Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Cách truy tìm nguồn gốc hình ảnh bằng Google Tìm kiếm


Đọc được bài rất hay trên blog bác tranhung09 về mẹo nhỏ trên net.


Mượn ý của Hội Tiêu dùng: "Người Việt xài đồ Việt nhưng Hãy là Công dân mạng thông minh".
Trước khi đi vào "chuyên môn", lão có ý cò một tý, chúng ta cùng suy nghĩ:
Có phải do Tổ tiên đẻ 100 trứng cùng một bọc, lại sống trên đất nước hình con rắn hổ mang nên người Việt có tính cách đầy mâu thuẫn. Vô thần nhưng Dị đoan. Nhân hậu nhưng Ma le. Đa nghi nhưng lại Cả tin.
Nhiều người không tin, nhưng cũng không ít người tin: Chiện cuối năm 2011 -  hình ảnh lính Tàu giả dạng vào VN, đầu năm 2012 - biệt điện mới của Thủ tướng 3D ở thiên đàng UAE.
Lão lấy làm lạ? chỉ nhìn thoáng qua những tấm hình đó, biết là phịa, lạ hoắc lạ hơ, chả thấy một tý gì gọi là có cơ sở để tin là thật.


Nhân chiện các đồng rận Hải ngoại hè nhau tặng biệt điện cho Thủ tường 3D. Thợ cạo đã thấy đăng trên một số trang mạng "chống cộng bằng mọi giá", từ tháng 8/2011, không mấy ai tin nên đã chìm xuống. Giờ đây, đến tháng 3/2012 chợt nổi thành sóng to, phát tán mạnh là do cái trang web có chấm VN. chuyên kinh doanh địa ốc ở Việt Nam:Bietthu.vn đưa lên mạng. Dẫn lời rất hấp dẫn: "Căn biệt thự mà Thủ Tướng Việt Nam đang sở hữu được xây dựng từ năm 2000 mang đậm phong cách... đặc biệt mặt tiền của ngôi nhà quay ra hướng vịnh với khung cảnh biển thoáng đạt.”.
Lính IT tưởng bở, thấy của độc là ôm về nhà. Dám vuốt râu Thủ tướng, rộ tin một ngày là tắt đài không kèn không trống, dẹp tiệm luôn, mấy anh CAM quần cho vỡ mật!
Đó là bi, còn có hài nữa là có anh chàng tự xưng sinh viên Công nghệ thông tin Nguyễn Văn Trung ở Hà Nội:
"Tôi hết sức bức xúc trước việc hiện nay các trang web, blog phản động đang thi nhau đăng tải các bài, xuyên tạc Lãnh đạo Đảng, Nhà nước một cách trắng trợn và nhảm nhí. Tôi xin gửi Ban Biên Tập website Nguyễn Tấn Dũng bài viết “Sự thật về Lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Buồn cười là chú em muốn ghi điểm để làm CAM, lại đi mét với chủ nhà "mạo danh" Thủ tướng. Chuyến này chú nó được một xuất IT oách ra phết, làm việc tại Mỹ, Úc, Canada.

Có lẽ nhiều người đã xem hình ảnh và bình luận:
Trang mạng http://bietthuviet.vn đăng những hình ảnh dưới đây về ngôi biệt thự nguy nga nói là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thực hư thế nào thì không biết, nhưng chúng tôi tán thành lời bình của Giáo sư Trần Hữu Dũng trên trang mạng viet-studies hôm qua: “Save ngay!  Nay mai là nó sẽ bị rút xuống! (Có thể những "thế lực thù địch" giả mạo những bức ảnh này để bôi nhọ thủ tướng trong kế hoạch "diễn biến hoà bình" của chúng?  Nếu thế thì xin thủ tướng cải chính ngay và cho xem ảnh của tư gia thật của ngài!)”. Cần chú ý trang mạng này có đuôi .vn, và ghi rõ địa chỉ trụ sở đóng tại TP HCM. To gan thật!
Bauxite Việt Nam

Đây cũng là bài học chung cho chủ trang web blog cũng như cộng đồng mạng.
Tuy là bịa đặt, láo chơi. Cho công bằng mà nói, đạo diễn các ảnh trên, theo tui: Tội 7, công 3. (nói dzậy để mấy đồng rận bớt giận đồng chí cạo gió giác hơi). Phịa nhưng ít nhiều có giá trị cảnh báo, đánh động dư luận.
Có một cách truy tìm nguồn gốc hình ảnh, dành cho dân amateur, đó là  http://images.google.com.vn/
Nó không phải là phần mềm chuyên dụng, nhưng chúng ta biết khai thác thông tin từ đây, ít nhất các bạn cũng có thể đoán nó xuất phát sớm hơn là thời gian nào, từ đâu?
Thử dợt qua, một ví dụ về cái tin trời ơi nóng bỏng đã qua:
Với hình thứ nhất:

Bắt đầu thao tác:
Vào Google tìm kiếm > Nhấp thẻ Hình ảnh để mở trang Tìm kiếm Hình ảnh.
Đè chột trái vào hình, kéo rê, thả vào ô trống Nội dung tìm kiếm.
Nó sẽ hiện chữ THẢ ẢNH VÀO ĐÂY > Nhả chột trái.
Kết quả tìm kiếm:

Bạn nhấp vào liên kết hình trên cùng, có hình giống ảnh mình đang truy.
Nó mở ra trang khác như vầy:
Bạn nhìn cuối các hình được liệt kê ở trên, sẽ thấy có vài hình không có chèn chữ Việt: Đó là ảnh gốc chưa chỉnh sửa.
Nhấp vào các hình này, nó sẽ dẫn bạn đến trang web đã có đăng tấm hình này, dùng Google dịch để biết nội dung nó nói gì về hình muốn tìm.
Trích nội dung liên quan đến tấm hình này ở trang web:
Hôm qua, một số sĩ quan cảnh sát vũ trang để chấp nhận các thẻ ID thế hệ thứ hai. Cùng ngày, Văn phòng Công an thành phố Bắc Kinh ở Bắc Kinh đơn vị lực lượng đã tổ chức lễ phát động của lực lượng Bắc Kinh thẻ ID, thẻ ID do quân đội Bắc Kinh. Điều này cũng chứng minh thường trú cấp cho binh lính lần đầu tiên trong lịch sử của chúng tôi.

Điều kiện về giấy phép đăng ký cá nhân YaohaoCá nhân nơi cư trú trong thành phố bao gồm:
(A) cư trú trong các nhân viên thành phố;
(B) Các lực lượng Bắc Kinh (bao gồm cả lực lượng cảnh sát cảnh sát vũ trang) hoạt động thi hành công vụ;
(C) sống ở Bắc Kinh, Hong Kong, Macao và Đài Loan và nước ngoài;
(D) tổ chức một giấy phép cư trú từ công việc thành phố;
(E) để tổ chức các thành phố cấp giấy phép cư trú tạm thời trong năm năm liên tục trở lên, những người trả tiền bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân trong thành phố.
 
Với hình thứ ba:
Bạn làm theo cách trên, không truy được nguồn vì những hình không có gì khác biệt. Nếu quyết tâm tìm đến cùng nguồn gốc, bạn phải chịu khó một tí, kết hợp thêm giữa Tìm kiếm Hình ảnh và Tìm kiếm Mọi thứ.
Bạn sẽ thấy có website đăng bài có những hình ảnh "lính Tàu"  nói trên:
Ngày 14/4/2010:
Ngày 29/4/2009:
Truy ngược tiếp ra trang Arizonacowboy đăng hình này từ ngày 23/3/2009, trong bài:
Quân đội TQ làm công nhân tại Phi Châu
Chú thích: Sĩ quan TQ đang chỉ huy Lính Công nhân xây dựng tại Mozambique . Giày và Quần rằn ri của lính bật mí thân phận .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét