Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Đạo diễn Lê Hoàng



Mới đây, đạo diễn Lê Hoàng ra vẻ khắt khe luận tội ăn cắp trong một bài viết. Đọc, mình cười, bởi nếu đạo diễn này khắt khe thật thì trong một chầu café gần đây, một đồng nghiệp đáng tuổi con cháu Lê Hoàng đã chả cười nửa miệng mà rằng giờ đưa tiền rồi bảo Lê Hoàng hót cứt, Lê Hoàng cũng hót. Mình lại nghĩ, giá mà Lê Hoàng chịu đi hót cứt thì quả là phúc đức cho cuộc đời.



Thực ra mà nói, Lê Hoàng có chất chứ chả phải không và kiếm tiền cũng chả có gì là xấu, ai cũng phải kiếm chứ chả riêng Lê Hoàng, cái mình ghét đạo diễn này ở chỗ, kiếm tiền thì cứ việc kiếm nhưng đừng tỏ ra mình quý phái, cao đạo.

Lê Hoàng làm phim thế nào, xuất sắc đến đâu người ta đã rõ, thậm chí quá rõ. Sau Zai nhảy (2007), sự nghiệp chả có gì vẻ vang của đạo diễn này bắt đầu rơi xuống. Từng là cái tên dính liền với phim tết, chả có mùa nào thiếu cái tên Lê Hoàng trong các poster phim nhưng kể từ đó, Lê Hoàng tịt hẳn, nói cách khác Lê Hoàng bị các đạo diễn trẻ hơn mà cụ thể là những Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng, Lê Bảo Trung…hất văng ra khỏi mâm cỗ phim Tết vốn đang bắt đầu khốc liệt.

Khốc liệt ở chỗ, thị hiếu của công chúng đã chuyển động, thậm chí chuyển động mạnh, tầm của công chúng có dấu hiệu được vun lên. Họ đã chán chê những món giai gái nhảy, cướp hiếp giết, đẻ thuê, địt mướn... Họ bắt đầu khinh bỉ hay ít nhất là đủ tỉnh để chối từ các chiêu trò lôi kéo họ rồng rắn đến rạp để sau khi xem xong là chửi vì cảm giác bị lừa. Cũng như con đàn bà bị phụ tình quá nhiều lần thì chả ai lại tiếp tục đi tin lời của thằng đàn ông nào đó nữa. Người của một hãng phim từng kết hợp Lê Hoàng có lần bảo với mình rằng giờ hãng đã hết dám giao tiền cho đạo diễn làm phim. Và quan điểm của nhà sản xuất này gần như trở thành quan điểm chung của các nhà sản xuất. Giờ nhà sản xuất nào giao tiền cho Lê Hoàng làm phim chả khác đang chán đời và tự đào huyệt chờ phim ra thì có chỗ để chui xuống.

Không dừng lại ở đó, nói cho cùng, Lê Hoàng cũng chỉ là sản phẩm tàn dư của một nền điện ảnh bao cấp. Có thức thời và nhờ thức thời mà Lê Hoàng trúng đậm sau vài mùa phim tết cũng như có cớ để phỉ nhổ, báng bổ nền điện ảnh từng khai sinh ra mình nhưng không phải cứ phỉ nhổ, báng bổ thì đã chạy ra khỏi quỹ đạo của nó. Nói cách khác, Lê Hoàng cố tháo chạy ra khỏi nền điện ảnh cũ nát ấy nhưng không được. Lê Hoàng chỉ có vẻ đứng ngoài nó thôi chứ thực chất vẫn là người cũ. Lê Hoàng cũ và ấu trĩ từ kiến thức đến tư duy và tất tật những gì liên quan đến điện ảnh. Ấy là khi so với Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng, Lê Bảo Trung, còn với dòng đạo diễn Việt kiều như Charlie Nguyễn, Victor Vũ, Lê Hoàng chả khác cái đầu máy video đa hệ đang chuẩn bị được ai đó đưa vào viện bảo tàng.

Chả lạ, mùa tết sau đó, người ta không còn thấy cái tên Lê Hoàng trên các poster phim mà chuyển sang các poster kịch như Hợp đồng mãnh thú, Sát thủ 2 mảnh…với vai trò tác giả. Tiếp đó đạo diễn này chăm chỉ đi làm giám khảo, viết báo thời trang. Ở cái lúc gặp thời, khi “hoắng” lên đạo diễn này từng thề thốt sẽ chỉ làm phim nhựa và có vẻ miệt thị phim truyền hình. Song, khi đợi mãi phim nhựa chả còn ai dám giao cho làm, Lê Hoàng hạ giá với một câu nói góp phần làm đạo diễn này nổi tiếng: “Tôi làm phim truyền hình vì phim truyền hình Việt Nam dở quá!”. Và  bộ phim truyền hình Những thiên thần áo trắng của đạo diễn này hay đến đâu, xuất sắc đến mức nào chả nói ai cũng rõ.

Tất nhiên, cuộc đời (vốn độ lượng bất tử) và luôn chứa những yếu tố bất ngờ, nhiều nhà sản xuất yếu vía không có nghĩa tất cả sẽ yếu vía. Trong năm nay, vẫn có nhà sản xuất can đảm giao cho Lê Hoàng làm phim, bộ phim Tối nay, 8 giờ. Tiếc ở chỗ, họ chỉ can đảm một nửa, nửa còn lại họ dành cho sự hoang mang và không biết có nên “bung” thông tin ra hay không vì nếu bung chả ai dám chắc bộ phim sẽ được “lành lặn” khi bò ra tới rạp. Giới làm báo rỉ tai nhau, nhà sản xuất sợ báo chí đập khi biết phim của Lê Hoàng. Chính lẽ đó, phim đã đóng máy rất lâu nhưng mọi thông tin về bộ phim này vẫn được giấu nhẹm như đàn bà giấu băng vệ sinh khi đến tháng. Khi chưa xem phim thì chả ai có thể kết luận được hay dở nhưng để hy vọng điều gì đó trong bộ phim này chắc có mỗi Lê Văn Luyện (và những người có chút máu liều như nó) hay đặc biệt lãng mạn như Phan Thị Vàng Anh (cũng chả biết giữa hai người này có tình ý gì với nhau không mà có lần thấy nâng bi nhau kinh quá! Hôm nào có hứng sẽ viết nhỉ!). Một bộ phim mà nhà sản xuất còn rụt rè, thiếu tự tin và không dám giới thiệu về nó thì ai dám đứng ra bảo chứng cho chất lượng của bộ phim?

Võ đoán tý, theo những gì mà báo chí gần đây tiết lộ về bộ phim này thì ta thấy nếu Zai nhảy đạo diễn làm phim về những người ở quê lên phố thì ở Tối nay, 8 giờ cũng thế. Có khác tý ở chỗ lần này sẽ là bốn cô gái chứ chả phải mỗi mình chàng hùng hục đấm bóp, giác hơi. Người ta có thể mường tượng đôi nét bộ phim sẽ có bốn cô gái trẻ trẻ, xinh xinh, chân dài đến háng lên Sài Gòn lập nghiệp để đổi đời, sẽ có những cãi nhau, sẽ có “hàng hiệu” và những màn hiểu nhầm, tranh giai đẹp, sẽ có những gài độ (cho ra vẻ đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, lắm cạm bẫy). Qua đó, ý nghĩa của bộ phim để lại vô cùng sâu sắc, nhân bản và gần gụi với truyền thống dân tộc. Kiểu ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục (thì) ao nhà vẫn hơn. Thơ hơn thì tìm dăm câu của Nguyễn Bính hay na ná Nguyễn Bính, hôm qua em đi tỉnh về, cái lông nó rụng trên đê mất rồi. Đại khái thế!


(Bài này là của tên Hà Cao a ka trí thức lỗ đít chuyên tiêu hủy phân, đệ anh).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét