Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

THE VOICE - CÁI CHẾT ĐÃ ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Chỉ với một phát ngôn nghi ngại (mà có người cho là là nhỡ mồm) của Thanh Lam về năng lực của hai ngôi sao được cho là số 1 đã làm showbiz xiêu vẹo, chông chênh như vừa trải qua một cơn chấn động và những người trong cuộc không tránh được cảm giác uất ức, cay cú (chả thế thì đã chả thanh minh giải thích lần lượt hết lần này sang lần kia và viết cả tâm thư, huyết thư cạch mặt người mình từng bảo là thần tượng).



Tiếp theo là  những thần dân hâm mộ ca sĩ họ Đàm, để bảo vệ thần tượng, họ chả ngần ngại gì mà không bảo Thanh Lam là diva già, mất dạy bẩm sinh (giống mình thật! ;-)), hot chả bằng cái xu chiên của hai ngôi sao kia nên sẵn sàng đố kỵ, miệt thị tài năng đồng nghiệp.
Buồn cười nhỉ! Vì…già chỉ là vấn đề của cave, không phải là vấn đề của diva. Có 80 tuổi thì diva vẫn cứ là diva – một danh xưng có tính bảo chứng cho tài năng, đẳng cấp và không có giá trị lỗi thời. Chưa kể, Lam mới ngoài 40, lại còn sắc nước hương trời nữa, nếu chẳng muốn nói là đẹp nhất trong làng biểu diễn. Và hot cũng thế! “Hot”, sức nóng là những gì thuộc về các ngôi sao giải trí còn diva thì không. Nói cách khác, diva không sống bằng cái sự “hot” (đa phần bằng những chiêu trò), diva sống bằng tài năng cùng một lượng fan cứng cựa của họ. Lượng fan ấy không bao giờ có tính đại chúng nhưng vẫn luôn còn đó, chỉ là trầm tĩnh hơn, ít khoa trương ồn ả hơn chứ chưa bao giờ có dấu hiệu mất đi. Thế thì diva đi tranh cái sự hot của ai đó làm gì nhỉ!? Thời…loạn chuẩn có khác.
Có thể, ý kiến của Thanh Lam có phần hơi cực đoan nhưng đó là sự cực đoan cần thiết, nhất là giữa thời buổi mà mọi thứ cứ xâm thực, lẫn lộn vào nhau. The Voice (và cả Vietnam Idol) là những chương trình truyền hình mang tính giải trí cao nhưng cái đích đến cuối cùng của nó vẫn là tìm ra những tài năng âm nhạc. Ở đây có thể hiểu bởi văn hóa phương Tây cực chuộng sự thoải mái, cởi mở ngay cả những cuộc thi – điều mà văn hóa phương Đông lại thiên về sự nghiêm túc, trịnh trọng. Từ đó, khi The Voice nhảy vào Việt Nam, người ta bị hoa mắt bởi tính giải trí của nó mà quên đi rằng, cuối cùng The Voice vẫn phải là một cuộc thi âm nhạc. Ở đây có sự xung đột giữa hai nền văn hóa. Và nếu bạn chịu khó nhìn lại thì không hề ngẫu nhiên mà Vietnam Idol 2010 được cho là mùa thi Idol thành công nhất từ trước đến nay, không phải vì tính giải trí của nó mà là ở chất lượng của thí sinh năm ấy. Đặc biệt là Uyên Linh, với sự phát hiện và dẫn dắt bởi Quốc Trung, Uyên Linh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhạc Việt trong giai đoạn bế tắc.

Và như thế, với The Voice, người ta cũng kỳ vọng những điều tương tự. Giữa một người chỉ giỏi những trò như giả gái, đính lông, kết hột lên sân khấu cùng một thẩm mỹ âm nhạc zero và một nữ hoàng giải trí thì người ta có quyền nghi ngờ về năng lực chuyên môn của họ. Ở The Voice, người ta gọi họ là các huấn luyện viên. Sẽ như thế nào nếu một huấn luyện viên bóng đá mà chỉ giỏi quăng lựu đạn? Sẽ như thế nào nếu một huấn luyện viên đua xe lại bảo tôi giỏi lắc vòng hơn và sẽ như thế nào với một huấn luyện viên âm nhạc mà ngay cả việc phát âm còn chưa hết ngọng và xem việc hát phô, hát thô thiển là những điều quý giá nhất trong giọng hát của mình?

Đồng ý, cũng không nên quá khắt khe với các chương trình như The Voice – vốn mang tính giải trí cao nhưng cũng nên nhớ nền âm nhạc của ta cũng đã giải trí nhiều (và lâu) lắm rồi thì phải. Giải trí nhiều đến mức mà khi nhìn lại thì “ta chẳng còn ai”, tức chả còn nước nào sau lưng mình cả.
Ừ nhỉ! Thôi thì ta giải trí đã nhiều rồi ạ! Mà giải trí cũng đồng nghĩa với việc ta đã dễ dãi quá nhiều. Hàng tá các thảm họa âm nhạc gần đây là thành quả của ai nếu không phải là sự dễ dãi? Rồi chịu khó mà ngẫm lại, có nền văn hóa nào đi lên bằng sự dễ dãi nhỉ!? Xin thưa là không, ngay từ việc xây dựng nhà hát người ta còn phải nghiên cứu làm sao nó đem lại chất lượng âm thanh cao nhất kia mà. Thế thì, Hoàng Tuấn Anh chả nói thì cũng phải để Thanh Lam nói chứ, đéo gì phải xoắn?
Ấy là chưa kể cái sự dễ dãi hôm nay nó tạo ra khá nhiều sự dễ dãi khác và cái sự nhiễu nhương ấy không ai khác ngoài con cháu của bạn phải gánh lấy đấy chứ chẳng ai vào đó gánh thay. Bố mẹ bầy nhầy đừng trách con nhơ nhuốc. Còn nếu bạn chỉ muốn sống cho đời bạn thôi, mặc xác bọn con cháu (cho đúng cái tinh thần, cốt cách đậm đà bản sắc của người Việt) thì e rằng bạn không phải là đối tượng để đọc những dòng này. Nói cách khác, bạn nên tìm đến những bài viết ở đẳng cấp cao hơn mà tôi không thể với tới.

Cái gọi là...năng lực của Đàm Vĩnh Hưng
Làm sao mà tôi có thể tin rằng Phương Uyên (chị cả của nhóm Ba con mèo một thời - giám đốc âm nhạc của The Voice) cùng ca sĩ Ngọc Anh (Sao mai) sẽ tìm ra được những thí sinh chất lượng ở vòng sơ khảo nhỉ! Xâu chuỗi quá trình hoạt động âm nhạc của cả hai, dù muốn tôi cũng không thể tìm thấy lý do để lạc quan. Sự thiếu lạc quan ấy sẽ thăng hoa thế nào với những vị huấn luyện viên mà tôi vừa nhắc ở trên nhỉ! Thôi thì, ai hân hoan cứ việc, tôi thì không! Với tôi, dù có hơi chủ quan nhưng The Voice 2012 là một cái chết đã được báo trước khi danh sách của ekip ra đời.
Bạn biết không? Đôi khi danh sách không chỉ là danh sách mà nó còn cho thấy đằng sau cái danh sách ấy là gì, ekip của bạn là ai, tầm vóc của chương trình đến đâu và cả cái đích đến của nó nữa: đỉnh cao hay vực thẳm. Gì thì gì chứ ở showbiz, tôi tin rằng những tiên liệu của mình, hiếm khi sai.
Cũng rất hài hước ở chỗ có những kẻ quanh năm lúc nào cũng thấy khen, lúc nào cũng thấy ca ngợi và ai lỡ nói thật sẽ nhảy bổ lên vì…tổn thương. Khen luôn mồm thế chứ thi thoảng lại sâu sắc bất tử rồi ngơ ngác thắc mắc sao văn hóa của ta thấy cứ kỳ kỳ.  Mãi khen quá nên nó kỳ là phải, có gì để thắc mắc?

Lần đầu tiên diva lên tiếng về phát ngôn nghi ngờ khả năng dạy dỗ của Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà với các thí sinh The Voice. Chị khẳng định không hề “vạ miệng” và sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình.

- Khi Hồ Ngọc Hà “vỗ mông con đáp trả Thanh Lam” trên facebook, Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố “không nhìn mặt chị” và viết tâm thư ví Thanh Lam như “kiến độc” - chị ở đâu và vì sao không lên tiếng?
- Tôi đang lưu diễn ở Mỹ và không để những chuyện ồn ào dư luận làm ảnh hưởng tới công việc của mình. Tôi cũng như mọi người, đều có quyền lên tiếng và bày tỏ quan điểm và công chúng sẽ là người đánh giá nó. Tôi bày tỏ quan điểm về âm nhạc chứ không muốn lao vào việc đôi co tranh cãi không cần thiết.

- Hỏi thật, chị có hối hận vì phát ngôn hồn nhiên, thẳng thắn của mình, nhất là khi để mất sự thần tượng của đàn em và bị hàng nghìn fan cuồng của người đó ném đá?
- Tôi đã đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm về những lời nói của mình và cũng không phải không suy nghĩ khi phát biểu trước truyền thông. Tôi không có gì phải ân hận về trách nhiệm và tình cảm với đồng nghiệp, nhất là với lớp ca sĩ trẻ.

- Ba lý do Đàm Vĩnh Hưng đưa ra về sự “nhỡ miệng” của chị: “Một là Thanh Lam bị "cài" mà không đủ bình tĩnh để nhận ra… Hai là, chị ấy đang có ý nhắc nhở mọi người rằng, Thanh Lam là số một và vẫn còn đấy, 'chúng mày' đừng vội vã láo lếu qua mặt chị nhé! Ba là, chị Lam là người rất nổi tiếng về 'bản năng' và nghĩ sao nói vậy nên chị ấy đang thể hiện chính mình một cách rất 'thật' và rất hồn nhiên” - có cái nào đúng?
- Đó là những đánh giá và suy luận của Hưng và Hưng có quyền được nói điều đó. Tuy nhiên, Hưng không phải là tôi nên làm sao hiểu tôi và biết những giá trị mà tôi coi trọng trong cuộc sống?

- Từng không ít lần “vạ miệng”, dù đã ở tuổi tứ tuần, trải qua nhiều dâu bể cuộc đời, chị có dự định thay đổi mình?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đó là "vạ miệng". Đơn giản đó là quan điểm của tôi, tôi sẽ bảo vệ nó và vẫn tiếp tục sống như tôi đã sống.

- Dù chị cho rằng, phát ngôn đơn thuần là quan điểm nhưng nhiều người lại cho là chiêu gây sốc PR cho dự án “Nguồn cội” chị làm cùng chồng cũ Quốc Trung. Chị nói sao về điều này?
- Tôi không muốn nói thêm về việc này nữa vì nó đã quá đủ ồn ào. Anh Trung cũng đã trách móc tôi về việc ầm ĩ này làm dự án của anh ấy có phần bị chìm lấp. Tôi thấy anh Trung nói đúng nên muốn khép lại việc này.

- Sau hai lần “Cầm tay mùa hè”, Thanh Lam lại tái ngộ Quốc Trung. Anh ấy đã “mời mọc” chị bằng gì để chị gật đầu?
- Trong công việc anh Trung luôn là người hiểu tôi và có trách nhiệm với chất lượng nghệ thuật. Anh Trung luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi nghệ sĩ khi tham gia cùng anh, vậy chẳng dại gì mà không nhận lời tham gia những dự án mà anh ấy thực hiện.

- “Nguồn cội” là sự giao thoa giữa âm nhạc Việt Nam và thế giới, với sự kết hợp của jazz, world music, nhạc điện tử, dân gian, thể nghiệm… tỏ ra kén người nghe trong khi Thanh Lam vẫn được biết đến với phong cách pop rock và những ca khúc đẹp, dễ hấp dẫn tai công chúng. Chị nghĩ sao về sự “liều mạng” của mình?
- Chúng tôi là những nghệ sĩ hướng đến những sáng tạo nghệ thuật mới. Những chương trình như thế này rất cần cho riêng nghệ sĩ chúng tôi và cả cho đời sống âm nhạc. Thói quen của khán giả và cả sự thiếu dũng cảm của những người làm nghề đôi khi làm giảm đi sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Có rất ít cơ hội và rất khó để tôi có dịp thể hiện cá tính âm nhạc.Tôi vẫn phải hát những bài hát xưa như những ca sĩ khác dù thực lòng tôi muốn hát những ca khúc mới của mình.
By HC
(Có sử dụng thông tin của Vnexpress)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét