Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

VIỆT NAM - ASEAN, BẢN ĐỒNG CA LẠC NHỊP

Vùng Đông Nam Á có hình thái đặc biệt. Một số nước như Fi lip pin, Malaisia nằm riêng biệt giữa đại dương và một số nước gắn liền với lục địa, như Việt nam, Lào, Thái lan và qua đó, số phận của hai nhóm này cũng khác nhau.

Những nước nằm bơ vơ giữa đại dương ngay từ thế kỉ 15 đã bị thực dân Bồ đào Nha, Hà lan và Tây Ban Nha cướp bóc. Còn lại những nước nằm trong đất liền thì mãi tớ thế kỉ 18 nhà nước đại Pháp mới có thể ngó ngàng tới. Không phải những nước đó mạnh hơn những nước ngoài khơi mà do là cái sân sau của TQ, dù dưới danh nghĩa độc lập và chỉ khi nhà Thanh yếu, Trung hoa bị xé lẻ mới có cơ hội nhảy vào chiếm thuộc địa.

Chính do vị trí địa lí hoàn toàn khác biệt như vậy nên các nước vùng DNA không bao giờ có hoàn cảnh hay quyền lợi giống nhau, nhiều khi còn đối chọi nhau. Cho nên trước kia có một số ý tưởng thành lập vùng DNA thành một khối giống như thị trường chung châu Âu đã tan thành mây khói.

Trước kia một thời, DNA đã từng là một khối “thống nhất” với hệ thống chính trị là ASEAN và liên minh quân sự là SEATO nhưng thực ra là do Mỹ bắt nhốt chung một chuồng để tạo hậu thuẫn cho cuộc chiến ở Việt nam và khi Mỹ ra đi thì ai về nhà nấy.

Hiện nay khối ASEAN vẫn tồn tại, hàng năm vẫn họp và có chủ tịch luân phiên. Thế nhưng chưa có một tổ chức liên minh nào lại hình thức, vô bổ và nhiều khi lại đi đêm vì quyền lợi sau lưng thành viên khác như tổ chức này. Ai cũng biết là nói dối nhưng vẫn kí kết, vẫn ra nghị quyết rồi ra về lại thực hiện khác hẳn. Điển hình là vấn đề tranh chấp biển Đông. Sau khi ASEAN thống nhất sẽ đứng chung một phía để tạo lập trường và sức mạnh đàm phán với TQ thì sau đó VN lại đi thỏa thuận riêng với TQ và Phi luật tân lại liên kết quân sự với Mỹ. Điều nguy hiểm nhất là VN. Phía VN vẫn ngây thơ câu giờ với hi vọng sẽ có biến chuyển từ động thái bên ngoài. Sau khi Mỹ thả bóng bắt mồi bằng tuyên bố và các cuộc hội thảo thăm viếng quân sự thì gặp phải sự phản đối quyết liệt của TQ cộng với sự lừng chừng của VN thì nay Mỹ đã quyết. Mỹ tuyên bố châu Á Thái bình dương là tương lai của nước Mỹ và Mỹ không chọn Biển Đông làm nơi tranh chấp mà nhả ra cho TQ nhưng chọn Phi Luật tân làm điểm án ngữ cửa ra vào và thành lập căn cứ quân sự phía bắc Úc châu, lúc cần sẽ với ra Biển Đông. Hiện nay Mỹ đã cung cấp tàu thuyền cho PHI luật tân. Đây là giải pháp có thể chấp nhận cho tất cả các bên : TQ rảnh tay ở Biển Đông, Phi luật tân được bảo vệ, Úc thoát cơn ác mộng Trung Hoa(Ác mộng như thế nào tớ đã viết ở trong này, ai quan tâm tìm đọc), còn Mỹ vẩn canh chừng được TQ(xem bản đồ). Chỉ có VN bị bỏ rơi, bây giờ nên đi đâu mọi người tự hiểu.

Bây giờ đi vào từng nước vùng Đông Nam Á, tất nhiên chỉ khoái quát, điểm nổi bật. Viết dài ai đọc.

Trước hết là Thái lan.

Trước hết là sự ngộ nhận. Thái lan chẳng phải là nền kinh tế mà VN phải noi theo. Có tới 80% thực lực nằm trong tay Hoa kiều. Bảo TL có tự do dân chủ, bé cái nhầm. Đó là nền độc tài có hai màu : Áo đỏ và áo vàng. Mà người Việt cứ thấy hai trở lên gọi là đa nguyên đa đảng. Quyền lực thực sự nằm trong tay gia tộc nhà vua và các tướng lãnh. Hai thành phần này không những đặc quyền đặc lợi về kinh tế mà còn uy thế tôn thờ bất khả xâm phạm, cả về ý nghĩ trong đầu con dân, không khác gì lãnh chúa thời trung cổ. Thủ tướng trước kia Thạc sỉn bị kết tội tham nhũng, mà quan chức TL ai chả tham nhũng, đến nỗi phải bỏ của chạy lấy người nhưng đằng sau tội này còn có tội không thể dung thân : Định xây dựng một xã hội dân sự không bị chi phối bởi hai thành phần trên kia.

Xã hội Thái có nền văn hoá mở, quan hệ với tất cả các nước nhưng đối với người Việt nhỏ hẹp. Người Việt bị tập trung vào mấy làng sống quanh đó, đã sống qua ba bốn đời mà không cấp giấy tờ. Ra đường không dám nói tiếng Việt, sợ bị kì thị. Người viết bài này đến thăm một gia đình mà khi trẻ con trong nhà ra ngoài hết mới trò chuyện bằng tiếng Việt.
Trí thức Thái hơn Việt là có trách nhiệm với xã hội hơn, do đó xã hội ít cái bức xúc hơn do họ tham gia, ngoài luồng chính, vào công tác xã hội.

Bây giờ đến Singapore.

Sing là nước có thu nhập cao, so với cả thế giới. Xã hội văn minh. Báo chí VN nói nhiều, có lẽ cũng không cần nhắc lại.

Thế nhưng, vâng, lại có chữ nhưng. Cả thế giới chả ai muốn theo mô hình của Sing.
Sing theo chế độ độc tài, cha truyền con nối. Cũng có đảng đối lập, thủ lĩnh đối lập nhưng cứ sắp đến ngày bầu cử lại bị ra toà vì tội trốn thuế, buôn lậu và vô khám.

Người ta ca ngợi thủ tướng Sing đi họp nước ngoài bằng vé máy bay giá rẻ nhưng không nói chính vợ thủ tướng được cất nhắc vào ghế chủ tịch quĩ bảo hiểm rất lớn gì đấy, quên mất tên rồi, gây bao Scandal .

Pháp luật rất nghiêm minh với ma túy. Chỉ cần vài gram là bị tử hình. Trước có vụ Nguyễn Tường Vân, Việt kiều Úc bị bắt vì quá cảnh qua Changi và bị kết án tử hình. Cả nước Úc thỉnh nguyện thư xin ân xá. Thủ tướng Úc đích danh nói chuyện qua điện thoại với thủ tướng Sing. Chưa hết, đi họp ở nước ngoài cũng tìm cách gặp riêng xin ân xá nhưng cương quyết không. Có thật cha con họ Lý chê ma túy không? Trước kia có tay trùm đánh bạc và buôn lậu, kể cả ma túy ở Macau được Lý Quang Diệu trải thảm đỏ đến đầu tư vào Sing. Trước có viết một bài về chuyện này ở forum khác mà giờ tìm không ra.

Có vài ý kiến, kể cả các hải đăng trong tnxm này, rằng VN cần một độc tài như tổng Lý.
Nhưng nền KT Sing chỉ có khoảng vài triệu miệng ăn cộng lợi thế cảng biển và điều quan trọng, Sing phát triển từ lâu mà cả nước không có nổi lấy một vài hãng tên tuổi cùng sản phẩm đặc trưng như bên Nam hàn và Đài Loan : Sam sung LG, Gigabyte Logitech Foxxcon...Ngay cả TQ còn có các đại gia như Huewei, BuildyourDream...

Chưa kể, xã hội độc tài như Sing con người méo mó, mỗi người là một công an, người nọ kèm người kia. Xã hội tiệt trùng đến độ con người mất khả năng giao tiếp bình thường do không có điều kiện cọ sát. Thanh niên nam nữ lớn lên không có khả năng giao tiếp làm quen, lập gia đình dẫn đến khủng hoảng xã hội. Hiện nay nhà nước khuyến khích mở các lớp dạy giao tiếp xã hội cho thanh niên và vụ nào thành vợ chồng được lĩnh thưởng tiền từ nhà nước. Bạn nào ở Sing chắc biết rõ hơn mình.

Bây giờ nói về Việt Nam.
Nhưng đề post sau, vì đã quá dài.

Nhưng cũng rất ái ngại, vì nói về VN cho các bạn VN nghe liệu có ai muốn ?

***


Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt - Quê hương tôi.

Có lẽ cái tên Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất cuối thế kỉ hai mươi trên thế giới.
Vào thời kì đó, do tác động hoạt động mạnh khác thường của mặt trời, mạnh nhất kể từ sau thời kì Phục hưng ở thế kỉ 15, nền văn minh của loài người phát triển rực rỡ. Kinh tế phát triển, văn hoá nghệ thuật bùng nổ. Nhiều thể loại nghệ thuật hiện đại ra đời, nhất là âm nhạc. Nhiều ban nhạc với những ca khúc nổi tiếng xuất hiện, đánh dấu một hình thức nhạc mới, mà ta quen gọi là nhạc nhẹ. Và đừng quên rằng, chính thời kì này con người nghĩ ra ngôn ngữ máy tính, tiền thân của nền kĩ thuật số ngày nay.

Thế nhưng người Việt nam lại tận hưởng động năng của vũ trụ vào chuyện binh đao khói lửa.(Người Trung quốc cũng bị kích động rầm rộ qua cách mạng văn hoá..)
.
Như vậy, cùng một cơ hội, cùng một khả năng nhưng mỗi dân tộc bùng phát theo các kiểu khác nhau. Âu cũng là số phận?.

Trước hết ta đi lại từ đầu.

Từ thủa xa xưa, khi trái đất đã hình thành ổn định, đã có sự sống thì mảnh đất hình chữ S chưa có. Hoạ chăng chỉ có dãy Trường Sơn sát biển và vùng đồi núi, vị trí tỉnh Vĩnh phú ngày nay. Do phù sa của các sông từ phương bắc cộng với việc mực nước biển giảm, biến vùng quanh dãy Trường Sơn thành bãi bồi, con người từ các xứ kéo xuống sinh sống. Hay nói cách khác là dân ngụ cư, và đây là sự bắt đầu của bi kịch.

Thổ dân chính, hay dân gốc quanh Trường Sơn là Mon-Khmer (xin xem lại “Sự hình thành tiếng Việt”, tớ đã viết trong này) là nhóm dân chính vùng Đông Nam Á, có nguồn gốc từ sắc dân Ấn. Hàng xóm với vùng DNA còn sắc dân khổng lồ khác ở phương bắc: Người Hán.
Một sự bất hạnh cho những sắc dân khác là người Hán nhiều và sinh sôi nảy nở rất nhanh và luôn luôn phải bung ra tìm không gian sinh tồn cho mình, chiếm đất di dân. Chính đế quốc La Mã cũng sụp đổ cũng vì người Hán bung ra ép các sắc dân khác (Anh Nguyễn Gia Kiểng bên Pháp đã viết một bài về chuyện này).Và người Hán tràn xuống phương Nam một mặt tàn sát thổ dân một mặt đồng hoá bằng phối giống. Và người Kinh hiện nay, chiếm đa số tuyệt đối của người Việt, chính là sản phẩm của sự giao phối đó. Điều đó có nghĩa là dân tộc Việt không phải là thuần chủng, là hợp huyết. Không riêng gì VN, trên trái đất, những dân tộc nào hợp huyết đều vất vả, không sáng chế phát minh sáng tác về kinh tế triết học nghệ thuật ...gì cả, ngay cả ở châu Âu(ví dụ Rumani, Bungari..) hay các nước châu Mỹ La tinh.

***


Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt- Quê hương tôi.

Như đã nói ở phần trước, trong dòng máu người Việt Nam luôn luôn có sự xung đột sinh học đến từng phân tử ADN giữa hai bản sắc, từ đó dẫn đến sự trăn trở suốt chiều dài lịch trình tồn tại và phát triển, không biết mình thuộc về đâu. Điều đó có cái dở và cái hay. Cái dở là không có một chiều sâu văn hoá đích thực, mạnh mẽ và đặc trưng. Nhưng chính cái dở đó lại là vũ khí không bao giờ mòn cũ đối với sự đồng hoá từ bên ngoài, nhất là từ phương bắc. Với nền văn hoá làng nhàng đó thì lúc nào cũng xề xòa dễ dãi khi giao thoa tiếp cận với các nền văn hoá khác, nhưng chỉ bề ngoài. Và đi xa hơn nữa, vì không có chiều sâu nên không có những qui chuẩn khắt khe cho nên khi tiếp cận những giá trị của các nền văn hoá khác thường được đơn giản, xào nấu cho phù hợp với bản sắc của mình và tự nhiên đến lúc nào đó nghiễm nhiên trở thành giá trị đích thực của riêng mình, khác, nhiều khi rất khác so với nguồn gốc cũ. Có thể kiểm chứng qua việc phát triển tiếng và chữ viết, phong tục tập quán vvv... Do vậy, một số người lo hiện nay sự xâm nhập của phim ảnh sách báo Tàu làm đồng hoá là không có căn cứ. Dân tộc Việt đã có kinh nghiệm từ ngàn năm nay là sẽ ngậm viên đạn bọc đường, mút cho hết đường rồi nhè viên đạn trả lại đối tác. Xưa văn hoá Pháp, rồi Nga, rồi Nhật và gần đây nhất là Nam hàn chỉ đi qua rồi không ở lại thì văn hoá Tàu cũng chung số phận.

Điểm nổi bật của Dân tộc Việt kiên cường chống ngoại xâm, không bị đồng hoá, mặc dù có đến nghìn năm bị đô hộ. Ngoài nguyên nhân đã nêu ở trên là trong cấu tạo phân tử có ADN vị Hán như liều Vácxin chống Hán được tiêm trước còn nằm phần chính ở phía kẻ đi đô hộ. Từ xa xưa, chính quyền phương Bắc coi họ là dân ưu việt, là con trời, gọi các sắc dân khác, nhất là ở phương Nam, là man di mọi rợ. Do đó khi đô hộ Việt nam, họ luôn luôn chia khoảng cách giữa Việt và Hán, tạo sự căm hờn của người Việt, chỉ chờ dịp là vùng lên. Mà dịp và cơ hội thì thiếu gì : Bất ổn, chính biến bên cố quốc, bệnh tật do khí hậu ẩm ướt phương Nam. Sự việc có lẽ khác, có thể đồng hoá được dân Việt nếu như các con trời chịu khó hoà đồng cùng dân Việt, cùng nếm mật nằm gai và dân Việt ưa nịnh, (Theo ngôn ngữ ngày nay là thích được cả thế giới ca ngợi) bồng bột tình cảm, ít hành động theo lí trí. Nhưng lịch sử không có chữ “nếu”. Và cho đến ngày nay, thái độ đó của Trung Hoa cũng không thay đổi. Không riêng gì TQ, cả Mỹ cũng vậy, nên thất bại. Riêng về Mỹ và thời hiện đại sẽ có một bài viết dài trong thớt này.

Nhưng sự hung hãn, bành trướng của dân tộc Hán, mà dân tộc nào mà chả muốn bành trướng, có điều có sức hay không, lại giúp cho VN có mảnh đất trọn vẹn như ngày hôm nay. Chính vì sự bành trướng o ép thường xuyên từ phía Bắc mà cha ông ta bắt buộc phải mở cõi xuống phiá Nam, đồng hoá các quốc gia khác nhỏ hơn. Và đừng quên rằng, sáu tỉnh Nam Bộ thuộc hẳn về Việt nam là công của những người Hoa di cư chạy loạn khai phá mở mang. Cho nên về lục tỉnh ta thường thấy rất nhiều dân cao to trắng trẻo, khác hẳn dân gốc Khmer nhỏ và da sạm.

***
Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt- Quê hương tôi
Tính đến thời điểm 2011 thì triều đại nhà Nguyễn là rực rỡ nhất trong suốt quá trình hình thành, dựng nước của người Việt. Chính nhà Nguyễn đã để lại cho nước Việt một lãnh thổ rộng lớn từ bắc tới nam, và trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta đã để cho ngoại bang xâm gặm nhấm mảnh đất của tổ tiên để lại.
Thời nhà Nguyễn cũng có một hào kiệt lừng lẫy, Nguyễn Ánh. Ngài cũng bôn ba hải ngoại ,cũng nếm mật nằm gai phục chí lớn. Việc Ngài mượn quân Xiêm đánh anh em Nhà Tây Sơn được sử gia cuối thế kỉ hai mươi gọi là cõng rắn cắn gà nhà là hoàn toàn không thuyết phục. Gà nhà là dân Việt, thì vẫn còn đó, không ai cắn cả. Có chăng chỉ là hai thế lực phong kiến tranh giành quyền thống trị, ngai vàng. Và quân Xiêm cũng không chiếm đóng, Nhà Nguyễn cũng không bán đất cho xứ Xiêm La.
Nguyễn Ánh đánh bại anh em Nhà Tây Sơn là hồng phúc lớn của dân tộc. Nguyễn Huệ Quang Trung tuy có công rất lớn trong việc đại phá quân Thanh nhưng khi trị vì thời bình đã không có khả năng lập một guồng máy trị vì, dù chỉ là phong kiến, hoạt động hữu hiệu. Dân tình khổ sở, nạn kiêu binh, xã hội nhiễu nhương. Ngay vừa mới thắng quân Tàu, Quang Trung lại mở hẳn một viện ngâm cứu sách cổ lỗ từ bên Tàu mặc dù lúc đó bên họ đã dịch những cuốn sách của phương Tây về khoa học kĩ thuật hay xã hội, ví dụ như Voltaire.
Thuyền to thì sóng cũng to. Nhà Nguyễn lại kết thúc bằng việc đô hộ của người Pháp. Xưa kia kẻ thù là phong kiến phương Bắc, tuy mạnh và đông nhưng ta và thù luôn luôn trong trục ngang của thời gian, cùng thời đại, nên ta bao giờ cũng có cơ hội, lúc nhiều hay ít, đánh bại sự xâm lược của họ. Lần này, kẻ thù là Pháp, tuy ở xa nhưng họ đã đi trước ta một thời đại, với thời gian khoảng 50 đến 100 năm, ở phía trên trục dọc của thời gian nên ta bất lực .Nhà Nguyễn sai lầm vì trước đó không canh tân đất nước? Câu trả lời là không thể. Trong lịch sử, ngoài thời gian bị đô hộ, lúc độc lập tự chủ thì VN vẫn phải làm chư hầu, thuần phục cho Trung Hoa. Và điều đương nhiên hình thái tổ chức cộng đồng, cơ cấu bộ máy cai trị từ đó kéo theo mức phát triển tất cả mọi mặt đều là cái bóng của họ. Và lúc đó, tình hình Nhà Thanh cũng lạc hậu không kém, cũng bị các hế lực phương Tây xâu xé. Và mối tương quan hình bóng đó vẫn đúng cho ngày hôm nay. Tuy thời hội nhập, toàn cầu hoá nhưng VN vẫn là bản sao không hoàn chỉnh, và tệ hơn nữa, không dám đi chệch ra khỏi cái bóng của họ. Một ví dụ nhỏ là trong việc tranh chấp Biển Đông, phía VN muốn quốc tế hoá để tạo thêm sức mạnh nhưng TQ đã dằn mặt bằng việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Sau đó các phái đoàn phải sang Bắc kinh hứa không được rủ rê ai vào Biển Đông. Một cán bộ cao cấp của bộ ngoại giao VN đã chính thức nói trước các nhà trí thức khoa học rằng hành động đó của TQ là “Thương thì cho roi cho vọt”. Một nguyên lí không biết bao giờ mới đổi: Chừng nào TQ chưa thay đổi thì đừng mong VN thay đổi, từ kinh tế thị trường định hướng XHCN đến tư nhân được phép làm kinh tế đến dân chủ đến.....vvvvv.
***

Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt- Quê hương tôi
Khác ở những nơi khác, Pháp vào Việt nam bị kháng cự quyết liệt, điều đó thể hiện cái bền bỉ chống ngoại xâm của dân Việt . Họ phải mất một thời gian dài mới dẹp được các cuộc khởi nghĩa.
Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu thất bại là điều đương nhiên vì đối với kẻ thù đi trước họ về thời gian mà vẫn dùng các phương pháp từ ngàn xưa. Chỉ sau này, khi những người cộng sản dùng phương thức hiện đại, đấu tranh bằng chính trị, mới làm cho Pháp lo ngại, sẽ nói rõ ở phần sau. Giả sử các sĩ phu hồi đó mà thắng Pháp thì cũng chỉ kéo lùi lịch sử của dân tộc, rồi lại nằm chờ, sẵn sàng làm mồi cho các thế lực thực dân khác.
Sau khi ổn định tình hình, Pháp mới bắt đầu rảnh tay khai phá VN. Mặc dù với chiêu bài khai phá văn minh nhưng mục đích chính là vơ vét tài nguyên nên những gì thực dân Pháp làm tại VN khác với các loại thực dân khác ở chỗ khác. Các ngành công nghiệp khai mỏ, đồn điền được đầu tư tối đa, còn lại bỏ hoang hầu như các lĩnh vực khác. Một số nhà cửa, khu phố hay các cơ sở hạ tầng được xây cất, nhưng chủ yếu để phục vụ bọn thực dân da trắng. Ngày nay mọi người ca ngợi kiến trúc Pháp ở VN, nhất là Hà nội hay Đà lạt, đó là điều mù quáng, nếu không nói là ngu xuẩn. Nó chỉ là bản sao cẩu thả của kiến trúc Paris của thế kỉ trước, mang đậm phong cách kiến trúc vùng ôn đới, phần lớn là không gian khép kín chứ không mở như vùng nhiệt đới. Ngợi ca khu phố Pháp xây như Phan Đình Phùng, Quan Thánh... không bị ngập lụt khi mưa xuống mà mắt đui không chịu thấy nó nằm trên khu đất cao, vùng đất thấp dành cho dân bản xứ. Cứ nhìn cách thiết kế thoát nước của thành phố Hà nội : Nước trong nhà chảy ra phố, theo dọc vỉa hè rồi mới xuống cống mới thấy kĩ nghệ xây dựng của nhà nước đại Pháp nó văn minh cỡ nào, trong khi đó, lúc đó, ở châu Âu xây cống ngầm là điều bắt buộc.
Cả xã hội VN lúc đó là bức tranh nham nhở của một đất nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. Cũng nên thừa nhận những điều tích cực mà người Pháp đem lại, ví dụ cách tổ chức guồng máy hành chính hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, người An Nam tạo được tầng lớp trí thức đủ mọi ngành nghề hiện đại chứ không như lúc trước chỉ nhai đi nhai lại mấy vần thơ của các ẩn sĩ trong hang núi.
Nhiều ý kiến ngày nay cho rằng đạo đức xã hội ngày nay tồi tệ hơn thời Pháp thuộc. Không đúng.
Với chính sách ngu dân để trị, thực dân Pháp cố tình dùng mọi thủ đoạn kìm hãm dân trí, tàn phá môi trường đạo đức. Cả xã hội lúc đó lũ lưu manh nhiều hơn người lương thiện. Nạn nghiện ngập ma túy tràn lan. Chuyện chạy lớp chạy trường đã có từ hồi đó (Xin xem Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc). Ngoài việc bóc lột tài nguyên, thực dân Pháp còn thả lỏng cho các quan lại bản xứ cướp bóc dân Việt. Dân ta một cổ hai tròng.
Dân thường thì lam lũ, mải kiếm ăn quên nhục mất nước. Dân có học thì cố vào làng Tây để chứng tỏ mình không phải là đồng hạng với lũ mọi bản xứ. Chuyện muốn lên chức bổng lộc của các quan chức Việt thì tối thứ bẩy, chủ nhật phải để cho quan Tây đến đón vợ mình đến nhà riêng chơi là thông lệ. Ngày nay cũng có việc chạy chức chạy quyền nhưng trắng trợn như thế thì chưa bằng ngày xưa.
Người viết những dòng này trước kia cũng nghĩ rằng việc thực dân Pháp chiếm VN làm thuộc địa, ngoài chuyện mất, còn có cái được là giúp ta tiếp cận nhanh nền văn minh thế giới. Nhưng cái ngộ cũng phải có thời gian, và đã ngộ ra không phải là như vậy. Mà ngược lại. Nhiều nước cũng phong kiến, nhưng không bị thực dân hoá, nay lại tiếp cận nền văn minh thế giới nhanh hơn VN. Việc Pháp vào VN, lúc đầu có vẻ giúp nhanh việc tiếp cận, nhưng về đường dài làm chậm chân trong hội nhập với cộng đồng, gián tiếp cũng như trực tiếp. Những gì Pháp làm tại VN như anh trên tỉnh dẫn anh nông dân lên thành phố, thay vì dạy nghề ngỗng đàng hoàng lại chỉ bắt làm tạp dịch ôsin khuân mướn, lúc sang thời mới, lại phải tập đi lại từ đầu.
Lại có ý kiến cho rằng, người Pháp, qua Bá Đa Lộc đã giúp ta được chữ viết theo hệ La tinh .Theo tớ cũng sai luôn. Nên nhớ Bá Đa Lộc nghĩ ra chữ viết Việt chỉ để truyền đạo cho dễ dàng do nó rất đơn giản, dễ hiểu. Đấy chính là điều tai hại lớn. Trên thế giới những dân tộc nào có ngôn ngữ phức tạp chặt chẽ thường là văn hoá, sau đó kèm theo tri thức, rồi các lãnh vực khác ...rất phát triển . Ngược lại những dân tộc có ngôn ngữ chữ viết đơn giản thường lười tư duy, văn hoá nghệ thuật chỉ làng nhàng. Việc người Pháp tặng ta chữ viết chả khác gì anh đang nằm ngửa chờ sung rụng nay có người vác hẳn thúng sung để bên cạnh.
Có lẽ sự có mặt của người Pháp tại VN, theo tớ, có mặt tích cực to lớn duy nhất và vô giá .Đó là xác định ranh giới lãnh thổ của nước VN bằng giấy trắng mực đen qua bản đồ đã kí với nhà Thanh. Điều đó giúp cho các chính quyền và thế hệ sau này tiết bao nhiêu công sức phiền lụy, xương máu. Nhất là hai vùng biên giới nhạy cảm là phương Bắc và Tây Nam.
Hiện nay ta giữ được lãnh thổ như trong bản đồ người Pháp làm cho ta cũng chưa chắc đã nổi.
Kì sau :Sự đấu tranh của người Việt chống chế độ thực dân Pháp và sự xuất hiện của những người cộng sản. 

***

Trái với những lo ngại căng thẳng mà thời gian tất cả mọi người VN yêu nước đều bận tâm về mối nguy cơ ăn hiếp lấn át của một TQ đang vùng dậy, vị thế của VN ngày nay đối với TQ là mạnh nhất so với tất cả các thời kì lịch sử của dân tộc. Xưa kia cha ông ta lúc thì bị đô hộ, lúc độc lập lúc nào cũng nơm lớp lo sợ họ lại tràn xuống. Thời hiện đại khi ta vỗ ngực là anh hùng, từng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ thì chính là lúc yếu đuối nhất so với TQ. Lúc đó ta không thể đứng nổi bằng chính đôi chân của mình mà phải dựa hoàn toàn vào họ, từ viên đạn khẩu súng đến thỏi lương khô bỏ miệng, nên họ cướp biển lấn đất cũng ngậm đắng nuốt cay. Nay so với TQ ta vẫn yếu, nhưng ít ra không bị trói tay trói miệng như ngày xưa vì hai lẽ : Kinh tế cũng có thể tự lập và hoàn cảnh thế giới cũng thay đổi, VN cũng như TQ không thể đơn phương gây chiến mà không sợ làm phiền đến ai đó.
Như tớ đã viết ở những post về VN - TQ, chuyện lình xình cắt cáp ngoài Biển Đông là phản ứng cảnh cáo cuả TQ qua việc VN, do hoàn cảnh bị ép có nguy cơ mất biển đảo, đã có ý đồ quốc tế hoá tranh chấp, tức là định lôi Mỹ vào, nhằm hậu thuẫn trước TQ khổng lồ. Nhưng tiếc thay Mỹ cũng lừng chừng không dứt khoát, tuyên bố nửa vời và mới đây Mỹ đã quyết định bỏ rơi VN, chọn Philipin và Úc làm đối tác tranh chấp biển đông. Thông điệp của Mỹ quá rõ ràng: Cương quyết cảnh giới lưu thông thuyền bè qua phía nam biển Đông và đứng ngoài vùng tranh chấp trong biển Đông.
Phía VN không còn lựa chọn nào khác trước một đối thủ khổng lồ, là phải chấp nhận phương án của TQ: Chỉ giải quyết song phương. Và hàng loạt các phái đoàn của VN, từ bộ ngoại giao, quốc phòng, đến tổng bí thư phải sang Bắc kinh để cam kết với TQ. Đến bộ trưởng quốc phòng và tổng cục trưởng tổng cục chính trị cũng phải vào sứ quán TQ ở Hà nội để làm rõ quan điểm.
Do đó, theo ý tớ, giữa TQ và VN trong vòng 20 năm nữa sẽ không có cuộc đụng độ quân sự nào xảy ra. Việc mua sắm vũ khí của VN không phải để đối phó với TQ, mà là nâng cấp thường kì quân dụng trong mặt bằng chung của quân đội những nước khác, khi điều kiện kinh tế cho phép. Còn nói chuyện vài cái tầu ngầm, vài chục chiếc máy bay để chống lại được TQ thì chỉ là trò cười. Chưa nói đến việc làm chủ được kĩ thuật tầu ngầm trong tác chiến VN cần phải có thời gian dài. Và tàu ngầm muốn tham chiến được trước hết phải có căn cứ hải quân với trang bị hiện đại làm công tác hậu cần, và hệ thống vệ tinh dẫn đường khi ra trận, cái đấy VN chưa có.
Mình có đọc đâu đó ở trong này rằng đánh Mỹ còn không sợ nữa là với TQ. Xin thưa xưa đánh Mỹ còn có các nước khác chống lưng, cần máy bay họ cho,cần tên lưả họ chở sang. Nay phải tự mình đi mua hết, mà lương của bạn mua được mấy viên đạn?
Do vậy “mối tình” VN - TQ sẽ còn êm dịu mãi mãi cho đến khi ý đồ của Mỹ thay đổi. Nhưng trái với các chuyên gia dự đoán, trong tương lai, theo ý tớ, sẽ không có xung đột giữa Mỹ và TQ. Mỹ sẽ nhượng bộ TQ trong một vài điểm nào đấy và hai bên cùng tồn tại xen kẽ chia chác quyền lợi. Xung đột lớn trong tương lai sẽ là giữa TQ và Nga. Khả năng Nga sẽ mất vùng viễn đông là rất lớn. Tiếc thay Nga cho đến nay vẫn lẻ loi, chưa có một đồng minh nào, trong khi đó Úc đã nhanh chân quàng vào Mỹ trước hiểm họa Trung hoa.
Nhưng các bạn chớ mừng vội, tuy không có nguy cơ đụng độ quân sự nhưng nguy cơ khác trước vấn nạn Trung hoa của VN còn hiểm nguy hơn nhiều. Đó là diễn biến hoà bình kiểu TQ đang diễn ra trên từng lãnh vực trên đất nước VN. Hai vấn đề hiểm nguy nhất là lãnh vực kinh tế và nhập cư trái phép. Những chuyện đó không hẳn là do chỉ đạo của chính phủ TQ, mà đơn giản ta kém hơn họ. Hàng hoá họ rẻ hơn tốt hơn, sản xuất ta tê liệt. Ngay khi ta sản xuất tốt, nhưng chỉ bán được và xuất khẩu được do giá bán ra hợp lí cũng chỉ nhờ mua được nguyên liệu của TQ giá rẻ, tức là ta phu thuộc họ. Còn nhiều chuyện thu mua buốn bán của lái thương, vệ sinh an toàn thực phẩm có xuất xứ từ TQ...
Xưa có vị hiền triết đã nói : Chiếm được thành mà không cần động binh ấy mới là tướng giỏi.
Xin người Việt Nam nhớ cho.
***
Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt- Quê hương tôi
Sau một thời gian sốc vì kẻ chiếm đóng quá mạnh mẽ nhưng dần dần do mâu thuẫn do quá trình chung sống cọ sát quyền lợi phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế cùng với xã hội, dân thuộc địa bắt đầu nảy sinh mầm mối chống đối. Có hai xu hướng chính : Cùng cộng tác học hỏi để có thời cơ sau này, hay, dùng bạo lực, kể cả mượn thế lực bên ngoài, như Nhật, để đuổi Pháp.
Điển hình của xu hướng thứ nhất là ý tưởng của cụ Phan Châu Trinh. Cụ chủ trương trước hết nâng cao dân trí, học hỏi người Pháp sau sẽ tìm cách cứu nước. Ngay thời đó chủ trương đó đã bị phản đối kịch liệt và tại thời điểm ngày nay, thế kỉ 21, nhiều trí thức VN đã lấy làm tiếc là dân tộc không đi theo hướng đó. Nhưng các trí thức đó đã luận điểm một quan điểm lịch sử mà không đứng trên bối cảnh lịch sử lúc đó. Thế lực thực dân da trắng, hay xã hội phương Tây hồi đó chưa cởi mở văn minh như bây giờ. Xã hội phương Tây cùng với chính kiến xã hội lúc đó còn rất dã man, coi các sắc dân da màu khác là đáng bị cai trị, phân biệt chủng tộc, không cho cơ hội mảy may nào tiếp cận. Do đó, ý tưởng của cụ Phan, áp dụng vào lúc đó, là ảo tưởng,chẳng khác gì ru ngủ dân ta ngồi im cho Pháp cướp bóc. Thật là nhầm lẫn lớn đánh đồng xã hội phương Tây thời thuộc địa, tích lũy tư bản hoang dã với xã hội phương Tây văn minh thời hội nhập bây giờ. Một sự kiện lịch sử phải xét trên bối cảnh lịch sử lúc đó, bằng không, chỉ là những ngụy biện nông cạn.
Xu hướng thứ hai, mà nổi bật có lẽ là cụ Phan Bội Châu, định mượn Nhật đuổi Pháp. Đây là sự ngây thơ về chính trị. Và cuối cùng thất bại là lẽ đương nhiên. Khi ra toà đại hình Đông Dương, Cụ phải một mực khẳng định không chống lại nhà nước Bảo hộ mới thoát án tử hình.
Ngoài ra còn có một số phong trào lẻ tẻ khác như Quốc dân đảng nhưng nặng về khủng bố hơn là có chiến lược lâu dài.
Sự xuất hiện của nhà nước Xô Viết với Lê Nin đã thổi ra một hướng gió mới cho những người yêu nước Việt nam. Họ đã nhận ra rằng muốn có thế và lực trước hết phải có hậu thuẫn của một đảng chính trị lấy số đông làm gốc, và không gì hơn là đảng cộng sản, lấy lực lượng vô sản làm nòng cốt.
Ba miền Bắc Trung và Nam kì đều có những tổ chức của đảng cộng sản hoạt động riêng rẽ độc lập. Chỉ khi Nguyễn Ái Quốc, theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, làm trung gian, hợp nhất lại, lấy tên là đảng cộng sản Đông Dương.
Nhưng những người cộng sản lại nhầm lẫn giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc. Vấn đề mất nước không phải chuyện riêng của giai cấp vô sản mà của cả các tầng lớp khác, cho dù lúc đó do vô ý hay bắt buộc, ít nhiều có dính líu tới thực dân Pháp. Với mục tiêu phản đế phản phong, trí hào địa đào tận gốc trốc tận rễ đã vô tình đẩy một lực lượng lớn của dân tộc sang phía bên kia chiến tuyến, và sớm muộn rồi cũng có cảnh nồi da nấu thịt.
Ngay cả khái niệm đảng của giai cấp vô sản lúc đó cũng không có sức thuyết phục. Thời thuộc địa, giai cấp vô sản VN chưa trưởng thành đúng nghĩa như giai cấp vô sản các nước công nghiệp phương Tây, nên chưa đủ phẩm và chất của một đảng vô sản, do đó có nhiều phần tử cơ hội lọt vào đảng, như nhận xét của quốc tế cộng sản.
Hơn nữa An nam lúc đó 95 % là nông dân, do đó vấn đề sở hữu ruộng đất, người cầy có ruộng là trái với quan điểm sở hữu nhà nước của nhà nước vô sản. Do sự mâu thuẫn đó, mà suốt chiều dài tồn tại, cho đến bây giờ, vẫn chưa có chính sách nhất quán về tư hữu, nhất là ruộng đất, là khả năng gây tiềm tàng bất ổn cho xã hội.
Với những thực trạng như thế, không thể làm cuộc cách mạng vô sản để giải phóng đất nước được. Và sau đó đã chứng minh, những người cộng sản đã tạm thời gác lại nhiệm vụ Phản phong, chỉ phản đế. Nhưng nhân tố thành công lại nằm hoàn toàn ở bên phía ngoài của VN cộng với các tổ chức chân rết của đảng cộng sản ở khắp cả nước đã giúp cho việc cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần trọng Kim thân Nhật. Và để tiếp theo cho cuộc cách mạng vô sản triệt để là câu chuyện nhiều máu và nước mắt.
***
Viết cho Việt Nam máu lửa nước mắt- Quê hương tôi
Viết về lịch sử VN cuốt thế kỉ hai mà không nói tới một nhân vật sáng chói, Hồ Chí Minh, thì không phải nói về lịch sử.
Cụ Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như tất cả các anh hào quang vinh của dân tộc như Lê Lợi, Quang Trung , do đó có nói thêm hay nói xấu cũng bằng thừa.
Nhưng vì phần lớn người Việt sống cùng hoặc cận kề với thời của Cụ, nên những nhận xét vẫn mang đầy cảm tính cá nhân, do sự chao đảo của thời cuộc mà vì số phận cá nhân vô tình hay bắt buộc, mà có những nhận xét nghiêng về chiều này và chiều kia.
Bài nói sơ qua sau đây, trong mục chung viết về Đông Nam Á, sẽ cố gắng tóm tắt một cách trung thực nhất về nhân vật lịch sử này, trên quan điểm khoa học xã hội, đứng ngoài các tranh chấp lợi ích về chính trị.
Trước hết, Cụ Hồ Chí Minh xuất thân từ mộtgia đình dòng họ sĩ phu . Thân sinh ra Cụ là bạn bè đồng tâm đồng cốt với các bậc tiền bối nhà nho yêu nước của Xứ Nghệ như Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu. Ông tổ của dòng họ là Hồ Hưng Dật. Dòng họ này trước đã từng hai lần làm Đế Vương nước Nam : Hồ Quí Ly và Hồ Thơm(Nguyễn Huệ) . Nên khi thành danh Cụ lấy lại tên là Hồ Chí Minh, họ cũ của ông nội Hồ Sĩ Tạo.
Ở Cụ Hồ Chí Minh, theo nhân tướng học Á Đông, là người có hội tụ tất cả những ưu điểm của người Á Đông, lanh lẹn, tinh tường, thông minh với đôi mắt sáng long lanh, tai dơi mặt thuôn hình chuột và đặc biệt có giọng nói rất ấm áp, ai cũng có thiện cảm, kể cả đối thủ, khi gặp mặt nói chuyện. 
Nhưng cũng vì là tiêu biểu cho người Việt Nam thì Cụ cũng có cái hạn chế tiêu biểu nhất của người VN: Không có tư duy sâu sắc và cho nên thiếu tầm nhìn chiến lược, đưa ra những lựa chọn gây thảm cảnh rất ghê ghớm trong những bước ngoặt của lịch sử đất nước, sẽ nói rõ ở sau trong từng trường hợp cụ thể.
Ngược lại, cách giải quyết tình thế rất nhanh trí, khôn khéo giúp cho đạt được rất nhiều thanh công. Và đặc biệt, trong lúc đàm phán tranh chấp hay công việc bình thường, Cụ thường tấn công theo ngả tình cảm cá nhân, lấy lòng đối phương. Ví dụ khi đi Pháp đàm phán về Hiệp đinh sơ bộ 6.3, Cụ cho Phạm văn Đồng làm trưởng đoàn đàm phán còn mình đi vận động vòng ngoài. Lúc đàm phán bế tắc, có nguy cơ bị tan vỡ, Cụ phải hai lần một mình lúc 2 giờ đêm mò vào nhà Bộ trưởng thuộc địa, trưởng đoàn đàm phán Pháp, nói chuyện “tình cảm”. Sau này, vị bộ trưởng người Pháp đó trở thành bạn thân của VN, hết lòng ủng hộ VN trong chiến tranh với Mỹ và là chính khách phương Tây duy nhất có mặt tại đám tang Cụ. Vào năm 1946 ở Hà nội, khi tiếp chuyện viên sĩ quan phái bộ Đồng minh, sau khi làm việc,Cụ đã mời cơm và dặn gia đình tư sản giúp làm bữa cơm đó phải tìm bằng được loại rượi mà viên sĩ quan đó thích uống. Lúc đó Nguyễn Tường Tam dựa vào Quốc dân Đảng chống phá chính phủ Lâm thời, Cụ phải vận động dân góp vàng và thuốc phiện đút lót Tướng Quốc dân Đảng và Cụ thân chinh bất ngờ đến nhà riêng thăm Nguyễn Tường Tam. Cụ cho cận vệ vào nói “ Cụ Hồ đến thăm anh đó “ Nguyễn tường Tam đang mặc đồ trong nhà nằm trên võng vừa nghe xong vội vàng đang xỏ dép đứng dậy thì Cụ xông ngay vào, làm cho chủ nhà hoàn toàn vào thế bị động. Hay trong lúc ốm đau được các y tá bác sĩ Trung quốc chăm sóc thì thích nghe bài hát Trung Hoa, chả phải vì mê nhạc Trung Hoa mà vì tính mạng mình nằm trong tay người ta, lấy lòng một chút. Hay mê món ăn sườn chua Quảng Châu, mặc dù các đầu bếp đã được học, cứ nhất thiết đại sứ Tàu tự nấu mới khen ngon...
Tư tưởng Hô Chí Minh, nếu có , là tư tưởng ưa dùng bạo lực. Ngay từ thời thanh niên khi sinh hoạt trong nhóm người Việt yêu nước ở Paris, Nguyễn Tất Thành luôn luôn đưa ra và bảo vệ lí lẽ đến cùng dùng bạo lực ngay tức thì đánh đuổi thực dân Pháp. Các sĩ phu đã nói ngay:”Anh nói dùng sức đuổi Pháp ngay bây giờ thì lấy gì mà đánh, chẳng khác chi nướng mạng dân đen cho giặc. Anh có muốn đánh Pháp thì anh hãy về nước ngay mà đánh, ở lại đây làm chi”. Anh Thành vẫn quả quyết “ Thế còn đợi cho Pháp đè đầu cưỡi cổ đến bao giờ nữa” Và sẵng giọng lại khi có một bác cao tuổi từ Mác xây lên Pari họp định phát biểu” Còn bác này nữa, lại muốn gì nữa đây”, làm bác phải im lặng.
Trước khi về nước, có bậc đại sĩ phu gửi bức thư ngỏ cho anh Nguyễn, nói việc nước có gì cứ hỏi anh Nguyễn nhưng Cụ cũng lưu ý là anh Nguyễn chưa lường hết được hậu quả của việc anh sẽ làm. Cụ đã lo ngại cách làm đó mang mâu thuẫn của thế giới về cho dân Việt, thành đại hoạ. Và Cụ đã có lý.
Hay trong thời đất nước bị tạm thời chia cắt, trước sự đắn đo thống nhất đất nước bằng hoà bình hay bằng bạo lực thì Cụ Hồ Chí Minh gọi ngay Lê Duẩn, một con người cương quyết dùng bạo lực trong Nam, và là người hoàn toàn xa lạ tại Trung Ương, ra ngoài Hà nội và trao cho chức bí thư thứ nhất đảng Lao động, nay là cộng sản Việt nam. Bằng cách đó Cụ đã quyết thống nhất đất nước bằng con đường bạo lực nhưng bên trong các cuộc phỏng vấn phát biểu vẫn nói yêu hoà bình ghét chiến tranh. Câu nói “ Ta có chính quyền trong tay các chú sợ gì” hay “ Cái đũa cong muốn uốn thẳng thì phải bẻ quá sang phía bên kia“ đã bật đèn xanh cho chính quyền của Cụ đàn áp không thương tiếc những người trái chiều. Khi đội cải cách kết án tử hình bà Năm, Cụ nói không muốn tử hình người đầu tiên là đàn bà, không đánh đàn bà dù chỉ bằng cành hoa nhưng dưới bút danh khác, cụ viết trên tờ Chiến Sĩ, tiền thân của báo Quân đội Nhân dân, bài “ Địa chủ ác thật”kể rằng địa chủ chủ Năm đã giết tới hai trăm nông dân. Còn tại sao lại có cải cách ruộng thì ta đi ngoài lề nói thêm một chút.
Cho đến thời điểm này, chưa ai nói đúng nguyên nhân chính của cải cách ruộng đất. Đúng? Sai? Hay thực hiện sai? Đi quá trớn?.
Cải cách ruộng đất đối với nạn nhân và xã hội miền Bắc là thảm khốc, nhưng đối với đảng cộng sản Việt nam là bước đi đúng đắn hoàn toàn cần thiết . Vì sao?
Trước khi giành được chính quyền, Đảng cộng sản là tổ chức ngoài vòng pháp luật, hoạt động bí mật. Cơ sở của đảng hoàn toàn không có gì, chỗ ăn ở còn phải nhờ người dân. Nhưng khi giành được chính quyền thì ngoài lực lượng chính trị cần phải có rất nhiều nhu cầu khác để hình thành một chính quyền, một bộ máy hành chính có thể hoạt động được .Từ cái trụ sở làm việc, cái ghế cái bàn để cán bộ ngồi hay những chi phí cho hoạt động của chính quyền cũng phải nhờ các nhà tư sản. Và chính quyền phải có giấy tờ, có người biết chữ làm sổ sách. Hồi đó dân ta hầu hết là mù chữ, tức là tầng lớp vô sản. Và để chính quyền hoạt động được tất phải có sự trợ giúp của những tầng lớp đã từng bám đít tây, tiểu tư sản, nhà văn bác sĩ nghệ sĩ địa chủ...Như vậy chính quyền vô hình chung, được xây dựng bằng vật chất cuả giai cấp tư sản và kĩ năng hoạt động được nhờ vào tầng lớp tri thức khác .Và mặc định, những người của hai tầng lớp đó, vì có công có khả năng nên đã nắm nhiều chức vụ trong chính quyền kháng chiến. Đảng cộng sản biết điều đó nhưng không thể làm khác được vì bản thân không dựng nổi một chính thể hành chính có thể hoạt động được, nhất là về kĩ năng và vật chất. Và cách mạng” vô sản ”Việt nam có lẽ sẽ chuyển dịch sang hướng khác nếu như Mao Trạch Đông không thắng Tưởng giới Thạch. Sau khi đảng cộng sản Việt nam đã tìm được người đỡ đầu là đảng CS Trung quốc. TQ họ chịu hoàn toàn trach nhiệm về tất cả mọi mặt, hành chính chính sách tổ chức cán bộ và tất nhiên về vật chất nên đảng cộng sản VN bắt đầu có đủ sức và nắm lấy cơ hội gạt những phần tử trên ra khỏi cơ thể mình. Và cải cách ruộng đất, người cầy có ruộng chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài của chiến dịch đó. Nhiều sĩ phu trí thức lúc sắp bị bắn mà vẫn kêu oan vì họ nghĩ rằng đảng chỉ làm cải cách RUỘNG ĐẤT nên nếu bắt họ là oan .”OAN CHO TÔI LẮM CỤ HỒ ƠI” là câu nói cuối cùng của nhiều nhà tư sản, trí thức ngay từ đầu mang tài sức tiền bạc theo Cụ Hồ đánh Pháp, trước khi bị đội cải cách xử tử.
Có một sự lầm lẫn lớn, nhất là phía hải ngoại, nói Cụ Hồ là người mang chủ nghĩa Mác Lê vào VN. Khi đảng cộng sản đang hoạt động mạnh mẽ nhất tại ba xứ Bắc,Trung và Nam kì thì Cụ hầu như vẫn đang đứng bên lề cuộc đấu tranh, đang làm cái chân nghiên cứu sinh vô bổ tại đại học Phương Đông Matxcơva. Chỉ khi Cụ làm liên lạc viên phụ trách chuyển giao thư từ từ Đông Dương tới Quốc tế Cộng sản và ngược lại thì mới bắt đầu bám rễ vào đảng cộng sản VN. Trong văn khố của trung ương đảng cộng sản Liên xô vẫn còn lưu tài liệu của tổng bí thư Hà Huy Tập phàn nàn Nguyễn Ái quốc tự động sửa đổi thư từ từ Đông Dương gửi cho Quốc tế Cộng sản .
Cụ Hồ là con người thực dụng, hiểu theo nghĩa tích cực, Pragmatisch, biến hóa khôn lường nhưng đối với tiêu chuẩn của người Cộng sản là vô nguyên tắc. Chính Stalin đã công khai nhận xét như vậy.
Cái vô nguyên tắc trầm trọng nhất là liên hệ với Lâm Đức Thụ. Mặc dù quốc tế cộng sản đã chính thức thông báo Lâm Đức Thụ là mật thám Pháp mà cụ vẫn dùng cơ sở của họ Lâm ở Quảng Châu làm địa điểm học tập cách mạnh cho các đảng viên từ Việt nam qua. Trong một cuốn hồi kí có viết, sau khi khoá học kết thúc, có chụp ảnh. Hồi đó chưa có phim mà chụp bằng miếng kính tráng nitrat bạc, Cụ Hồ giả vờ xem miếng kính rồi” lỡ tay” đánh rơi miếng kính chụp hình Cụ. Hà Huy Tập viết thư lên quốc tế cộng sản đòi khai trừ ra khỏi Đảng và đề nghị tử hình Nguyễn Ái Quốc.
Sai lầm về chiến lược lớn nhất là vào năm 1945. Khi Nhật đảo chính Pháp và sau đó phát xít Nhật đầu hàng đồng minh thì ở Việt nam đang có khoảng trống quyền lực, thời cơ chín muồi cho cướp chính quyền. Nhân cuộc tuần hành biểu tình của công chức Hà nội ủng hộ chính quyền thân Nhật của Trần Trọng Kim ngày 19 tháng Tám năm 45 thì Việt Minh lên khán đài giật Microphôn, kêu gọi lật đổ chính quyền, thành lập chính thể mới. Và đến ngày 2.9 tuyên bố độc lập. Và điều tai hại Cụ đã lựa chọn nhầm về chiến lược. Cụ đã không nhìn ra xu thế chung của khu vực là sự thắng thế đang đi lên của phe Xã hội chủ nghĩa và Việt nam không thể, không nổi tách rời và lực lượng nòng cốt của cách mạnh Việt nam lúc đó là Việt Minh có đến 90 phần trăm là lực lượng cộng sản, hoàn toàn có khả năng lập được một nhà nước chuyên chính lúc đó. Nhưng Cụ đã chọn cho VN là một nhà nước Cộng Hòa, theo xu hướng, nhắc lại, chỉ theo xu hướng phương Tây, nhằm bật đèn xanh cho phe đồng minh, phe thắng trận. Nhưng Anh Mỹ biết Cụ là người cộng Sản, còn Stalin từ trước đã biết Cụ là người theo hướng dân tộc chủ nghĩa, do đó không bên nào công nhận chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Nếu VN lúc đó tuyên bố theo CNXH thì có khả năng Stalin sẽ đứng ra bảo trợ. Và hậu quả tai hại là phe thắng trận coi VN là nước vô chủ, phía Nam thì quân Anh, phía Bắc thì quân Tưởng giới Thạch vào tiếp quản. Sau đó quân Pháp vào thay thế quân Anh, mở đầu cho cuộc xâm lăng lần thứ hai của thực dân Pháp.
Không thể phủ nhận ý và tâm của Cụ, dù với mục đích gì chăng nữa, muốn nước VN thành một nước Cộng hoà và dân chủ. Nhưng ý muốn mà không nhận ra trào lưu lịch sử lúc đó, khi phe XHCN đang thành một cơn bão táp kéo dài từ nước Đức qua Đông Âu trải qua Liên xô, TQ tới VN, thì chỉ gây thảm hoạ cho dân tộc .
Sai lầm tiếp theo là kí Hiệp ước sơ bộ mùng 6.3 với Pháp. Mục đích chính là muốn đuổi quân Tưởng giới Thạch về nước. Nhưng phải trả giá rất đắt và sự thành công lại trông mong vào “thiện chí”của người Pháp và thực tế đã xảy ra cuộc chiến đẫm máu không cần thiết và chính quyền VN càng lệ thuộc vào người khác, ông hàng xóm, nhiều hơn.
Đành rằng quân Tưởng vào giải giáp phát xít Nhật là đội quân ô hợp, mang theo cả gồng gánh vợ con sang. Tướng lãnh thì nghiện hút, quân lính thì nhũng nhẽo làm tiền, thậm chí khi đi ăn phở còn xin thêm hai ba lần nước dùng nhưng nguy hiểm hơn cả là quốc dân đảng Việt nam dựa hơi quân Tưởng định tiếm quyền. Nhưng để đuổi được quân Tưởng về thì qua hiệp ước Sơ bộ thì phải nhường toàn quyền quản lí 6 tỉnh Nam bộ cho Pháp và đồng thời quân Pháp được thay thế quân Tưởng kéo ra miền Bắc. Làm như vậy chả khác nào đuổi cáo cửa trước rước báo cửa sau và là một tính toán rất sai lầm về chiến lược.
Thứ nhất, Pháp quay trở lại VN đã không giấu giếm là muốn lập lại thời thuộc địa huy hoàng trước kia như tên tướng Xác lờ Đờ gồn (Charles de Gaulle) đã hống hách tuyên bố và làm như vậy chả khác nào giúp Pháp chiếm được miền Bắc không tốn một viên đạn. Cụ đã phải luôn thanh minh “Hồ Chí Minh này không bán nước”nhưng tính toán đó quả là ngây thơ về chính trị khi mà muốn nước nhà độc lập lại mời kẻ cướp trông nhà hộ. Và thực tế sau đó đã xảy ra điều hiển nhiên : Pháp đòi tước vũ khí của vệ quốc quân VN, và chính phủ phải bỏ chạy khỏi Hà nội, bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thứ hai, về quân Tưởng giới Thạch. Quân Tưởng sẽ tự phải tan rã không cần dùng con bài Pháp vì lúc đó bên Trung quốc lực lượng của đảng cộng sản TQ đang trên đà thu được lợi thế. Cái này Cụ Hô Chí Minh đã đánh giá thấp tài năng của Mao trạch Đông và luôn tin vào khả năng của Tưởng giới Thạch. Lúc đó Cụ đã cử riêng một đặc phái viên của mình là Hoàng Văn Hoan luôn túc trực tại đại bản doanh của Tưởng Giới Thạch. Nếu có tầm nhìn chiến lược và cộng với những thời gian dài hoạt động trong phong trào quốc tế cộng sản thì Cụ phải biết lúc đó Liên xô vừa thắng trận, kết thúc chiến tranh nên sẽ có điều kiện dồn vũ khí cho phe Mao Trạch Đông tạo thế áp đảo đối với phe Tưởng. Và giả sử lúc đó phe Tưởng Giới Thạch thắng trận tại Trung Hoa thì chính phủ kháng chiến của Cụ HCM khó mà chống cự nổi với quân Pháp khi mà không có người chống lưng ở Việt Bắc. Về sau khi cách mạng TQ đã thành công, 1949, lúc đó chính phủ kháng chiến VN đã được TQ giúp đỡ từ khâu tổ chức, hành chính, vật chất đường lối chính trị và điều quan trọng hơn cả là có hậu phương an toàn phía sau khi bị Pháp dồn và o ép.
Tóm lại, vào bước ngoặt của dân tộc vào năm 1945, nếu Cụ Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nhà nước theo Liên xô thì chắc chắn Stalin, với tư cách ở phe đồng minh thắng trận sẽ đồng ý cho chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà quyền giải giáp phát xít Nhật tại Đông Dương thì không có cơ hội cho thực dân Pháp và quân Tưởng quay trở lại VN, đất nước tránh khỏi chiến tranh và bị chia cắt. Lúc đó hoàn toàn có thể vì lực lượng cướp chính quyền hơn 90 phần trăm là cộng sản. Nên nhớ rằng hồi đó chưa có khái niệm ‘Quốc gia” và ‘Cộng sản”. Khái niệm đó chỉ có sau này khi Pháp nhận ra là không thể tiêu diệt được chính phủ kháng chiến VN nên bày trò trao trả độc lập cho Việt Nam, thành lập ra nhà nước quốc gia Việt Nam và sau đó nhà nước này chuyển vào Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ.
Thứ hai, nếu không có hiệp định Sơ bộ 6.3 thì sẽ không có cuộc chiến tranh với Pháp mà vẫn giữ được một nửa đất nước.
Hiệp định Giơnevơ được kí kết tạm thời lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới và sẽ tổng tuyển cứ để thống nhất đất nước. Thật là nực cười cho đến bây giờ vẫn còn người Việt còn ngây thơ nghĩ rằng không có tổng tuyển cử không có thống nhất đất nước là do phía Cụ Diệm hay do phía miền Bắc phá hoại. Sự chia cắt đất nước đã được quyết định bởi những thế lực bên ngoài. Do hệ quả của chiến tranh lạnh nên vòng quanh hệ thống xã hội chủ nghĩa được bao vây bởi những khu đệm để tránh xung đột giữa hai khối. Phía Tây có Đông và Tây Đức. Phiá Đông có Nam và Bắc Triều tiên và phía Nam có Bắc và Nam VN.
Do đó miền Nam VN là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dây an toàn của “Thế giới tự do” do Mỹ đứng đầu. Trong thế đối đầu trong chiến tranh lạnh, Mỹ phải bằng mọi giá bảo vệ miền Nam, tức là phải giữ thế cân bằng về chiến lược cũng như Liên xô giữ bằng được các mắt xích của mình, sẵn sàng can thiệp đẫm máu vào Tiệp Khắc và Hung Ga ri vì quyền lợi an ninh của chính mình. Việc Cụ HCM tiến hành ngay giải phóng miền Nam bằng bạo lực ngay tại thời cao điểm của chiến tranh lạnh chẳng khác gì thách thức Mỹ, thách thức cả thế giới trước nguy cơ phá vỡ thế cân bằng đối đầu giữa hai phe khổng lồ. Và việc Mỹ phản ứng điên cuồng là đương nhiên, và hàng triệu thanh niên miền Bắc chỉ có AK và B40 làm mồi cho cho cỗ máy quân sự khổng lồ hiện đại của bom đạn Mỹ. Cứ 100 thanh niên miền Bắc vào Nam chiến đấu thì chỉ có 20 người vào tới chiến trường, còn 80 người bị bom Mỹ sát hại.
Việc tổng bí thư Lê Duẩn đưa ra đề cương cách mạng vũ trang miền Nam là hoàn toàn đúng, cả việc Nguyễn Chí Thanh vào tận Sài gòn thị sát tình hình rồi quả quyết có thể đánh được là đúng. Nhưng cả hai người đều chỉ đánh giá thực tại miền Nam riêng biệt, tách rời với bối cảnh quốc tế. Nhưng Cụ HCM phải biết vị trí của miền Nam trong thế đối đầu trong hoàn cảnh chiến tranh lạnh cực kì căng thẳng, nếu dùng bạo lực tất sẽ mang xung đột của hai phe về diễn ra trên đất nước mình, thảm khốc khôn lường. Nhưng Cụ vẫn làm. Nhẫn tâm hay không có tư duy chiến lược?
Theo tôi,nó nằm ở trong day dứt cá nhân. Hoàng Tùng có viết về 10 điều day dứt của chủ tịch Hồ Chí Minh, chẳng có điều nào là day dứt cả. Ở Cụ, điều day dứt duy nhất là đất nước bị chia cắt. Không có ai muốn đi vào lịch sử như một vĩ nhân mà trước khi đi cứu nước đất nước còn nguyên vẹn khi thành danh vương, đất nước lại chia cắt, hổ thẹn muôn đời.
Và cuộc chiến miền Nam ngày càng khốc liệt, không phân thắng bại, hao người tốn của và thực tế chỉ có người Việt nam đánh nhau từ khi Mỹ áp dụng học thuyết “ Việt Nam hóa chiến tranh”. Mỹ chỉ dùng hoả lực tối đa bằng pháo và máy bay ném bom, lính Mỹ không ra trận nữa.
Dịp may cho dân Việt, Kissinger, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ đã có bước đột phá ngoạn mục. Mỹ đi đường tắt, bắt tay với Trung quốc chống lại Liên xô, tạo ra một bước ngoặt trong thế toàn cầu, phá vỡ thế đối đầu chiến tranh lạnh và bỗng chốc Nam VN không còn là vị trí chiến lược của Mỹ nữa. Và tất nhiên Mỹ tìm cách rút lui trong danh dự bằng cách kí hiệp định Paris, mặc dù thừa biết, sau đó phía Bắc Việt sẽ thôn tính Nam VN.
Mặc dù Trung Quốc bắt tay với Mỹ là vì quyền lợi của riêng của TQ, nhưng qua đó Mỹ đã bỏ ngỏ Nam VN và miền Bắc có cơ hội kết thúc chiến tranh, giành phần thắng về mình. Do đó, lẽ ra ban lãnh đạo miền Bắc phải thầm cảm ơn Bắc kinh, nhưng thực tế lại quay ra đối đầu vì TQ “phản bội”, gây ra hậu quả tai hại về sau này.
Ban lãnh đạo miền Bắc còn phạm nhiều sai lầm về chiến lược, ngây thơ và tự cao tự đạo cho rằng chiến thắng toàn vẹn cuối cùng là do sức mạnh của hệ thống cùng chế độ, ý thức hệ mà không biết rằng do đối đầu chiến tranh lạnh đã kết thúc, không nhìn ra thế chiến lược toàn cầu mới, không còn là đối đầu với các hệ thống chính trị khác nhau nữa mà đối đầu về quyền lợi quốc gia lãnh thổ do đó vẫn coi Mỹ là kẻ thù và TQ thuộc phe ta. Ngay cả khi TQ tấn công xâm lược VN mà có vị lãnh đạo cao nhất VN vẫn chỉ đạo là “dù sao TQ vẫn là nước XHCN cùng với ta”.
Trong hồi kí của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ có viết rằng VN và Mỹ cũng có những cuộc tiếp xúc để bình thường hoá quan hệ sau khi chiến tranh kết thúc nhưng vướng mắc về phía VN đòi Mỹ phải bồi thường 6 tỷ đô la là điều kiện tiên quyết nhưng phía Mỹ không chịu, lí do quốc hội Mỹ sẽ không chấp nhận???. Điều khoản bồi thường chiến tranh 6 tỉ Đô la nằm trong hiệp định Paris trong đó nêu rõ : Miền Nam VN có hai chính phủ, hai quân đội là chính phủ Việt nam Cộng Hòa với cờ vàng sọc đỏ và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam VN với cờ đỏ và xanh có ngôi sao vàng ở giữa nhưng miền Bắc san phẳng Nam VN. Bản thân mình thì xé toạc hiệp định song bắt người khác phải thực hiện hiệp định thì mới thấy nó trơ cùn tới mức nào, mà ông thứ trưởng không nhìn ra??
Nhân đây cũng nói, trong thời kì căng thẳng của chiến tranh lạnh, Mỹ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Mỹ đã kiềm chế được các bên cho khỏi đụng độ giữa hai phe khổng lồ với kho vũ khí hạt nhân. Nếu Mỹ không can thiệp vào Nam VN thì lúc đó những người Cộng sản sẽ tràn xuống và tạo ra hiệu ứng domino, gây bất ổn vùng Đông nam Á vì lúc đó Mao Trạch Đông đang chủ trương xuất khẩu “cách mạng”, nước nào cũng có nhóm Mao ít có vũ trang. Chưa kể đến, vào thời đó, chủ nghĩa xã hội vẫn đang là Euphorie trên toàn thế giới, sẽ tạo ra một loạt các “Bắc Triều tiên” chứ không chỉ một Bắc Triều tiên như bây giờ. Nói đến sự can thiệp của Mỹ vào Việt nam là xâm lược là bất công, khi mà họ bỏ ra hàng trăm tỉ đô la và sinh mạng của 60 nghìn con em họ ở một đất nước xa lạ vì sự ổn định chung của thế giới. Điều đó cũng giống như bảo bộ đội VN xâm lược Campuchia, khi mà người VN phải mất đi hàng trăm nghìn người thân của mình để cứu dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng mà không được một lời cám ơn, thậm chí tượng đài bộ đội tình nguyện VN ở Phnông pênh thỉnh thoảng còn bị làm nhục. 
Nhân đây cũng nói tại sao các chính trị gia phương Tây biết thừa chế độ diệt chủng Cam puchia tàn bạo man rợ, biết thừa chủ mưu là Trung quốc, biết thừa bộ đội VN sang can thiệp là cần thiết mà vẫn lên án là VN xâm lược, thậm chí ra nghị quyết tại Liên hợp quốc kết án VN? Là vì họ có tầm chiến lược, bằng động thái đó, có thể phải thí mạng cả hai dân tộc Việt và Campuchia, họ tỏ thái độ đứng hẳn về phía Trung quốc để lùa hẳn Trung quốc ra khỏi thế đối đầu trong chiến tranh lạnh. Và nguyên nhân thật của cuộc chiến tranh gây hấn với VN năm 79 của TQ không phải để dậy một bài học cho VN như Đặng Tiểu Bình tuyên bố, mà TQ muốn đưa ra một tín hiệu dứt khoát, rõ ràng với phương Tây là không còn hệ thống cùng ý thức hệ, xã hội chủ nghĩa, không còn chiến tranh lạnh nữa và Chiến lược của họ Đặng đã rất đúng: Từ đó, Tây phương bỏ cấm vận, hợp tác làm ăn với TQ và bây giờ họ đang vươn lên nhất nhì thế giới. 
Nói tóm lại, sự nghiệp của Cụ HCM hiện đã thành công mĩ mãn. Đất nước đã thống nhất, chính quyền nằm trong tay đảng của Cụ. Hồ Chí Minh, cũng như các bậc tiền nhân khác của dân tộc, đã lèo lái con thuyền dân tộc trong những bước hiểm nghèo của lịch sử. Nhưng những bậc tiền nhân khác chỉ có mỗi lo đánh ngoại xâm giành độc lập còn lại sau đó sẽ lập lại chế độ như lúc trước đã có sẵn còn Hồ Chí Minh muốn đi xa hơn nữa, một lúc làm hai việc : Vừa giành độc lập vừa xây dựng chế độ khác tốt đẹp hơn, như Cụ nói. Nhưng Cụ đã thất bại ở việc thứ hai. Hiện tình đất nước hiện nay là bằng chứng hiển nhiên. Việc thứ hai đã thất bại thì việc thứ nhất cũng không gọi là thành công, mặc dù tốn xương máu của hàng triệu người, như Cụ đã nói”Độc lập tự do mà không có hạnh phúc ấm no thì chẳng có ý nghĩa gì”.
Ở Việt Nam hiện nay thì Hồ Chí Minh được tôn thờ nhiều nhất, bởi vì Cụ là người thành công trong lịch sử mặc dù mắc nhiều sai lầm hay đi đường vòng tốn xương máu không cần thiết. Nhưng ít ai để ý vì quyết lược giải phóng miền Nam bằng mọi giá, mọi xương máu không chùn tay, không nản của Cụ và các đồng đảng trong thời kì căng thẳng của chiến tranh lạnh buộc Mỹ mệt mỏi, dân Mỹ chán ghét chiến tranh làm cho chính quyền Ních xơn phải tìm liệu kế khác và họ đã tìm và thấy cái mắt xích quan trọng là Trung Quốc và chặt phăng nó khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa, mở đầu cho thời kì kết thúc của chiến tranh lạnh, bắt đầu cho sự khủng hoảng và tan rã dần của các nước XHCN, mở lối thoát cho các nước Đông Âu tự giải thoát mình khỏi cái lồng XHCN.
Nhân dân Đông Âu phải biết ơn Bác Hồ hơn dân Việt Nam mới phải, tôi là tôi nghĩ vậy. 
Bài viết này nhân dịp ngày 19.5 ngày sinh của HCM. Nhưng ngày này Cụ cũng phịa ra để nhân dân Hà nội treo cờ đỏ sao vàng sau đó nói với phái bộ Đồng Minh là người dân treo cờ chào đón họ. 
Hết kỳ 1. Bài của con Lỗ Trí Thâm trên tnxm.net.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét