Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

YING LẮC

Bà Yinh Lắc- người đã kết hôn và có 1 con, từ một doanh nhân đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Giới truyền thông Trung Quốc nói rằng tổ tiên của bà phát tích từ huyện Phong Thuận, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, và là hậu duệ của người Khách Gia. Bà sinh năm 1967, ngoài sở hữu một vẻ đẹp về ngoại hình thì nụ cười và phẩm chất khiêm hòa đã khiến vị nữ Thủ tướng này dành được cảm tình của hầu hết các chính khách trên thế giới.



Ô Bá Mà - Ying Lắc: cười hở mười cái răng.



Ô Bá Mà: điệu vửa thôi, chảy hết nước rồi kìa!



Ô Bá Mà: kháu gái đấy, nhậu được không em?



Lý Bắc: bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm.



Tổng thống Pháp nhợn Hô Lên Đê: cho anh nắm tay em khi mùa xuân về.



Thủ tướng Tơ Cầy: ngất ngây con...Gà Tây hố hố...



Thủ tướng Đức nhợn Mắc Kèn: đẹp vửa thôi em, đẹp quá đéo ai mà chịu được!



Nhật nùn Nô Đa dang tay đón, mọi đen Cao Miên khúm núm bưng.



Thủ tướng Anh nhợn Ca Mơ Run: tay ấm đấy, anh cầm thêm tí nữa.



Cụ tổng A XỀ AN: đan tay đêm nay?. Bà Ying Lắc ( ngượng ngùng): em chịu.



Tổng thống Mông Cụ: tuyệt!. Bà Ying Lắc: nùn thì nui ra đi.



Nhật nùn Nô Đa: anh bắt đầu thích em rồi đấy.



Hun Xèng: anh đủi đền đài để được sánh vai em.



Tổng thống Nga ngố PU TÌN: ngồi đi em. Bà Ying Lắc: giày anh há mồn hay giẫm cứt?



Nhật nùn trông chợ: nhờ có em mà mắt anh hết nươn.



Anh Ba nhà ta: nghĩ miu để choén.



Anh Hồ Đào: này cô, mình có họ với nhau đấy nhế!
 (st trên net)

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

LA #

Mình thấy mọi người chửi bới, ném gạch đá, chém bác Đinh La Thăng kinh quá.

Mình rất "ấn tượng" với bác này, mới nghe cái tên thôi đã thấy lãng mạn, bay bổng và thăng hoa rồi (tên là Thăng có khác).

Phải có tâm hồn lãng mạn, bay bổng lắm thì bác Thăng mới có những đề xuất không giống người như thế.

Mọi người cũng nên thông cảm cho bác ấy vì nghe đâu vừa rồi Việt Nam mình được đăng cai Asiad 18. Ngân sách nhà nước thì có hạn, tiền đéo đâu mà đăng cai. Thôi thì nhờ cái nghị định này mà có thêm nhiều tí tiền mà tổ chức Asiad 18.

Bác Thăng là tấm gương điển hình vì nước quên thân, sẵn sàng chấp nhận bị dân chúng chửi như ... để phục vụ lợi ích nước nhà.

Ôi, địt mẹ bác Thăng! Em yêu bác lắm cơ!

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

BẢO TỬU LINH QUY

Cả nhà tôi mấy đời sống chết vì rượu. Đấy là tôi nói nhanh cho vuông chứ nói cho tròn thì lòng vòng bỏ mẹ. Sống vì rượu là nghĩa bóng, chết vì rượu hay na ná thế ấy là nghĩa đen.

Khi tôi sinh ra thì ông nội đã ngồi sau nải chuối ngắm nhiều gà khỏa thân. Bà nội kể, hồi ông còn sống ngày ba tăng rượu, mặt lúc nào cũng đỏ như mào gà chọi, chân nam đá chân xiêu lang thang khắp các n

gõ ngách xóm làng, việc kiếm tiền từ cái lò nấu rượu bên đầu nhà mặc định là của vợ con.

Rồi một ngày ông lang thang đâu không biết, thấy đám trẻ con chăn trâu đuổi đánh con chó dại gần chết, ông xin về, tay ôm khư khư như trẻ ôm búp bê. Chả ai hiểu ông xin về nuôi hay tính cho bữa rượu tối? Về đến nhà vừa lúc con chó dại tỉnh cơn sốc vì trận đòn của bọn trẻ, ông thả nó ra, cả nhà chưa hiểu chuyện gì thì con chó nhảy bổ lên, tru mấy tiếng rồi điểm danh cả nhà tặng cho mỗi người một nhát xong chạy biến mất.

Một thời gian sau ông nội chết sùi bọt mép, may mà bà nội và bố tôi chạy chữa kịp. Có người bảo ông chết vì chó dại, nhưng có người lại cãi bảo chả phải, nhẽ vì rượu! Thế nên bọn trẻ chăn trâu mới làm thơ rằng:

Ông Quy là ông Quy già
Ông bỏ cả nhà ông xuống dưới âm
Lúc sống ông ở trên trần
Say rượu, chó dại cũng khuân về nhà
Về nhà ông thả chó ra
Chó đả một phát cả bà lẫn ông
Thằng Linh đang húp bát canh
Chó đả một phát phòi canh ra ngoài …

Quy là tên ông nội tôi, còn thằng Linh trong thơ bọn trẻ ấy là bố tôi. Tôi chả mấy lăn tăn về cái chết của ông nội, thậm chí còn tự hào vì cha ông mình ít nhiều cũng được đi vào thi ca như bao anh hùng hào kiệt.

Cái lò nấu rượu đầu nhà vẫn tồn tại qua bao thăng trầm thời gian như một nhân chứng lịch sử của gia đình tôi. Kịch bản cái chết của ông nội lại được tái diễn bằng vai diễn của bố Tôi. Có người bảo bố tôi chết đuối, lại có người cãi bảo nhẽ vì rượu.

Tôi lớn lên, được học hành tử tế là nhờ cái hơi rượu chạy qua cái ống dẫn ngoằn ngoèo như những ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm.

Tên tôi là Tửu nhưng lại không nghiện rượu nên tôi chả bao giờ lo có ngày chết vì rượu. Thằng Bảo em tôi chả muốn nối nghiệp cha ông, vào Sài gòn học ngành hóa nhưng kiếm tiền chủ yếu bằng nghề pha chế rượu giả, bị bắt mấy năm trước, báo chí đăng ầm ầm, ngồi bóc lịch giờ vẫn chưa ra, nhẽ cũng là chết vì rượu.

Còn tôi, tôi bôn ba khắp chân trời góc bể, gần bốn mươi tuổi đầu vợ con không có, trở về quê hương vẫn trên răng dưới lựu đạn.

Rồi thời gian trôi qua tôi cũng có vợ, vợ tôi là một cô gái trẻ đẹp. Những thằng đàn ông cùng lứa tôi nhìn cứ thèm rỏ dãi, có thằng nuốt nước bọt không kịp tí chết sặc. Hóa ra tôi trâu chậm uống... nước ngọt.

Cuộc sống gia đình luôn cần tiền. Tôi chả kiếm được xu nào nhờ tấm bằng đỏ anh học bên tây. Ở cái xứ này giáo sư, tiến sĩ bọn nó còn mua được thì cái bằng quèn của tôi phỏng có ích gì cho công cuộc đong xiền?

Thằng bạn thân tôi bảo, muốn đong xiền mà không có chiêu độc thì ăn cứt ăn cứt!

Tôi trăn trở ngày đêm tìm chiêu độc theo gợi ý của thằng bạn, rồi hết sức tình cờ tôi phát minh ra cách kiếm tiền ngon ơ. Nhẽ mọi phát minh vĩ đại của loài người đều bắt đầu từ những tình cờ?!

Chuyện là thế này, hôm ngồi lê quán nước đọc báo đảng thấy có tin một gã con trai mới cưới vợ, vì muốn thể hiện sức mạnh đàn ông nên mua một vỉ thuốc kích dục tàu về uống liền phát mấy viên rồi kéo vợ lên giường, mồm tủm tỉm cười, đầu thầm nghĩ đêm nay ông cho mày chết!

Hai giờ sáng kèn vẫn dựng ngược, bốn giờ sáng đau nhức toàn thân, năm giờ sáng lên bệnh viện tỉnh, bác sĩ bảo khẩn trương lấy đá lạnh ướp vào kèn rồi vác ngay viện trung ương may còn kịp. Tám giờ sáng vừa đi vừa ướp kèn như ướp xác bác xuống bệnh viện trung ương trước những ánh mắt nhìn khao khát của những phụ nữ đi đường. Bác sĩ trung ương bảo đã quá tám tiếng, hoại tử. Cắt…!

Câu chuyên ấy chính là khởi nguồn chiêu độc của tôi. Tôi cũng mua vài vỉ thuốc kích dục tàu nhưng không để uống mà pha lẫn vào rượu cho nồng độ giảm. Tôi tung tin là tôi mới được thằng bạn, con trai của tù trưởng tận bên châu Phi gửi tặng cho bình rượu quý được chế từ các loài thảo mộc và thành phần quan trọng là phải có bộ dái của một loài rùa nghìn năm tuổi sắp tuyệt chủng.

Một người đầy trải nghiệm như tôi thì nói gì mà phải sợ chả có người tin? Tôi kể, loài rùa khổng lồ ấy mỗi lần giao phối kéo dai ba ngày ba đêm. Và tôi còn kể, lão tù trưởng có tới vài chục vợ mà mà bà nào cũng hạnh phúc mỹ mãn.

Những người được tôi cho thử rượu quý thì vợ hay bồ đều khen nức nở.

Tiếng lành đồn xa, tin tôi có nguồn rượu bổ có lẽ đã lan tới trung ương. Tôi bắt đầu công cuộc đong xiền không mấy mệt nhọc.

Tôi sang Bát Tràng thửa mẫu chai rượu giống hình con rùa, ở giữa mu tôi cho ghi chữ “BẢO TỬU LINH QUY“.

Đấy là tôi lấy tên của thằng em, tên tôi rồi đến bố và ông tôi làm thương hiệu để tri ân ông cha, chứ về chữ Hán thì tôi biết chó gì.

Hai bên mu tôi đắp hai câu đối nổi cho nó hoành tráng .

LINH QUY THIÊN TUẾ ĐẦU CHƯA LỘN
BẢO TỬU TAM BÔI TẮC DƯỢC LIÊN

Tôi gúc trên mạng được mấy từ Hán dán vào chứ để chữ Việt thì chúng nó coi rẻ.

Tôi đếch cần quảng cáo, đếch cần mở tiệm mà khách đặt hàng cứ nườm nượp nườm nượp. Xếp thấp mua biếu xếp cao, thủ trưởng nhỏ mua biếu thủ trưởng lớn, không chừng thủ tướng hay tổng bí thư cũng dùng rượu của tôi rồi.

Mỗi chai tôi bán năm triệu, mỗi tháng tôi bán trên trăm chai. Sống phè phỡn.

Mấy hôm nay cả thành phố chìm trong men say mừng ngày giải phóng. Bảo Tửu Linh Quy của tôi cũng đóng góp không nhỏ. Hàng sắp hết, tôi tính lên biên giới mua thêm vài cân thuốc kích dục về làm nguyên liệu. Tôi lại tung tin là phải sang châu Phi lấy hàng nên vợ tin sái cổ.

Tôi dẫn cô vện mới đi cùng và cũng là để tránh cái không khí thối hoắc ngột ngạt của thành phố ngày lễ hội.

Đi nửa đường thì vện nhận được điện thoại báo tin bố vện cấp cứu ở bệnh viện vì bị Uây tàu cán gãy cẳng. Khổ thân! Tuổi già sức yếu chả chịu ngồi nhà hưởng phước, cứ nhào ra đường bon chen kèn cựa.

Tôi và vện vội quay về thành phố rồi lại ai về nhà nấy.

Vừa mở cửa vào nhà tôi thấy thằng bạn thân đang nằm rên ư ử, quằn quại, kèn nó dựng đứng như cột cờ trên lăng, tím ngắt như quả chanh leo.

Tôi đứng chết lặng! Vợ tôi ấp úng giải thích là nhà hết chè nên lấy rượu mời khách.

Thôi bỏ mẹ! Vừa tối hôm qua tôi cho một vốc thuốc vào cho tan, chưa kịp pha chế.

Tôi hỏi, nó uống lâu chưa? Vợ tôi bảo, lúc anh vừa đi. Tôi nhẩm nhẩm trong đầu, vậy là đã hơn bảy tiếng.

Tôi bảo, cứ ở đây chờ tôi đi lấy thuốc giải!

Tôi lao ra khỏi nhà, hòa mình vào dòng người lúc nhúc như giòi bọ đi trẩy hội.

Tôi đi miên man vô định. Không biết từ lúc nào tôi lại đang ở giữa đền Ngọc Sơn, hai tay chắp trước ngực, lòng thành kính trước linh cữu cụ rùa ngàn tuổi, tôi thì thầm khấn vái:
- Xin cụ rùa khôn thiêng phù hộ độ trì cho thằng bạn con tai qua nạn khỏi!

Bước ra khỏi đền mà lòng vẫn còn nặng trĩu. Hình ảnh cái đầu cụ rùa rụt cổ, hình ảnh kèn thằng bạn thân tím ngắt như chanh leo cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Bất giác, tôi nhớ lại câu đối tôi cho viết trên chai rượu:

LINH QUY THIÊN TUẾ ĐẦU CHƯA LỘN
BẢO TỬU TAM BÔI TẮC DƯỢC LIÊN

(Liên danh bựa - Edit: Phọt Phẹt)

LINH CẨU

Thực ra lũ bạn gọi hắn là Linh mặt lìn. Nhưng tôi đồ rằng, nếu gọi thế thì tủi cho cái lìn quá, kể cả những cái lìn phụ khoa mãn tính không thuốc chữa. Tôi gọi hắn là Linh cẩu, bởi mặt hắn, nếu đem đi so với con linh cẩu thì xứng đáng hơn. Đấy là tôi cũng hồ đồ ví vội thế, chứ chưa biết chừng một ngày đẹp giời hắn bôn tẩu Phi châu gặp con linh cẩu, biết đâu con chó kia lại lăn ra chết vì
...nhục.

Hắn làm báo nhưng tịnh chả học báo ngày mịa nào, mà học bách khoa. Cứ như hắn nói, gọi hắn là nhà báo là một sai lầm khủng khiếp, mà phải gọi là kỹ sư báo thì đúng chuyên môn hơn. Báo chí với hắn, khác đéo gì ông thợ cơ khí, chuyên đục đẽo gò hàn. Đấy là tôi chưa biết có lành nghề hay không. Đã thế, hắn còn làm thơ. Và hắn sỉ vả rằng, ai đó gọi hắn là nhà thơ là một sự đồi bại không thể tha thứ. Tôi gọi hắn là lều thơ, hắn cười văng thực phẩm mà rú lên rằng, hay nhưng mà chưa sướng. Phải là biệt thự thơ, hiểu không? Biệt thự thơ Linh cẩu. Đèo mẹ, đã mất công ví von, kêu gọi thì tội đếch gì không vống mẹ nó lên. Đến cái sự vống lên mà còn rụt rè, khiêm tốn thì thơ hay thế đéo nào được. Là hắn tự sướng thế.

Hắn bằng tuổi tôi nhưng già như Các Mác, bụng cóc, trán hói, mặt táo tàu điểm xuyết nhiều lỗ rỗ. Cơ mà thôi, tả hắn tôi lại run tay, các bạn cứ hình dung cái mặt con linh cẩu thế nào là đích hắn. Tôi với hắn là bạn rượu, quen qua một thằng bạn. Tôi vốn lắm bạn, bởi tôi chia chúng ra làm nhiều loại, tỉ như bạn công việc, bạn tâm giao, bạn phượt, bạn nét..., và bạn rượu, như hắn.

Linh cẩu thuộc diện rượu cả ngày không say. Tôi thấy lúc nào hắn cũng bệt một xó, chủ yếu là rượu ké thôi, chứ ít khi thấy hắn chủ động cầm còi. Được cái có khiếu chém, say lên lại thơ nên cũng vui vầy, bạn bè thích mà rủ rê cho ké rượu. May cái là không nát, chỉ ngục mặt hay ngửa bụng mà thở phì phò, hồi lại dậy uống tiếp. Say đêm nay sáng tinh mơ lại lục tục nhổm dậy trả lái. Tôi không hiểu nó viết báo, làm thơ lúc đéo nào. Có hỏi, hắn chỉ khùng khục mà rằng, sản phẩm tâm hồn, trí tuệ của các thiên tài nó luôn thường trực ở lỗ hậu môn vào mỗi buổi sáng. Tôi không hiểu là nghĩa lý đéo gì! Nhẽ nó ỉa ra thơ, đái ra báo?

Xấu thế nhưng gái với hắn cứ gọi hàng đàn. Tuyền dạng lông lống thôi chứ không hẳn là đặc sắc. Thế là vĩ con mẹ nó đại rồi. Một thằng xấu như hắn, tiền lại không nhiều ( là tôi đoán thế), say tối ngày mà các em vẫn bu như ruồi bậu mép thế kia, không to nhớn thì còn ra cái thể thống chó gì nữa. Chứ không như đám bạn tôi, xe đẹp, tiền nhiều, thở ra luôn có phép lịch sự mà chả có con mái nào ra hồn. Tuyền dạng không thuê mướn thì cũng chồng bỏ chồng chê hoặc ế. Lắm lúc tôi cứ nghĩ, đời như con củ cặc.

Thế nên mỗi cuộc rượu, ngoài góp vui tí văn nghệ, hắn lại tắc theo dăm em mái, tùy hôm. Đâm ra bọn tôi lại quý hắn tợn. Quý tợn hơn nữa là mái của hắn tuyền dạng, mà như hắn bảo, thịt thà là của anh, còn răng mồm là của các chú. Mẹ kiếp, lũ chúng tôi tuyền dạng chim phóng sinh có hạng, được nhời là phấn khởi toan tính mở cửa lồng. Đấy là cứ nói thế, chứ thực tâm tôi cũng chả khoái mấy cái món đưa đẩy đó, mà cứ phải là tự gắp, tự rót mới tin tay. Tôi sợ những thứ bầy hầy nghệ sĩ của hắn, mà như hắn nói tuyền là nghệ sĩ nhân dân, còn ưu tú thì cất ở nhà.

À thì ra hắn cũng có vợ, tôi không hiểu xấu như hắn thì con vợ sẽ đớn đau đến đâu. Thằng bạn tôi bảo, vợ hắn cực xinh, tính tình lại duyên dáng. Tôi đếch tin và lại lẩm bẩm, đời nhiều khi như con củ cặc. Tôi vặc hắn chuyện gái mú, vợ con, phần vì tò mò, phần vì mong san sẻ tí kinh nghiệm, hắn bảo tự thân hắn phát ra duyên, thế thôi. Mà duyên là một thứ khó giải thích hay định nghĩa. Nhẽ thế thật!

(Phọt Phẹt)

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

NHÂN CHUYỆN NGƯỜI NEW YORK “BỚI RÁC”

Hôm nay, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin và ảnh về việc người New York phải đi bới đống rác tìm đồ ăn. Báo Dân trí còn có đoạn: “Một nhóm người dân New York đã phải bới thùng rác bẩn thỉu để tìm thức ăn, khi họ phải trải qua đêm thứ tư bị cúp điện, và với nhiều người cũng đồng nghĩa với cúp nước.”
Một nhóm người dân
Hình ảnh gây sốc người dân New York tìm kiếm đồ ăn tại đống rác
(Ảnh và chú thích của Dân trí)
Mình chỉ xin "đính chính" thế này:
Theo quy định về "Vệ sinh an toàn thực phẩm", các cửa hàng bán đồ ăn nhanh của Mỹ sau một ngày phải thanh lý hết hàng hóa tồn đọng trong ngày. Nếu bạn lang thang ở những nơi đó vào lúc cửa hàng đóng cửa, bạn có thể "nhặt" được rất nhiều đồ ăn ngon. Một cửa hàng bánh mỳ nổi tiếng ở chợ Chelsea vào mùa hè, sau bảy giờ, các loại bánh được giảm giá 50%. Có người sẽ hỏi tại sao họ lại không đem đồ ăn đó phát cho người nghèo? Họ sợ các "thượng đế" sau khi nhận được đồ ăn miễn phí, sẽ khởi kiện nếu họ có vấn đề gì về sức khỏe. Thế thì mời các vị cứ đến đây "nhặt" mang về sử dụng và tự chịu trách nhiệm.
Tấm ảnh được các tờ báo trong nước đăng tải chụp tại nơi thanh lý hàng hóa của cửa hàng Key Food trên đại lộ A phố số 4 Lower East Side (Điểm cực Đông Nam - Manhattan). Đây là nơi bị thiệt hại nặng do cơn bảo Sandy vì mực nước biển dâng cao chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Cửa hàng "buộc lòng" phải thanh lý toàn bộ hàng hóa vì lý do "an toàn thực phẩm" và cũng có thể họ có thế yêu cầu công ty Bảo hiểm đền bù vì thiên tai.
Nếu bạn gặp hàng tấn hàng hóa còn nguyên bao bì bị bỏ ra ngoài đường thì bạn có "xông vào" nhặt với hy vọng sẽ tiết kiệm được từ vài chục tới vài trăm đô la mua thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình mình không?
Khu Lower East Side và
Người Mỹ rất thực dụng. Khi các Starbuck cà phê phát miễn phí một ly cà phê nhỏ để giới thiệu sản phẩm mới, lập tức sẽ có một hàng dài người đợi đến lượt mình. Thực ra, nếu mua thì giá một ly khuyến mãi không tới 1$.
Khu Lower East Side và
Hãy nhìn những gì người đàn ông này “bới” được từ đống rác thì bạn có thể kết luận có “bẩn thỉu” hay không.
Cách đây vài năm, một số hãng mỹ phẩm bị phát hiện đã bán giá quá cao, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, chính quyền thành phố NY đã bắt các hãng đó phải phát quà miễn phí cho người dân. Trước cửa hàng Marcy’s ở khắp nơi, từng đoàn người xếp hàng rồng rắn chỉ để nhận một tuýp sữa rửa mặt, lotion, hoặc một thỏi son. Mình cũng đã từng rất thích thú đợi cả tiếng đồng hồ để nhận đồ miễn phí như vậy.
Nguồn: Thanh Chung

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

SỬA LẶT VẶT

Tôi chưa nhìn thấy toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi, nhưng với những gì mà báo chí đang đưa tin thì tôi thấy rằng sửa đổi bản Hiến pháp chỉ là lặt vặt. Một số người ca ngợi bản Hiến pháp sửa đổi tăng quyền cho Chủ tịch nước. Nhưng là một người từng nêu ra ý tưởng tăng quyền cho Chủ tich nước, ngược lại với những người ca ngợi đó, tôi không thấy có những bước tiến đáng kể. Bản Hiến pháp 1992 đã khẳng định Chủ tịch nước lãnh đạo toàn diện nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, là thống lĩnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng... Do vậy bản Hiến pháp sửa đổi cũng không khác gì bản Hiến pháp cũ. Những thay đổi lặt vặt như phong hàm cho tướng lĩnh, hay bãi bỏ văn bản do Thủ tướng ban hành ... thực chất không có giá trị thực tiễn gì. Như vậy vấn đề Chủ tịch nước được tăng quyền lực hay không vẫn không phải là vấn đề mang tính pháp lý, mà vẫn là vấn đề mang tính thực tiễn. Ngay hiện nay, nếu Chủ tịch nước đủ mạnh thì ông vẫn có thể tăng được thực lực nắm quyền của mình mà không cần phải chờ đợi một bản Hiến pháp mới.

Chuyện hợp nhất Tổng bí thư với Chủ tịch nước cũng không phải là vấn đề mà người dân được hưởng lợi nếu quả thật bản Hiến pháp mới có sửa đổi như vậy. Người dân chỉ nên quan tâm ở bản Hiến pháp sửa đổi hai vấn đề cốt lõi trong tình thế hiện nay: tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết. Tất cả những sửa đổi khác chỉ là sửa lặt vặt, chẳng có giá trị cốt lõi gì và chẳng đáng quan tâm, bởi vì chúng không đem lại quyền lợi căn bản cho người dân. Một số người có thể có ảo tưởng về quyền cơ bản của công dân, ví dụ như bản Hiến pháp sửa đổi có thể đưa ra một số quyền cơ bản của công dân, bị điều chỉnh bằng luật, nhưng nếu chưa có luật thì công dân vẫn có quyền thực hiện quyền cơ bản đó. Nghe thì thấy có vẻ hay nhưng tôi cho rằng thực tiễn sẽ không phải như vậy nếu không có tòa án Hiến pháp và quyền phúc quyết của nhân dân. Tôi lấy ví dụ chẳng hạn quyền biểu tình. Giả sử như bản Hiến pháp sửa đổi có quy định quyền biểu tình là quyền hiến định và được điều chỉnh bằng luật nhưng nếu như chưa có luật ban hành thì người dân vẫn có quyền thực hiện biểu tình. Thực tế tôi nghĩ sẽ không như vậy. Ngay cả khi chưa có luật thì vẫn có các văn bản dưới luật như Nghị định 38 điều chỉnh quyền biểu tình. Vậy quyền biểu tình có bị hạn chế bởi Nghị định hay không? Chính phủ sẽ bảo là có, người dân có thể nói là không. Vậy ai giải quyết bất đồng này nếu không có tòa án Hiến pháp. Nếu tòa án Hiến pháp không có thì chắc chắn Chính phủ sẽ nắm đằng chuôi, còn người dân chỉ nắm đằng lưỡi thôi. Do vậy đừng có ảo tưởng với những ngôn từ lấp lánh của bản Hiến pháp khi những vấn đề cốt lõi người dân không có cửa. Chuyện người dân có thể thay đổi được Nghị định là chuyện không tưởng, và thực chất ngay cả khi có tòa án Hiến pháp cũng không phải dễ dàng gì, nhưng ít nhất còn có cửa hy vọng.

Phải nắm lấy những vấn đề cốt lõi, đừng để những thứ lặt vặt hay ngôn từ lấp lánh lừa phỉnh. Đừng để những tiểu tiết che mắt hay đánh lạc hướng khỏi những điểm nền tảng thiết thực cho quyền của chính mình.  

Nguồn: Đông A