Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Đừng đợi


Dạo gần đây có một số thằng đệ cứ lẵng nhẵng bám theo anh Minh xin anh cho ý kiến chỉ đạo về vấn đề suy đồi đạo đức và lối sống trong giới trẻ. Anh cảm thấy rất mệt mỏi vì tết nhất đến nơi anh còn bận trăm công ngàn việc không còn có thời gian để mà thở. Nhưng thân trót đã mang cái trọng trách[ vinh quang ]lo trước cái lo của thiên hạ nên anh Minh, dù đang ngập đầu ngập cổ hết họp lại hành, vẫn phải đích thân thả vài lời [vàng ngọc] nhằm định hướng tư tưởng cho lũ em [chã] suốt ngày chỉ biết có ăn, chơi và phắc.
Anh Minh thấy rằng, hiện nay việc suy đồi đạo đức không còn là độc quyền của giới trẻ mà đã và đang dần trở thành một căn bệnh mãn tính của toàn xã hội, nói gọn mẹ lại một câu là không chừa ra bố con thằng nào cả. Tất cả mọi người, từ đức cao vọng trọng cho đến bần cùng mạt hạng đều đang phải ngày ngày sống chung với căn bệnh khó chữa đó với một thái độ cam chịu và bình tĩnh phải chăng. "Lộng giả thành chân", đôi khi một việc sai trái mà cứ ngày này qua ngày khác được diễn đi diễn lại một cách ngang nhiên thì chẳng bao lâu sẽ trở thành đúng đắn. Đúng đắn như mọi điều đúng đắn khác, như 1 với 1 là 2, như mặt trời thì mọc ở hướng Đông vậy. Ngạn ngữ Tây phương có câu châm ngôn thế nào nhờ, ờ, " Nếu một người gọi anh là con lợn, anh có thể đấm vỡ mũi anh ta vì tội xúc phạm; nhưng nếu có một trăm người gọi anh là lợn, thì anh nên bắt đầu nghĩ đến chuyện tin rằng mình là một con lợn". Cái việc phong bì phong bèo, chạy trường chạy chức chạy điểm chạy hồ sơ; chuyện đánh nhau chỉ vì "ghét cái thái độ", vì "nhìn đểu", vì vô tình đi xe quệt phải nhau; chuyện vượt đèn đỏ, đi sai phần đường quy định...vv và vv...Tất cả những việc đó có thể sẽ khiến những vị khách nước ngoài há hốc mồm vì ngạc nhiên thì ở ngay tại đây người ta vô tư thực hiện hàng ngày hàng giờ như một phần tất yếu của cuộc sống.
Dạo gần đây anh Minh thấy người ta đã bỏ biết bao công lao sức lực ra để bài trừ căn bệnh mãn tính này. Khó mà thống kê hết số tấn giấy được viết cho các bài báo, các bài cổ động, các chỉ thị, nghị quyết, thông tư, công văn...rồi các phong trào lớn nhỏ, các sáng kiến hoặc tối kiến được lóe lên vào một phút thăng hoa nào đó trong một căn phòng máy lạnh nào đó. Bên giao thông thì hết bít ngã ba rồi bịt ngã tư, bên giáo dục thì hết ba không rồi bốn có, bên văn hóa thì cấm game online, chặn các trang web đen, web bẩn...Anh Minh của các bạn cảm thấy rất buồn cười: các phương thuốc ấy chỉ để chữa triệu chứng chứ làm sao chữa được căn nguyên? Nói nôm na như thế này cho các bạn dễ con bà nó hiểu nhá: một buổi tối mùa hè bạn đang nằm trên giường dạng chân ra ngủ, bỗng đột nhiên cảm thấy ngứa ngứa ở mông. Bạn phát hiện ra rằng bạn vừa bị muỗi nó đốt. Các bạn có thể vỗ bộp một nhát, rồi xoa dầu cù là vào chỗ bị đốt cho bớt ngứa, rồi lăn ra ngủ tiếp. Nhưng nếu có một đàn hàng trăm con cùng xông đến đốt một lúc, các bạn còn áp dụng cách đó được không? Có nghĩa là vẫn cứ đập chết từng con một và lại xức dầu cù là? Chắc là không ai trong số các bạn, em của anh Minh, có thể thiếu I ốt đến mức ấy. Cách giải quyết hợp lý hơn mà ai cũng có thể nghĩ ra: mắc mẹ cái màn vào, đóng các cửa sổ và phun thuốc diệt muỗi. Có thế thôi. Nhưng anh Minh có cảm tưởng rằng, nếu các nhà cải cách của chúng ta lâm vào tình huống trên, có lẽ họ sẽ dành trọn 1 đêm để ngồi vừa vỗ bồm bộp vừa xì xoạt xoa dầu vào chỗ ngứa.
Có thể lúc này sẽ có một bạn gân cổ lên leo lẻo cái mồm rằng: mẹ, anh Minh giỏi thì thử nêu ra cái phương pháp luận để giải quyết vấn đề xem nào, chỉ được cái nói thánh nói tướng là giỏi. Anh Minh trả lời chú em mày rằng: chú mày cứ bình tĩnh ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh đã rồi từ từ nghe anh Minh giáo chã. Đừng vội bốc c ứt ném hội nghị như thế. Đây là một công trình nghiên cứu có chiều sâu, do đó để vào đề anh mày cần dài dòng dẫn dắt một tí để các em của anh có thể hiểu được một cách đầy đủ. Láu táu nhiều anh lại bắt đứng bảng thì khổ cái thân.
Để có thể chữa được hoàn toàn một căn bệnh mãn tính, điều kiện tiên quyết là phải nắm được căn nguyên của căn bệnh. Ở đây nếu ta muốn giải quyết riết róng hiện tượng suy đồi đạo đức trong giới trẻ Việt, cần phải chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nó. Anh Minh, hơn ai hết, với vai trò của người trong chăn biết chăn có rận, hoàn toàn đủ tự tin để nêu ra đích danh những cái nguyên nhân đó là những thằng nào. Bọn nó đây:
1. Dân tộc tính ăn sâu vào tâm thức mỗi chúng ta.
Những nét tính cách không đẹp của dân tộc Việt là "có tính tinh vặt(khôn vặt), cũng có khi quỷ quyệt, hay bài bác nhạo chế. Tâm tư nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, ưa trang hoàng bề ngoài,hiếu danh vọng, mê chơi bời, mê cờ bạc, hay tin ma quỷ. Hay tin ma quỷ và sùng lễ bái, nhưng không theo một tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo, hay nói khoác...."(Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim). Tất cả các thói xấu được hun đúc từ ngàn đời xưa được truyền lại cho chúng ta theo gene. Cho nên nó đã là bẩm sinh, là những nếp hằn sâu trong não bộ, không dễ gì xóa bỏ được.
2.Sự ảnh hưởng từ các luồng văn hóa khác nhau trong thời kỳ hội nhập.
Với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì thế giới này trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết. Một chiếc máy bay lao vào tòa nhà thương mại quốc tế tại New York thì chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ sau đã xuất hiện trên các kênh thông tin của tất cả các nước trên thế giới. Do vậy nên các nền văn hóa được xích lại với nhau. Song chúng ta là một nước lạc hậu, chưa đủ bản lĩnh và tỉnh táo để có thể đối mặt được với những cú sốc về văn hóa, những dị biệt về phong tục, những mảng tối màu của nếp sống từ nhiều nơi trên thế giới. Cũng như một cậu công tử em chã suốt ngày chỉ nằm chăn ấm nệm êm bỗng dưng được quẳng ra xã hội với vốn kiến thức bằng không sẽ dễ dàng bị rơi vào các loại tệ nạn. Ở đây, chúng ta bỗng dưng trở thành một mớ bòng bong về văn hóa không dễ gì tháo gỡ. Văn hóa Hàn chúng ta bị nhiễm một chút; văn hóa Nhật cũng bị ảnh hưởng một tẹo; văn hóa Mỹ đôi phần; văn hóa Khựa thì khỏi nói. Bây giờ khi nhìn vào giới trẻ Việt chúng ta sẽ chỉ bắt gặp những Tom, Jimmy, Hảo Su Cù, Chích Song sóc...chứ không thấy đâu là bản sắc dân tộc cả.
3.Chúng ta không có những nhà văn hóa tầm cỡ có khả năng định hướng tư tưởng cho cả một dân tộc.
Một nền văn hóa có được sự định hướng và dẫn đường bởi một tư tưởng sáng suốt và cao đẹp sẽ là một nền văn hóa có bản sắc và không dễ dàng bị mai một hoặc bị pha trộn bởi những luồn văn hóa khác. Nền văn hóa của Khựa lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng rộng trên thế giới là vì Khựa có những nhà văn hóa lớn. Hồi xưa thì có Chu Công, Khổng Tử, Mạnh tử...Gần đây thì có Chu Dung Cơ, Đặng Tiểu Bình. Nước Pháp phát triển như ngày nay là vì họ có Voltare, Decartes, Rosseau. Nước Mỹ có Thomas Jefferson, Martin Luther King; Đức có Kant;Nhật Bản có Fukuzawa Yukichi. Họ là những con người kiệt xuất mà tư tưởng của họ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn dân tộc.
Việt Nam chúng ta thì sao? Các bạn cũng biết chúng ta có 3 danh nhân văn hóa được Unesco công nhận, đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh. Nhưng Nguyễn Trãi cũng chẳng để lại một tư tưởng gì đặc biệt cho hậu thế vì thời của ông vẫn đắm chìm trong Nho giáo. Nguyễn Du chỉ là một nhà thơ chứ không phải một nhà tư tưởng. Cụ Hồ là một cá nhân kiệt xuất không thể phủ nhận, nhưng cụ chỉ để lại những lời răn dạy nhỏ lẻ chứ chưa có một hệ thống lý luận chặt chẽ mang tầm cách mạng. Trong cụ chỉ có mỗi Mác-Lê mà thôi. Một nhà tư tưởng lớn phải là một trí thức hàng đầu có tầm bao quát sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực. Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, chúng ta đã có những ngôi sao sáng như Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Trọng Kim, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Hữu Đang...Họ là những trí thức có tầm hiểu biết rất sâu rộng và có một mức độ ảnh hưởng nhất định với xã hội. Nhưng cho đến nay thì...tắc tị. Tuy số lượng Giáo sư tiến sỹ là rất nhiều nhưng tất cả họ đều thiếu một cái gì đó để có thể gây ảnh hưởng tích cực lên đông đảo quần chúng.
Còn nhiều nguyên nhân nữa nhưng tựu trung lại thì đều là do 3 nguyên nhân trên gây ra.

Anh Minh cũng định nêu ra các giải pháp hữu hiệu nhưng tay đang mổ phím bỗng chùn con mẹ nó lại. Nghĩ đi nghĩ lại, giải pháp bàn giấy có logic chặt chẽ đến đâu thì cũng chỉ là chủ quan, duy ý chí. Giải pháp hữu hiệu nhất đến từ các bạn, em của anh Minh. Ngay từ bây giờ, anh Minh muốn tất cả các bạn khi ra đường cũng như ở nhà, hãy cố gắng để thể hiện rằng mình là một con người văn minh lịch sự. Đừng nghĩ rằng một mình mình văn minh thì chưa làm được cái con kặc gì cho đời. Anh Minh nhớ là đã từng đọc đâu đó trên mạng 1 đoạn văn khá hay, tên là" đừng đợi":
Đừng dể nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại .
Đừng để đến khi được yêu thương rồi mới yêu thương lại
Đừng đợi đến khi cô đơn rồi mới nhận thấy giá trị của tình nhân ái
Đừng đợi có một công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm việc
Đừng đợi đến khi có thật nhiều rồi mới sẻ chia đôi chút
Đừng đợi đến khi vấp ngã rồi mới nhận thấy những lời khuyên
Đừng đợi đến khi có thời gian rồi mới rèn luyện bản thân
Đừng đợi đến khi người khác buồn lòng rồi mới nói lời xin lỗi
Ở đây, anh Minh xin góp thêm 1 câu, cũng là lời khuyên dành cho các bạn:
"Đừng đợi cho đến khi tất cả mọi người đều văn minh rồi mình mới văn minh"
Anh nhắc lại, đừng đợi.
Nguồn:   blog phot_phet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét