Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Peter Carl Fabergé


Peter Carl Fabergé, còn được biết đến là "Karl Gustavovich Fabergé" (Tiếng Nga: Карл Густавович Фаберже, sinh 30/5/1846 – mất 24/9/1920) là một nhà kim hoàn người Nga, nổi tiếng vì là người làm ra các quả trứng Fabergé nổi tiếng, dựa theo kiểu của trứng Phục sinh, nhưng sử dụng kim loại và đá quý quý hiếm.
Công ty của Faberge đã từng rất thành công ở Nga, là công ty kim hoàn lớn nhất của Nga. Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra, công ty ông bị chính quyền cộng sản Nga quốc hữu hóa. Ông chạy sang Đức và chết vì suy tim tại Thụy Sỹ. Cho đến trước lúc chết, ông chưa hết sốc vì cách mạng tháng 10 Nga.
Peter Carl Fabergé có cha vốn là thợ kim hoàn có tiếng người Nga - Gustav Fabergé, trong khi mẹ của Peter lại là người Đan Mạch. Gustav Fabergé không chỉ có nền tảng học tập tại Saint Petersburg (Nga), ông còn theo học tại trường Đại học Dresden Arts và Crafts School (Đức), điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho thiên hướng nghệ thuật sau này của Peter Carl Fabergé.
Peter Carl Fabergé đã được đào tạo từ các thợ kim hoàn có uy tín ở Đức, Pháp và Anh, đã tham gia một khóa học tại Đại học Thương mại Schloss tại Paris, và nghiên cứu các tác phẩm tại các bảo tàng hàng đầu của châu Âu. Du lịch và nghiên cứu của Peter Carl Fabergé tiếp tục cho đến năm 1872, khi ở tuổi 26, Peter Carl Fabergé trở về St Petersburg và kết hôn với Augusta Julia Jacobs.
sau đó ông cùng với cha mình hoạt động tích cực trong công ty của gia đình, và được Nhà nước Nga trao cho danh hiệu Master Goldsmith - cho phép Peter sử dụng những dấu hiệu riêng của mình trong công ty.
Theo người em trai của Peter Carl là Agathon, Carl được đánh giá là: 'một nhà thiết kế cực kỳ tài năng và sáng tạo'.
Năm 1882, Carl và Agathon mở một triển lãm các tác phẩm nghệ thuật tổ chức tại Moscow, đây là nơi mà ông đã tạo dựng bản sao các tác phẩm vòng tay bằng vàng có nguồn gốc từ vùng Hermitage (Pháp) vào năm thứ 4 trước Công Nguyên. Sa Hoàng tuyên bố, ông không phân biệt được đâu là tác phẩm thật, đâu là bản sao và ngay lập tức Fabergé được mời để chế tác các đồ trang sức trọng tâm của Hoàng Gia Nga.
Sa Hoàng sau đó ra lệnh cho Fabergé chế tác trứng phục sinh để tặng vợ ông là hoàng hậu Maria. Từ năm 1887 Carl Fabergé thoả sức thiết kế để hoàn thành quả trứng ngày càng trở nên tinh xảo hơn. Sa Hoàng Nicholas II tiếp tục ra lệnh cho Fabergé làm 2 quả trứng mỗi năm để tặng mẹ và vợ của mình, truyền thống này tiếp diễn cho đến Cách mạng tháng 10 Nga.
Tuy nổi tiếng với quả trứng phục sinh, nhưng công ty của Fabergé còn chế tác nhiều đồ trang sức khác nhau và trở thành công ty chế tác đồ trang sức lớn nhất nước Nga, ngoài trụ sở ở Saint Petersburg còn có chi nhánh ở Moscow , Odessa , Kiev và London.

1 nhận xét:

  1. sao ko có hình mấy quả trứng hả bạn, sao biết nó đẹp thế nào?

    Trả lờiXóa