Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Hà Nội là một ngôi làng

Tác giả: Hân Võ (viết Note trên facebook).

Một mình từ Xì Gòn ra HN, 00:10 AM, sân bay quốc tế Nội Bài chào đón Hân bằng một cơn mưa nặng hạt, thế nhưng chưa ấn tượng bằng 1 rừng các bác tài xế taxi đủ mọi thương hiệu chèo kéo, mời gọi đến tận cửa sân bay, với đủ loại giá. Ký ức hiện về, Hân nhớ cách đây 7 năm, lần đầu tiên vào Xì Gòn, bến xe miền Đông cũng đón tiếp mình y như vậy. Chợt nhớ Xì Gòn khủng khiếp, nhớ cái trật tự như mặc định của sân bay Xì Gòn.
Một hồi định thần cũng mò đến được cái xe của sân bay (Một bạn ở HN mách cho cái dịch vụ xe cộ này của sân bay). Leo lên nó chở thẳng về trung tâm thành phố (cách ít nhất cũng 33 km ) . Đi mãi, đi mãi… Hân vẫn chỉ thấy 1 màu đen thui, đèn điện lờ mờ, xe cộ lác đác…Giống y vẫn còn ở quê. Hân: Bác tài ạ, sao đi mãi mà chưa đến nơi nhễ? / Bác tài: Đã đến nơi rồi đấy thôi, xuống đi nào! / Hân: @@. Trời ah! Đã nghe HN ngủ sớm, nghỉ sớm mà vẫn không thể hình dung được giờ này (1:30AM), Hân có thể đứng yên trong bóng đêm tĩnh lặng ngay tại trung tâm HN. Wow…..
Bà Cherry + bồ của Cherry đón và chở Hân đi ăn, đi dạo! Ăn xong thì đi vòng vòng ra chợ (gần cầu Long Biên) mua trái cây về KS ăn. Đi đến 1 đoạn đường, Hân: Ái!!Sao anh chở tụi em vào hẻm làm gì thế!? Hẻm cụt ah!? Tối thui nè!... / Bồ Cherry: …... / Hân: Óa, nó là 1 con đường, hổng phải hẻm. Hóa ra đường xá HN bé tí hi, lại tối, làm Hân lầm hàng, nghĩ đó là cái hẻm cụt ).
Mệt quá! Về KS ngủ! Mai lên công ty ra mắt nhommua Hà Nội , đi dạo phố xá Hà Nội. Hahahah…..
Đó là đêm đầu tiên tại HN. Chuỗi ngày còn lại Hân không ghi chép, không cố gắng nhớ và không nhớ cụ thể đã làm cái gì. Chỉ có những cảm nhận, không biết nói ra thế nào để không bị xem là dìm hàng Thủ đô, dìm hàng người dân Thủ đô, dìm hàng lối sống Thủ đô…

1. Phép vua thua lệ làng (Đã nói HN là 1 cái làng mà lị):

-Sáng Hà Nội, khá tấp nập. Đều đầu tiên đập vào mắt là cái hình ảnh mấy liền anh liền chị phóng xe như bay trên phố mà trên đầu không có cái nồi cơm điện, xe máy thì không cần phải có kiếng chiếu hậu, đèn xanh đèn đỏ nhiều khi để trưng bày là chính… What the f**k! Cố dõi mắt tìm mấy chú CAGT mà khi thấy rồi thì càng thất vọng hơn. Mấy chú ấy còn có giá trị trưng bày cao hơn cái cột đèn giao thông kia. Sau 1 thời gian tìm hiểu mí biết, ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất, mà chỉ có mối quan hệ kiểm soát mọi thứ! CA lười bắt xe vì bắt vào nó gọi cho người quen làm nhớn nhớn rồi cũng phải thả nó ra, ngại xử mấy thằng đua xe đánh nhau vì sợ nó là con của ông này bà nọ thì chết cả lũ, ngại xử phạt văn minh đô thị linh tinh vì đó chẳng liên quan gì mình… Lệ làng nó vậy! Luật lệ phép vua gì thì cũng phải thua lệ làng!
-Thật khó để cho con người ta giữ mình trong hoàn cảnh này. Hân leo lên taxi, taxi chạy lấn tuyến! Leo lên xe ôm, xe ôm vượt đèn đỏ! Leo lên xe 1 sale, xe không kiếng chở 3 + lấn tuyến + vượt đèn đỏ + không nón bảo hiểm bonus đua với CS cơ động @@. Nếu bắt lại chỉ cần cầm phone lên, gọi gọi, nói nói… Mọi thứ quá dễ dàng, và người HN (và miền khác) nhiều khi không cần phải cố gắng làm những thứ mà họ cảm thấy không thích. Ngay cả người nước ngoài ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó, nếu nhìn vào cách lái xe mà không nhìn mái đầu vàng lơ thơ kia thì họ cũng như người VN y đúc!
-Hơn 50% số xe lưu thông trên đường phố HN không có kính chiếu hậu và gần 10% người không đội nón bảo hiểm hoặc chở 3, v.v…

2. Hồ Con Rùa (và có thể là những hồ khác nữa) là 1 cái ao làng:

-00:20AM, ra ngồi uống nước ăn hạt hướng dương ở Hồ Con Rùa, ah không, Hồ Gươm. Mắt ngắm phố xá, tai nghe mọi người nói, miệng trả lời mà trong đầu chỉ nghĩ đến cụ Rùa. Không biết Cụ chữa bệnh xong chưa nhễ? Có khi nào mình được thấy Cụ nổi lên không!?...
-1:35AM đi về. Hân mắt chữ A, miệng chữ O rồi chuyển sang chữ Đ… khi nhìn chị hàng quán cầm từng ly nước hắt vun vút thẳng xuống hồ, nào là café nhá, Sting nhá, C2 nhá… Cụ tha hồ mà uống nhá! Thưởng thêm đĩa hạt tụi này đang ăn dở nữa này. Quá ngạc nhiên, Hân đi qua 1 bên. Chợt nhìn xa xa, một anh sồn sồn đang dạng chân chữ Bát, cầm buồi hướng thẳng xuống hồ! Quay đi chỗ khác, thấy ngay tấm bảng cấm “mặc áo ba lỗ, quần đùi tập thể dục” tại hồ….
-Không biết người dân HN quan tâm đến cụ rùa thế nào, báo chí viết về cụ ra sao, nhà nước chữa trị đến đâu rùi!?... Nhưng với cách sống và hành xử với Hồ Gươm như thể một cái ao làng thế này, họ - cư dân thủ đô đang biến mình thành những người dân làng xấu xí và thiếu văn minh trước mắt người nơi khác. Và, những lời họ quan tâm đến Hồ Gươm trên các báo đài gì gì đó cũng trở nên sáo rỗng chưa từng thấy.

3. Lối sống làng quê, văn hóa vỉa hè:

-Deal đồ ăn HN trên 
www.nhommua.com bán chậm ghê! Sao thế nhỉ!? Chỉ đơn giản là do lối sống làng quê nó chi phối tất.
- “Hàng quán” là từ phổ biến ở HN hơn từ “Nhà hàng”. Hàng quán – những quán nước, quán ăn nhỏ có mặt ở khắp mọi nơi ở HN, từ vỉa hè, ven hồ đến cả trên cầu Long Biên, từ ngồi trên ghế nhựa cho đến trải chiếu ra ngồi... Người dân, hầu hết cũng chỉ lê lết ở hàng quán, và thích ở hàng quán hơn nhà hàng. Người giàu cũng như người nghèo, già cũng như trẻ, ăn chơi hay hiền lành… Mặc dù là nhiều khi nó cũng không rẻ hơn Nhà hàng là bao, nhưng người dân ở đây họ thích cảm giác ngồi ghế ngồi chiếu nhâm nhi từng ngụm nước vậy… Thậm chí Hân còn thấy 1 nhóm người ngồi hút shisha bên vỉa hè khu phố cổ Mã Mây mới ghê chứ @@.
-Mà dù cho deal đồ ăn nhommua có hấp dẫn đến thế nào thì cũng khó có thể thu hút 1 số lượng lớn KH đam mê thịt chó – loại thức ăn phổ biến từ xa xưa ở đây nhưng Ms. Vivian kinh tởm và nhommua không thể deal - vào mua voucher.

- Ngại đi xa: Người trong làng rất ngại đi xa. Hân hỏi 1 sale trong nhommua HN: Từ nhà bạn đến công ty bao xa nhễ?! / Sale: Xa lắm cơ / Hân: Mấy km? / Sale: Những 5-6km cơ / Hân: @@ (Câu trả lời này được nhìu người xác nhận là: XA)
-HN đã nhỏ, không được bao nhiêu Nhà hàng, dịch vụ. Dân số chẳng được đông mà còn hay ăn uống lề đường. Nay còn ngại đi xa thì đâu ra vài ngàn người mua deal?!? Thật tình thì sống đến bây giờ Hân chưa bao giờ nghe người dân thành phố nói 5 km là xa cả, chỉ nghe dân ở quê nói thế thôi. Hahahah, 5km đi làm là cả 1 niềm mơ ước của con Vân Cao và bà Hạnh Dzú ở công ty mình ý chứ .
- Ngay cả xăng dầu mà cũng mang đậm văn hóa vỉa hè thì Hân Võ cũng chào thua. Cứ đi tầm vài trăm mét là sẽ có 1 điểm bán xăng vỉa hè. Xăng vỉa hè là nguồn cung chính của dân Thủ đô vì theo Cherry – người sống ở đây hơn 4 tháng, đi không thiếu con đường nào thì cũng chỉ biết được 2 cây xăng thôi. Hân cũng đã phải đổ xăng vỉa hè vì tìm mãi không thấy cây xăng nào cả .

4. Ai thích gì thì làm nấy, không cần quan tâm đến quy định, không cần để ý đến người khác:

- Câu chuyện 1: Hân đi Văn Miếu. Mùa thi. Rất đông! Hai khu vực tượng bia Tiến sĩ là cả một đội ngũ Tình nguyện viên đứng canh gác vất vả dòng người bu quanh, chỉ chực mấy cu cậu sơ hở là nhào vào sờ ngay đầu anh rùa. Mặc dù đã rào quanh, để biển cấm…nhưng cũng phải cần thêm hàng rào người canh gác. Thế mà vẫn chẳng ăn thua, đầu rùa vẫn cứ bị sờ….Nhẵn thính!
-Vào điện Thái học. Một nùi người đang đứng khấn vái trước tượng thờ. Bỗng có 2 chị sồn sồn len lén tiến thẳng vào gần chân tượng khấn lấy khấn để. Bảo vệ: (khều tay 2 chị) Chị à! Mời chị ra cho! / Hai chị: (khấn khấn vái vái) / Bảo vệ: (vẫn khều) Đã nói là ra ngay! / Hai chị: (vẫn khấn khấn vái vái) / Bảo vệ: (Biểu hiện bất lực) Ôi giời ạ! Đã chặn thế này rồi mà vẫn cứ vào được! / Hai chị: Vẫn khấn vái…Xong! Liếc xéo bảo vệ 1 phát, ung dung nguẩy mông đi ra… Hân Võ chứng kiến từ đầu đến cuối. Đứng hình một vài giây. Và không nói được lời nào…

- Câu chuyện 2: Hân xếp hàng đi thăm Idol của mình (Bác Hồ í ). Thứ 7 nên đông khủng khiếp, mấy đứa nước ngoài cũng nhiều. Hàng người dài dằng dặc. Cảm giác như có người chen lấn từ sau. Kệ! Giọng 1 đứa con gái vang lên: Đi thế này thì đến khi nào mới vào được nhỉ? Đứa kia: Ối giời, mình phải nẻn (lẻn) vào giữa hàng, vậy vào đó mới nhanh chứ hơi đâu nại (lại) đi nghe nời (lời) chúng nó, nần (lần) trước tao cũng đi như vậy í. Hân không kệ nổi, nhưng cũng không buồn ngoảnh đầu lại nhìn…

5. Tách biệt làng mình với dân làng khác:

- Vấn đề ở đây của Hân, và cũng là của rất nhiều người khác, là: Đi mua đi ăn bất kỳ thứ gì với cái giọng miền Nam + miền Trung sẽ phải trả 1 cái giá cực kỳ sốc + ấn tượng khó quên. Gấp 3 lần giá của dân trong làng mua là chuyện bình thường. Dù có thể chuẩn bị trước cho điều này nhưng khi gặp phải chắc chắn vẫn không khỏi bất ngờ. Muốn khỏi bị vậy thì chỉ có cách chỉ trỏ rồi thanh toán thôi. Cứ như bị câm ý! ))
Hân: Đệt! Sao dân HN chúng mày điêu thế?! (Kể lại câu chuyện mình bị chém).
Sale HN: Giời ạ! Chị phải trả giá trước khi gọi đồ cơ! Em thỉnh thoảng còn bị chém huống hồ là chị. Nghe giọng chị thì chúng nó sẽ chém đẹp thôi.
Hân: Uhm, cảm ơn… Nhưng Xì Gòn không thế…
-Giờ thì Hân đã hiểu rằng HN là 1 cái làng. Mà đã là cái làng rồi thì người làng khác vào tao đếch quan tâm. Chúng mày thi thoảng mới vào làng tao, mua cái gì thì tao cũng chặt chém thế đấy! Làm gì được nhau nào!? Không mua thì biến! Chính cái thói quen và suy nghĩ đấy mà người HN làm dịch vụ rất tệ và chộp giật. Chỉ mong được cái lợi ích ngay tại lúc bán hàng cho người khác. Vậy nên người miền khác đến HN đã không chấp nhận nổi và không có ấn tượng tốt đẹp với nơi này.
- Hân đi 1 vòng sơ sơ HN và thấy được hai biển hiệu rất là phân biệt vùng miền: Bắc Kỳ karaoke và Tonkin Coffee. Thế này thì ai nói người miền Nam phân biệt, chia rẽ đoàn kết dân tộc???

6. Tinh thần tự giác không cao:

- Ra HN và lên công ty đủ 6 ngày. Chưa biết thế nào mà nghe kể thôi đã khó hiểu. Ngay tại công ty, toàn là những người thân quen ra vào mà tình trạng mất đồ diễn ra thường xuyên. Mất nón bảo hiểm, mất áo mưa, và mất cả giày dép. Ở đây mọi người chạy ra thích sọt vào đôi dép nào là sọt, xài cái nón nào là xài, mặc áo mưa nào là mặc… Khi nào nhớ ra thì đem trả, không thì thôi, xài luôn… Ít ai tự giác đem trả khi mà họ tự ý lấy đồ người khác để mình xài. Và tình hình này từ trước đến giờ vẫn không kiểm soát được, vì đó là một thói quen khó đổi...
- Vào công ty, đi đến đâu là có giấy dán đến đấy, từ tầng trệt đến sân thượng. Với những nội dung như: “Ai hút thuốc trong phòng sẽ bị phạt ….. VNĐ”; “Ra vào nhớ đóng cửa, nếu không bị phạt …. VNĐ”; “Mang dép toilet ra ngoài sẽ bị phạt … VNĐ”… Những cái nhỏ nhỏ như vậy Hân có hỏi là tại sao mọi người không tự giác làm được mà phải dán giấy đầy tường công ty thế?! Cũng không có câu trả lời rõ ràng. Vì làm sao rõ ràng được khi không có ai dám nói thẳng nguyên nhân là do Tinh thần tự giác không cao.
- Hân đi ăn 1 quán rất chi là nổi tiếng và đông đúc nhưng khi vào toilet thì gần như ngất xỉu tại chỗ. Cuộc đời Hân đến giờ chưa từng thấy cái WC nào dơ đến vậy. Chỉ có 99% người vào đây không có ý thức, không tự giác vệ sinh cái của nợ của mình thì đến lượt Hân nó mới ra nông nổi vậy. Damn thiệt!

7. Những cái linh tinh khác:

- Làng bị hiện đại hóa nửa vời, phố cổ cũng cổ nửa vời. Nếu như bạn muốn xem cái “cổ” của 36 phố phường HN thì chịu khó ngước lên tầm trên 5m. Còn nếu đi dạo mà tầm nhìn ngang tầm mắt thì cũng chẳng thấy cổ gì đâu. Vì phía dưới toàn là biển hiệu, ô dù, sản phẩm hiện đại trưng bày, thậm chí là Club. Chúng được cải tạo hết trơn để phục vụ cho công tác kinh doanh, chỉ có tầng trên của ngôi nhà là còn giữ lại cái thiết kế cổ kính ban đầu của nó. Hân chẳng thích cái hỗn hợp này. Cái gì phải ra cái đó! “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…”. Giờ thì còn đếch gì cái “hàng tre bát ngát” ấy nữa. Vậy cũng đâu có sao! Nhưng nếu mà “hàng tre bát ngát” nằm kế bên bảng hiệu quảng cáo LV hay Gucci thì sao mà chịu nổi!!! Nhễ!
- Dân HN ngủ rất sớm và dậy cũng sớm! Nói túm lại thì giờ giấc làng này cũng không chênh lệch với quê của Hân là mấy . Thật tình thì cũng chưa hiểu được tại sao thế này! Chính vì cái việc dân HN ngủ sớm mà việc tìm quán ăn sau 11PM hết sức khó khăn. Phải đến 1 khu phố đặt biệt chuyên dành cho dân ăn đêm mới có cái cho vô bụng. Nếu ở chỗ khác thì việc ngồi đến tầm 10PM bị đuổi về là bình thường. Cả HN không có Shop & Go 24H vì nếu mở ra cũng chẳng có ai ra đường mà mua. Hahahah….

-Dù thế nào thì cũng nhờ cái chất “làng quê”, nét cổ kính của mình mà Hà Nội thu hút nhiều khách du lịch, và Hân cũng chỉ là một trong những du khách ấy. Hân đến để khám phá, chiêm ngưỡng, học hỏi những nét văn hóa, kiến trúc vật thể lịch sử và lối sống của người dân Hà thành. Vậy thôi! Vì không ai có thể phủ nhận được những giá trị lịch sử văn hóa lớn lao của những di tích, kiến trúc, làng nghề… của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nhưng nếu để hòa mình vào cái lối sống này thì Hân xin phép đầu hàng ngay từ ngày đầu… Hân Võ không hề phù hợp với làng quê Bắc bộ.
                                 (   Nguồn:          blog phot_phet      )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét