thừa từ tổ tiên trong cấu trúc tư duy của người Việt ? Nếu thừa nhận cái khuyết tật trong tâm lý dân tộc đấy thì chúng ta phải phá bỏ tất cả sao ? Vậy thì chúng ta còn gì ? Theo tôi, phải phá bỏ để xây dựng lại còn hơn tiếp tục dung chứa những khuyết tật đó, cái thứ độc hại trong tư duy đã làm cho chúng ta tồn tại nhưng tồn tại chẳng khác chi đời sống thực vật.
Đời sống nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay vốn được xây dựng xoay quanh các trục sau đây: kinh tế, chính trị và văn hóa. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ, đời sống văn hóa chính là thượng tầng kiến trúc mà kinh tế & chính trị là hạ tầng của xã hội nhân loại, cũng như của mỗi dân tộc. Không cần thảo luận gì nhiều, hẳn nhiên, chúng ta đánh giá nền văn minh của một dân tộc dựa trên nền thượng tầng kiến trúc của dân tộc ấy bao gồm: tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật. Liệt kê ra từng phân ngành riêng biệt thì gồm 03 phân ngành nhưng cái gốc của cả tôn giáo và nghệ thuật đều nằm ở nơi tư tưởng. Nói cho ngay, tư tưởng-cái gốc của cả kinh tế và chính trị bởi kinh tế hay chính trị thì cũng bắt nguồn từ những cái lý tất nhiên của nó, nghĩa là, phải có những tư tưởng ấy thì mới có những nền tảng kinh tế và chính trị ấy. Muốn tìm hiểu cho thấu đáo nguyên nhân tại sao Nhật Bản có thể duy tân tự cường mà văn minh, hùng mạnh mà không phải Trung Hoa hay Việt Nam (theo rất nhiều người vẫn quan niệm, cả ba nước này được xem như “đồng chủng đồng văn” và chịu ảnh hưởng nhiều nơi tư tưởng Khổng Mạnh và triết lý Phật Giáo), chúng ta phải đi tìm cái gốc của vấn đề: cách suy nghĩ của người Nhật Bản, tư tưởng Nhật Bản. Tôi dám chắc rằng, cái tư tưởng Nhật Bản ấy, nó phải có điều gì riêng có, rất đặc sắc và vượt trên hẳn tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam cùng thời. Cái tư tưởng ấy thể hiện tinh thần quốc gia Nhật Bản . Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà giai cấp cầm quyền khôn ngoan sáng suốt chọn lựa duy tân tự cường thay đổi vận mệnh quốc gia. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà tầng lớp trí thức tinh hoa sốt sắng làm người hướng đạo tiên phong cho công cuộc cải cách. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà quần chúng nhân dân lập chí hăm hở tấn hóa tự cường. Chẳng giống nơi giới cầm quyền của Trung Hoa và Việt Nam: đầu óc ngu dại, cứ ngồi lì trên ngôi cao, lấy quyền cao và sức mạnh bạo lực để đè ép, cản trở ý muốn duy tân tự cường của quốc gia nên công cuộc duy tân không sao thực hiện nổi. Lại thêm đám trí thức hủ nho, thủ cựu cứ tưởng mình khôn lắm rồi, mạnh lắm rồi chẳng thèm đổi mới. Cái mâu thuẫn ấy cứ mỗi ngày một dâng lên tạo thành cách mạng đổ máu tàn bạo mà vẫn không đi đến đích văn minh được. Rốt cuộc vẫn nằm trong cái vòng yếu hèn, phụ thuộc mà mất nước. Bài học lịch sử ấy dường như đang lặp lại với Việt Nam. Nhật Bản duy tân tự cường thành công bởi họ có quần chúng nhân dân rất có chí, trí thức thì thức thời và chính quyền rất sáng suốt.
Nói chuyện vui, tôi vốn kỹ sư điện tử, thật lòng chẳng biết gì về kiến trúc với lại mỹ thuật. Mấy năm trước làm thuê cho tụi ngoại quốc nên thỉnh thoảng có qua lại Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cau…rồi học được cái nghề: “architectural lighting solution” chuyên thiết kế, cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các tòa nhà. Có người hỏi tôi, sao lại đâm đầu vào cái chuyên ngành gì mà hẹp vậy. Tôi trả lời, cái gì Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cau, Thâm Quyến có thì Hà Nội, Sài Gòn vài năm sau sẽ có, giống y hệt, không chạy thoát được. Ô hay, sao tôi lại dám qủa quyết như thế nhỉ ? Ngẫm mà xem, cái suy nghĩ này không chỉ mình tôi. Rất nhiều người đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy. Thể loại nào bán chạy nhất trên thị trường sách mấy năm nay ? Xin thưa, sách dịch các truyện ngắn, tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả đô thị Trung Quốc. Lối viết của các nhà văn trẻ ăn khách chúng ta cứ giống giống như các nhà văn trẻ ăn khách bên Tàu. Tôi không cho rằng họ đạo văn hay thuổng ý của đồng nghiệp bên Tàu. Nhưng từ lối hành văn cho đến cách dùng chữ, rồi ý tứ, rồi cốt truyện…tất thảy đều na ná như văn học Tàu. Cái gì dân Tàu làm giả, làm dối được thì người Việt cũng làm được dù cái sự giả, sự dối không bằng với người Tàu. Người Tàu phun hóa chất vào trái cây thì người mình chơi phóc môn vào bánh phở. Người Tàu lấy thịt thối làm nhân bánh bao thì ta lấy thịt thối làm cơm hộp. Người Tàu phá hủy môi sinh thì người ta xem nhẹ sinh thái. Có thể liệt kê rất, rất nhiều những sự giống nhau đến kỳ quặc như vậy. Tự hỏi, người Tàu truyền bá mấy cái trò đấy cho người mình ư ? Không thể kết luận như vậy được. Hay người mình cử người sang Tàu học hỏi mà mang về nước hại lẫn nhau ? Lại càng không thể. Tại sao người mình lại có những thói quen, hành động giống người Tàu đến vậy ? Nếu đồng ý với nhau rằng, tư duy thể hiện thành hành động thì hóa ra người mình có cách suy nghĩ giống người Tàu sao ? Cũng có thể lắm chứ.
Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi đặt ra từ đầu, tại sao chúng ta lại chọn con đường như vậy ? Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào. Cứ như thể dưới vòm trời này không đâu hơn Trung Hoa. Cứ như thể trên bề mặt đất này không nơi nào văn minh cho bằng nền văn minh của người Hán. Đến ngay cả một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải dựa vào nguyên tác của một tay vô danh bên Tàu có tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng cụ Nguyễn Du nhà ta không có khả năng sáng tác từ một nguyên bản do chính cụ tạo nên ? Nói như thế tức coi thường bậc danh nhân của nhà mình rồi. Có thể Nguyễn Du không ý thức việc này. Nhưng Freud và Carl Jung có thể lý giải: bởi cấu trúc tư duy của Nguyễn Du, cái văn hóa Hán nó truyền thừa từ tổ tiên đã ăn sâu vào tận vô thức của đại thi hàoi. Nguyễn Du đã như vậy, các sĩ phu khác của chúng ta cũng không khá hơn. Thứ Nho giáo của chúng ta là thứ Nho giáo cặn bã, không được tinh lọc với tên gọi Việt nho. Sĩ phu chúng ta muôn đời thờ hai chữ “trung quân” mà không biết đến quần chúng nhân dân cái chi cả. Vua cho ăn thì ăn, vua bảo nói thì nói, vua bảo viết thì viết. Cho nên, cái sử của nước ta chỉ thuần túy thứ sử của nhà cầm quyền đánh nhau mà chả thấy hình bóng quần chúng nhân dân đâu cả. Lịch sử đâu phải một dòng sông đầy máu và chiến sĩ trận vong. Hai bên bờ lịch sử phải có kẻ cày ruộng, người dệt vải, học trò đi học…nữa chứ. Rõ ràng, cách viết sử của mình cũng thuần một thứ copy cách viết lịch sử của người Hán. Có người thắc mắc, sao người Việt chúng ta không thể lập thuyết ? Lập thuyết để làm gì khi Khổng Tử vẫn còn ngồi bệ vệ trên cao kia, nơi phát khởi nguyên khí quốc gia. Lập thuyết để làm gì khi ngày ngày sĩ tử nước ta vẫn vái lạy con người xa lạ đến từ Trung Nguyên kia. Những người suy nghĩ giống nhau thì hành động giống nhau, những nền văn hóa giống nhau thì chọn lựa cũng giống nhau. Một người am hiểu văn hóa, chính trị như ông Nguyễn Xuân Tụ có ý gì khi lấy cái “nick name” Hà Sĩ Phu ? Sĩ phu Bắc Hà ư ? Cái “nick name” đầy Nho nghĩa ấy gợi nên nhiều suy nghĩ về việc chúng ta bị Hán hóa từ trong cấu trúc tư duy. Nó làm chúng ta nhớ đến một vị quân vương chăng ? Cho nên, cá nhân tôi cho rằng ngày nào mà người phương Bắc chưa thay đổi mô hình chính trị hay chủ thuyết của họ thì ngày đó nước mình vẫn chưa có hi vọng thay đổi gì lớn. Chúng ta không chống Tàu, chúng ta không kỳ thị Tàu nhưng ngày nào mà chúng ta chưa nhận thức đúng vấn đề để thay đổi từ trong cái cách mà chúng ta tư duy thì: đừng có mơ.
 …
Tôi nói sai chăng ?
Tự đáy lòng mình, với tư cách một con dân đất Việt, tôi sẽ reo mừng nếu tôi nói sai các bạn ạ.
By Đặng Ngữ
 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

NÓ CÓ OÁNH MỀNH KHÔNG?

Trước hết, phải trả nhời câu hỏi là thằng Khựa nó có đánh mình không? Theo quan điểm của một con bò như anh, thì thằng Tàu nó đóe ngu dốt gì mà vác súng ống đem ra đốt ở một cái nước như nước Việt Nam này. Đóe phải nó sợ Việt Nam, đóe phải nó sợ anh giỏi võ hay sợ các chú ném gạch trăm phát trăm trúng, mà căn bản, nó không được lợi lộc gì khi đốt hàng tỷ đô la cho một trận chiến mà thằng tham chiến chẳng có mẹ gì để mất, và thằng thắng cũng chẳng lờ lãi mẹ gì.

Từ thủa cha sinh mẹ đẻ cho đến tận hôm nay, anh xin khẳng định là chả bao giờ hai quốc gia múc nhau chỉ vì một cân đường, một hộp sữa hay to hơn là một vũng nước hay một mỏ dầu. Chuyện quốc gia đại sự phải được tính toán cẩn thận và phải dựa vào phân tích giữa cái được và cái mất trên phương diện quốc gia chứ đóe phải bạn Dương Đương Liệt, đệ anh, bẩu với chú Hồ Cẩm Cuốc và thằng Tập Cận Lọ là: “Các anh cho em oánh nháp một phát, chứ không pháo thì ẩm, còn đạn thì xịt quá nửa rồi” thế là chiến tranh xảy ra đâu. Nên anh và các chú cứ yên tâm mà sống. Việc xoa má, tát yêu hay ném gạch qua bộ đàm đã có các bạn anh lo đóe đến lượt các chú!

Dưng mà, có chú lèm bèm: “anh ơi, em sợ lắm! Nhỡ sáng mai ngủ dậy bọn Khựa mồm thối, nó oánh mình thật thì ta làm sao?” Anh xin thưa, nguyên tắc chiến tranh toàn diện thì nó oánh vào buổi đêm chứ không phát động tấn công vào buổi sáng? Đợi đến sáng các chú chạy, mục tiêu di động, khó bắn bỏ mịa thành ra các chú cứ yên tâm, đang ngủ, thấy “uỳnh” một phát, là xong cả nhà rồi. Cứ yên tâm, nhóe!

Anh đùa chút cho các chú vãi đái ra chứ thực ra anh tin vào khả năng QĐND Việt Nam và ngày cách mạng toàn thắng như ông cụ dạy lắm nên vốn đang rảnh, anh và các chú cùng đi duyệt binh xem ta có gì, bạn có gì để mà liệu bề toan tính.

Trước hết,
Về không quân


Dù bốc phét và chém gió khá nhiều, nhưng thực tế ta chỉ có 4 loại máy bay chủ lực bao gồmMiG-21 



Su-22,



Su-27SK 



và Su-30MK2V



Trong khi đó, thằng Khựa
Tiêm kích Nanchang Q5



Tiêm kích kiêm đánh bom chiến lược mệnh danh “Báo bay” Xian JH-7



Máy bay đánh bomb Xian H6



J-10 



Ngoài mấy em Su 27 và Su 30 giống ta, bọn nó còn có vô thiên lủng các loại đồ chơi từ đối hạm, đối không, đánh bom chiến lược khác mà anh chưa liệt kê ra.

Cái may của chúng ta là con Tàu sân bay đồng nát của nó chưa hoạt động ngon nên bọn nó chưa dư giả đến mức cho máy bay chiến đấu bay vè vè từ phương Bắc xuống. Tuy nhiên với tinh thần phê và tự phê, dù rất tự hào nhưng xem ra không quân của ta thua nó toàn diện! Do vậy, các chú trật tự để bọn anh lo xem làm sao để nếu các chú có phải huy động để ra mặt trận chiến đấu thì bọn anh cũng phải tìm ra giao thức chiến tranh làm sao để bọn nó không được chơi máy bay. Phải oánh nhau theo kiểu "anh cầm gậy, chấp mày tay không" thì mới hòng thắng lợi. Anh đương dức đầu, mai anh bốt thêm các so sánh các quân chủng khác trước khi đi vào phần kết luận cho việc “Nên làm gì để chuẩn bị cho chiến tranh”

Sau bài đầu tiên anh thấy các chú rất hồ hởi, phấn khởi và tinh thần lên cao, nên hôm nay anh quyết định bốt bài tiếp để các chú yên tâm vào một niềm tin quyết thắng bất diệt, tự tin và sự lãnh đạo tài tình của các bạn anh trong trận chiến cam go, trận chiến mà phần thắng thường đóe rơi vào tay những thằng có cái đầu toàn bã đậu.

Hôm qua anh dành khá nhiều thời gian để trình bày cho các chú về tiềm lực không quân của ta, của thằng bạn vàng và anh với các chú đều thống nhất đóe cần nó ném mìn, với số lượng tiêm kích và máy bay ném bom chiến lược của nó thì chỉ cần nó thả gạch từ trên máy bay xuống là anh và các chú đã bỏ mẹ rồi nói gì đến thả bom và bắn thật. Nhưng như anh cũng đã biên hôm qua. Tại sao phải lấy sở đoạn của mình so với sở trường của nó? Các chú cứ yên tâm cho đến khi nào thằng Khựa nó chưa có tàu sân bay thì anh với các chú cứ rung đùi ngồi trên bướm vện, thỉnh thoảng đá qua Liên Xô chấm Mỹ cho đời nó hoi khói.

Lý do nào khiến anh của các chú lại tự tin đến như vậy? Theo chiến thuật quân sự hiện đại thì để đánh Việt Nam ta, thằng Khựa nó chẳng có cái vẹo gì ngoài chiến thuật vây hãm và sử dụng áp đảo lực lượng trên lãnh thổ Việt Nam. Để đảm bảo phần thắng và chuẩn bị cho bộ binh đổ bộ, tiêm kích và máy bay ném bom chiến thuật của chúng sẽ xuất kích đầu tiên để đánh vào ba hướng:

Hướng thứ nhất đánh vào đầu não Hà Nội (cái này đương nhiên); hướng hai đánh vào miền Trung, cụ thể là Quảng Trị đến Huế để tạo ra một đường chia cắt cứng ngăn không cho cứu viện từ miền Nam ra miền Bắc, và hướng cuối cùng, ác liệt nhất, Sài Gòn và khu vực đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ sẽ có tên trên bản đồ. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì thằng Khựa mồm thối hoàn toàn chưa đủ trình.



Thứ nhất, về tầm tác chiến, hiện nay, anh chấp luôn thằng Xian JH 7, oanh tạc cơ hột nhưn có tầm bay xa nhất và là niềm tự hào của Pê eLờ A eNờ (anh phiên âm cho các chú đỡ phải tra tiếng Anh, nhân tiện, anh khoe tiếng Anh anh nói giỏi hế hế) thằng này tầm bay cũng chỉ có 1.900mile nghĩa là có nhõn 3,100km chưa bằng nổi chiều dài bờ biển Việt Nam.



Vì chưa có tàu sân bay, nên Khựa chỉ có hai sự lựa chọn cho đường bay một là từ miền Nam Khựa xuống miền Bắc Việt hoặc bay vòng ra biển lấy căn cứ là Hải Nam. Nếu bay từ miền Nam xuống, Khựa thừa hiểu Đại Tướng Quang Sound, bạn anh, sẽ cười vào mũi chúng nó và chỉ khoảng 48h là Lữ Đoàn 45, Lữ Đoàn 204, Lữ Đoàn 675, và Lữ Đoàn 96 sẽ vươn nòng súng chờ chúng nó ở miễn viễn biên. Khựa đừng cười tủm với dàn pháo cùi S300 PMU1 của bọn anh, bọn anh đang đàm phán làm thêm vài dàn S400 thì có vào đến Hòa Bình thì máy bay của bọn chã cũng chỉ còn cái vỏ!

Anh lấy luôn hình còn JH7 của nó rơi trong lúc bay tập cho nó khí thế hế hế 



Nếu chú nào lèm bèm là “sao anh không mua mẹ nó S550 mà mua S400 Hybrid làm gì” thì anh thưa với chú, cái anh nói là Pháo phòng không, đóe phải sản phẩm của Haxaco Hàng Xanh chỗ chú Vĩnh Nam hay Việt Nam Star chỗ chú Thiện hay chú Việt nhóe! 



Xian FH-7 bay thế còn chưa ăn thua thì mấy thằng chip hôi bay tầm 450miles đổ lại thì xác định mẹ nó luôn là kể cả anh cho bọn chã bay vào tầm Thanh Hóa – Nghệ An là lại quay đít về tiếp xăng, còn nếu cố bay tiếp thì chỉ khoảng 300km nữa là thằng phi công phải nhảy dù xuống biển.

Hơn nữa trong chiến tranh quân sự, yếu tố bí mật về chiến thuật cũng như hỏa lực luôn được đưa lên hàng đầu. Chả thằng đần nào đi xuất kích hơn năm chục chiếc máy bay bay vè vè cả ngàn km như thế cả. Múc nhau kiểu đấy khác đóe nào lậy ông con ở bụi này. Tứt nhiên, nếu các bạn muốn giảm dân số thì chúng ta cũng nên hào phóng đón tiếp các bạn trong một lưới lửa phòng không của Quân Chủng Phòng Không Việt Nam. Bọn anh luôn hào phóng!

Tất nhiên, nếu các chú rón rén hỏi anh: “Anh ơi, thế nếu nó không bay qua đất liền mà nó quai táng mình từ biển, lấy căn cứ là Hải Nam thì mình ném nó bằng gạch à?!?” Câu này khó anh thừa nhận là câu hỏi này khó vì hệ thống đối không từ biển vào của Tướng Sound, bạn anh chưa đủ trình để giải quyết bọn này nếu bọn nó kết hợp không quân và hải quân tiến đánh từ sườn vào.

Nhưng tất nhiên, một lần nữa anh xin khẳng định, các chú đóe phải xoắn xít lên! Anh và các bạn anh đã có phương án cho việc này vấn đề là bây giờ anh phải đi làm ngụm café cho đầu óc nó sáng sủa, mai anh rảnh, anh bốt tiếp phương án chống Khựa từ sườn phía Đông của chúng ta.

Còn bây giờ, các chú cứ yên tâm nhoe nhóe chửi nhau! Nhắc lại, anh đóe rảnh để trả nhời từng chú. Chỉ yên tâm một điều là, nếu ngày mai, các chú quyết định viết huyết thư xin ra mặt trận thì anh, cùng các anh em anh, đã chuẩn bị cho các chú một lợi thế to lớn (ít nhất là về tinh thần) đó là: Cứ múc đi, bọn mình sẽ thắng!


***

Hôm qua, anh với các chú đã phang nhau chí tử trong việc khẳng định tính khả thi của chiến thuật dùng căn cứ quân sự đảo Hải Nam làm nơi phát động chiến tranh và chúng ta sẽ vả vào cái mồm thối tham lam của bọn Khựa thế nào nếu ý chí xâm chiếm Việt Nam được cụ thể hóa trên màn hình ra-da quân sự. Có chú phản đối anh và bẩu “hỏa lực mình bắn đóe tới nơi”, thậm chí bi quan hơn “anh ơi, em thấy anh nói thế đóe nào chứ anh bảo mình úp sọt Khựa thì em thấy hơi hoang đường”. Cái này anh đồng ý! Đóe thích thừa nhận, nhưng anh cũng phải đồng ý vì thực sự, nếu so về tương quan lực lượng quân sự. Việt Nam đánh với Trung Quốc khác đóe nào tham gia một bàn cờ tướng mà mình chấp nó toàn bộ xe-pháo-mã và tượng theo thuật ngữ của các bô lão cờ thủ quanh Bờ Hồ là thế trận: Tướng cởi truồng. Các chú có thể sợ vãi đái ra khi nghe anh nói đến đoạn này và khả năng vãi cả cứ t là rất cao nếu các chú lên Youtube search theo keyword “China Military 2012” để xem thực sự tiềm lực của Trung Quốc mạnh đến thế nào. Nhưng như anh đã nói: Việt Nam là một dân tộc thông minh, một dân tộc kiên cường và nói theo kiểu chú Tạ Biên Cương: “Em đánh theo cách của em!”

Tùy theo tiến trình lịch sử, Việt Nam có những sự lựa chọn thông minh để cho dù trận đánh có kịch liệt đến đâu, gian khổ đến cỡ nào, hay đối phương có đến từ phía Tây, phía Đông hay phía Bắc, chúng ta đều bình tĩnh để có giải pháp cho thắng lợi cuối cùng. Nếu nói Việt Nam giỏi trong xây dựng đất nước, anh đóe tin, nhưng nếu nói đến oánh nhau, thì anh tin ta đóe sợ thằng nào. Anh nhắc đi nhắc lại, đóe phải mình không sợ thằng nào vì anh của các chú giỏi võ, hay các chú tra Google để phản biện anh nhanh như bọn móc túi trên các chuyến xe Bus và xe khách chất lượng của # phò, bạn anh, mà chúng ta luôn có hai sự hậu thuẫn quan trọng nhất cho bất cứ cuộc chiến tranh nào đó là: Địa Lợi và Nhân Hòa.

Trước hết nói về địa lợi, như anh đã nói hôm qua, Việt Nam là dẻo đất trải dài hơn 4000km từ địa đầu Đồng Văn cho đến chốt chặn cuối cùng trên biển: Cà Mau. Nơi cực bắc ta thọc sườn Trung Quốc, nơi cực Nam, ta hòa mình vào sự phóng khoáng và hào sảng của biển khơi. Nói không ngoa, nếu có chiến lược biển tốt, Việt Nam có đầy đủ trong mình vị thế chiến lược cho một vị trí thống soái khu vực biển Đông. Nếu Vịnh Bắc Bộ là trung tâm đồn trú của tàu ngầm nguyên tử; nếu 1,218km biên giới giáp phía nam Trung Quốc được triển khai tên lửa đánh chặn nhằm vào toàn bộ miền nam trù phú trên đất nước Trung Hoa; và nếu Cam Ranh tới Sài Gòn được triển khai tàu sân bay và các chiến hạm hạng nặng, thì có lẽ vai trò và cơ hội của Việt Nam trong việc thực sự tạo sự ổn định của toàn khu vực là rất lớn.

Còn Nhân hòa chắc khỏi phải bàn, có thể, trong thời bình, anh và các chú chửi nhau, bơm nhau, thậm chí múc nhau tới bến. Nhưng chỉ cần quốc gia lâm nguy, mọi thù hận cá nhân sẽ được dẹp sang một bên cho cái chính nghĩa sáng ngời có nơi tỏa sáng. Cái chính nghĩa đó thậm chí lớn hơn cả mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Cái chính nghĩa đó tạo nên tuần lễ vàng quốc gia dù chẳng ai trong chiến tranh là giàu có. Cái chính nghĩa đó tạo nên phong trào lá lành đùm lá rách trong trận đói lịch sử dù cả nước chẳng ai có hơn một bữa no. Cái chính nghĩa đó mới giúp những bà mẹ vững tin sắp ba lô cho con lên đường để sớm mai nhập ngũ dù “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”.

Và yếu tố cuối cùng quyết định thành bại trong chiến tranh là Thiên Thời. Thiên thời là cái ta không kiểm soát được, nhưng ta có thể đọc, có thể dịch và có thể dự đoán được cách đi, chiến thuật của đối thủ để tạo cho cái Thiên Thời riêng cho dân tộc Việt.

Trong chiến tranh hiện đại, không một chính phủ nào dám đốt quân theo kiểu “dàn hàng ngang đấu súng” như kiểu chiến tranh La Mã, một chiếc tàu chiến, một máy bay tiêm kích có thể có giá hàng trăm triệu đô không phải đồ dùng một lần như giấy chùi đít. Một tàu ngầm, một tàu sân bay có giá nhiều tỷ đô từ tiền thuế của dân không phải là vàng mã mà đem đi đốt trong một trận đấu khi phương án B là chưa rõ ràng. Mọi quyết định đần độn như thế đều phải trả giá bằng sự tồn vong của cả một chính thể. Đúng như ai đó nói, chiến tranh không phải trò đùa. Và người Trung Quốc không phải dân tộc thích đùa.

Bọn Khựa là con cáo già trong chiến tranh, nó đủ lạnh, đủ bình tĩnh để nghe Việt Nam hộc lên chửi trong walkee-talkee, bọn nó đủ bình tĩnh để Nhật bản cười vào mũi chúng với “nỗi sỉ nhục mang tên Nam Kinh”, bọn chúng thản nhiên khi Mỹ yêu cầu kiềm chế ở Căn cứ quân sự Yuliu. Sự điềm nhiên thường thấy trong trò chơi Cờ Vây, một thứ trò chơi mà các tướng của Trung Quốc lấy đó làm mốt.

Anh đóe rảnh để dậy các chú cờ vây chơi thế nào vì anh biết anh viết đến đây thì các chú hiểu vấn đề sẽ cười và vỗ đánh đét vào đùi, còn các chú không hiểu thì mở ngay trang Google để tra. Cứ tra đi để hiểu được rằng, cái thắng lợi cuối cùng của cờ vây không phải lấy con xe hay con pháo để ăn con tốt hay con mã. Trong cờ vây, mọi quân cờ đều có giá trị như nhau. Mỗi nước đi là một sự tính toán để làm sao kẻ địch bị rơi vào trạng thái “tứ bề thọ địch”. Đây là lúc đổi màu cờ vùng “khí” nơi kẻ mạnh đã bao vây toàn bộ!

Trong cờ vây, không hẳn lúc nào nhiều quân hơn cũng là thắng. Điểm mấu chốt là không được phép để đối thủ vây hãm mình!

Đó là lý do tại sao ngay sau khi phát hiện ra tàu ngâm nguyên tử của Trung Quốc nằm 26 ngày 3h tại Vịnh Vân Phong, chúng ta phải cấp tập bổ sung 6 tàu ngầm lớp Kilo cho chiến dịch chống ngầm. Và một cảng trung chuyển quốc tế được vội vàng thiết kế dù trong tuyến hàng hải, Vân Phong chẳng có ý nghĩa mẹ gì cho việc nối liền Trung Đông và Đông Bắc Á. Nhiều người đã lên đường vì cảng này, và sự lên đường, đôi khi là vì dân, vì nước (đoạn này anh rón rén biên thêm sau khi hoàn tất bài để nếu chú nào lèm bèm cho những dự án trời ơi đất hỡi như Tàu Hoa Sen hay Vân Phong lại có mặt trên bàn TT)

Đó là lý do khi Trung Quốc nâng cấp Khu Trục Hạm Soveremeny và trang bị tên lửa 48, tên lửa HQ 9 (thực chất là phiên bản ăn cắp của S300 như anh biên hôm qua) cho Khu trục Luyang II thì chúng ta tuyên bố sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển mạnh nhất nhì thế giới Bastion (hay còn được Tổ Chức Quân Sự Bắc Đại Tây Dương đặt cho một cái tên mỹ miều đầy đe dọa như một chiến dịch quân sự SSCX5).

Và khi Việt Nam bất ngờ bị tát lật mặt trong việc không ra nổi tuyên bố chung của cuộc họp thượng đỉnh các ngoại trưởng ASEAN do Campuchea trở thành một con cờ vây thọc từ phía Tây Việt Nam thì lập tức anh và các bạn anh chính thức mời Philipine và Indonesia vào cuộc để phá vỡ thế “tứ bề thọ địch”.

Có thể Mỹ, Nga, thậm chí cả Trung Quốc sẽ vỗ tay rào rào vì với thế giằng co này, Việt Nam, Philipine, thậm chí cả Campuchea sẽ bắt đầu tính toán cho các hợp đồng vũ khí
Khựa nó không ngu, và càng không thể quên bài học đắng miệng cho chiến dịch quân sự của Nga lên Georgia chỉ diễn ra ngắn ngủi trong vòng chưa đầy 48h đồng hồ nhưng hệ lụy của nó khiến chỉ trong vòng 4 năm Nga mất đi hàng loạt những đối tác chiến lược, và hiện nay, bản thân Nga cũng đang rơi vào thế cờ vây mà Mỹ đang giăng ra. Giờ đây, không chỉ có lá chắn tên lửa từ Ba Lan mà sự ngờ vực cũng như thù hằn từ khối Đông Âu và Tây Á khiến Nga không thể tự tin trong thế “thập diện mai phục” này. Có thể, rất có thể, Việt Nam sẽ lại là một con cờ giải cứu cho bàn cờ vây?

Và từ “Phòng tình huống” ở bên kia bán cầu: Việt Nam sẽ lại được đặt lên bàn như một giải pháp!

***

Vậy là hôm qua, anh của các chú đã làm cho các chú phần nào yên tâm về việc Khựa nó sẽ không tấn công Việt Nam theo hướng xuất kích từ phía vùng viễn biên nơi đất Bắc, vì đó là cách nướng quân ngu si cho những chặng bay dài mà tầm với tiêm kích chưa tới. Như vậy Khựa còn giải pháp tấn công vào mé sườn Đông của Việt Nam. Hướng Biển Đông, hướng mà người Việt ngàn năm vẫn ngạo nghễ đón gió biển, sóng biển cùng muôn vàn thách thức! Và lần này, thách thức đến từ đảo Hải Nam.

Trước hết anh của các chú sẽ dẫn các chú đi xem đảo Hải Nam bên các bạn có gì



Trước hết, các bạn có cảng quân sự Yulin (hay còn có tên khác là Sanya – Việt Nam mình còn dịch ra là Tam Á), nơi tập kết 3 - 5 tàu ngầm nguyên tử có tầm bắn từ 3,200km đến 8,000km. Trên lý thuyết, thì với tầm với này, Khựa có thể de dọa đến tận căn cứ quân sự của Mỹ tại Guam nên đã nhiều lần Mỹ tát Khựa lật mặt vì tội “dám” lấy Yulin là khu vực đồn trú cho những mô đe dọa trực tiếp đến Mỹ và đồng minh. Do vậy, để che mắt, 5 năm trở lại đây, Khựa cho phép hoạt động kinh tế, vận tải biển, các dịch vụ hậu cần và lọc hóa dầu tại khu vực đảo Hải Nam để xoa dịu Mỹ và cũng để Mỹ (thông qua các hoạt động kinh tế vận tải biển của đồng minh) có cơ hội thăm dò và dè chừng mọi hoạt động đi lại của nhóm tàu ngầm nguyên tử lớp 094 và 92 có tên Julang 2 mang đầu đạn hột nhưn Dong Feng 31 này. 

 

Kế đến, Khựa có thêm 3 sân bay quân sự và 2-3 sân bay dân sự có thể huy động ngay lập tức cho mọi hoạt động quân sự mang tính xâm chiếm. Nằm rải rác như hình trên. Thêm vào đó, con tàu sân bay đồng nát mang tên Thi Lang, cũng có thể tham chiến để tạo tính cơ động trong chiến tranh cho những tham vọng thôn tính Vịnh Bắc Bộ của Khựa.

Nếu các chú biết rằng khoảng cách (anh mới đo được trên Google Earth) giữa Đảo Hải Nam và Hà Nội chỉ rơi vào khoảng 300km. 300km này nằm trong tầm với của mọi tiêm kích mà Khựa đang có. Với khoảng cách này, cộng cả thời gian cất cánh, máy bay Khựa chỉ mất khoảng 10’ để có mặt tại Hà Nội nếu xuất phát từ Yulin.

Anh viết đến đây chắc chắn sẽ có chú vội vàng đi lấy bô hoặc đóng bỉm và chửi anh như hát hay là “sao anh và các bạn anh biết nó có thể đánh mình dễ dàng thế mà vẫn ngồi rung đùi một cách vô cảm” thì anh xin thưa. Anh và tướng Sound, bạn anh, đã chuẩn bị sẵn sàng từ lâu cho kịch bản nếu một ngày cái mồm vừa tham với thối của thằng Khựa há ra. Nếu trên màn hình ra-đa ở một nơi nào đó trong thành phố Đà Nẵng xinh tươi hiện ra 5 chùm sáng của máy bay và 2 chùm sáng của tàu ngầm đột ngột cùng di chuyển một lúc từ đảo Hải Nam trực chỉ Vịnh Bắc Bộ thẳng tiến thì bọn Khựa mồm thối cũng sẽ không phải chờ lâu hơn cho sự khởi động hệ thống Bastion lớp P khởi động để tiễn 5 sân bay, một cảng quân sự và con Thi Lang đồng nát lên đường sau không nhiều hơn 2 loạt đạn! 

 

Với dàn MiG 21, Su 22, Su 27 và Su 30 anh đã biên ở bài đầu tiên, với tốc độ bay siêu thanh gấp 2 tới 2.5 âm thanh thì chỉ với cần 5’ chậm nhất là 8’ lực lượng không quân của bọn anh đã thực hiện được chiến dịch Ve Sầu Thoát xác để úp sọt bọn Khựa ở Hải Nam. Từ tổng hành dinh của "thống đốc" Sound, cũng bạn anh, tới Yulin có nhõn 268km! Đây là một phần đối trọng tuyệt vời của Đà Nẵng trên mọi bàn thương thuyết và cũng giải thích cho các chú tại sao, "thống đốc" Sound bạn anh lại lên như diều gặp gió

Có lẽ không thừa để nhắc lại rằng bọn Khựa mồm thối nó đóe sợ máy bay và tàu bò của anh và các chú. Nhưng nỗi sợ thực sự, nỗi sợ hiện hữu của Khựa là nếu Việt Nam xuất kích, cựu thù của Việt Nam sẽ vui vẻ tham chiến với vài quả tên lửa đạn đạo viện trợ (không thèm) hoàn lại để di sạch đi con cảng Sanya, vốn là cái gai trong mắt của chính quyền diều hâu, trong suốt thời gian qua. Chỉ cần Việt Nam xuất kích, các bạn Phi lùn sẽ tranh thủ giải quyết ngay phần biển đảo mà bọn Khựa đang chễm chệ ngồi ở góc nhà các bạn, ngứa mắt muốn đuổi đi mà chưa được!

Nói như vậy để các chú thấy, nếu phát động tấn công ở Nam Hải thì Khựa sẽ ngay lập tức sa lầy tại Biển Đông, nơi mà anh với các chú vẫn ưỡn ngực và lạc giọng đi hô: Cha ta, Lạc Long Quân đang giữ!

Nhưng Khựa nó không ngu đến mức chỉ dùng Hải Nam và Yulin hay Sanya để tấn công. Nó còn nhiều phương án tấn công khác mà bản thân anh và các bạn anh nhận thức hết sức rõ ràng và có sự chuẩn bị cẩn thận cho việc đó. Nếu rảnh, mai anh lại biên thêm bài nữa về các phương thức phát động chiến tranh kinh hơn, ghê hơn và thâm độc hơn cho các chú, những người vẫn đang ngày đêm miệt mài chém gió mà không nhận thức được dễ dàng thế nào cho một lần phát động chiến tranh, nhưng khó khăn thế nào để đảm bảo rằng khi các chú tòng quân, vợ con các chú sẽ có ngày đón chào các chú về trong vinh quang và không mất một phần nào cơ thể.